Đặt thuộc tính ẩn, hiện cho một đối tượng nào đó

Một phần của tài liệu biên soạn phần mềm - soạn thảo nhanh một số bài tập vật lý 10 cơ bản phần nhiệt học (Trang 52)

II. MỘT SỐ KỸ THUẬT ĐƯỢC ÁP DỤ NG

5. Đặt thuộc tính ẩn, hiện cho một đối tượng nào đó

6. Chặn không cho phép người dùng nhập liệu vào các ô Text cốđịnh

Khi muốn người sử dụng không thể nhập hay thay đổi dữ liệu có trong một TextBox, ta sẽđặt thuộc tính Locked của TextBox là True.

7. Các phím nóng: Để có được các gạch dưới trong các Command “GIỚI THIỆU”, “KẾT THÚC” thì thuộc tính Caption ta thêm ký hiệu & trước ký hiệu cần gạch THIỆU”, “KẾT THÚC” thì thuộc tính Caption ta thêm ký hiệu & trước ký hiệu cần gạch dưới. Thay vì ta phải Click chuột vào nút “GIỚI THIỆU” hay “KẾT THÚC” thì chỉ có thể nhấn phím “Alt+G” hay “Alt+K”, khi đó chương trình sẽ hoạt động như ta Click chuột.

PHN KT LUN CHUNG …………F G………… 1. Kết luận

Hiện nay, công nghệ thông tin phát triển rất mạnh mẽ, nó đứng ở vị trí hàng đầu trong mạch máu thông tin và xử lý số liệu. Các phần mềm hỗ trợ lần lượt ra đời đểđáp ứng cho nhu cầu sử dụng ngày càng cao của con người. Trong nhiều lĩnh vực đời sống, đặc biệt là trong giáo dục, việc ứng dụng công nghệ thông tin là rất cần thiết, không những trong những bài giảng mô phỏng còn trong cả việc soạn thảo giáo án, các bài tập… Vì theo xu hướng của ngày nay giáo dục theo phương pháp mới là dạy cho các em các kỹ năng thực hành và việc kiểm tra đánh giá chủ yếu là trắc nghiệm khách quan. Vì vậy, đòi hỏi các em phải hiểu được các vấn đề một cách sâu sắc mới có thể làm được thành thạo và học có kết quả cao. Trước yêu cầu cấp bách như thế, nhiệm vụ của người giáo viên là rất quan trọng, từđó cũng tạo cho các giáo viên áp lực soạn nhiều bài tập sao cho ngắn, nhanh và chính xác cao trên các mẫu bài tập đã có. Từđó, giáo viên sẽ cung cấp cho học sinh nhiều bài tập để

học sinh có thể vận dụng nhanh các thủ thuật làm toán và hiểu được vấn đề một cách sâu sắc hơn. Bây giờ, máy tính thực sự là một công cụđắc lực để giúp giáo viên trong công việc của mình. Bên cạnh đó, kiến thức tin học cũng đóng một vai trò rất quan trọng. Từđó, tôi đã nghiên cứu ngôn ngữ lập trình Visual Basic để tạo ra được những sản phẩm làm công cụ hỗ

trợ cho giáo viên trong công việc giảng dạy của mình.

Visual Basic 6.0 là một trong những ngôn ngữ lập trình hiện nay đang được ứng dụng rất nhiều trong lĩnh vực giáo dục và nhất là trong lĩnh vực lập trình. Với sự hỗ trợ của ngôn ngữ này, tôi đã soạn thảo nhanh được một số bài tập ở sách bài tập, chỉ cần người dùng thay

đổi bất kỳ một con số nào trong đề bài là chúng ta đã có một kết quả mới. Điều này đã giúp cho giáo viên trong công việc soạn giảng nhiều bài tập trắc nghiệm rất nhanh và chính xác. Một ưu điểm của việc lập trình trong môi trường Visual Basic 6.0 là chương trình có thể được biên dịch thành phần mềm hoàn chỉnh, đóng gói gọn gàng và chạy được trên hầu hết các máy tính sử dụng hệđiều hành Window với nhiều phiên bản khác nhau từ window98

đến window xp và nhất là cả các máy có cấu hình thấp. Điều này đã được tính đến trước khi tiến hành nghiên cứu lập trình. Cần phải trình bày thêm là nếu kết hợp với phần mềm Install Creator, sản phẩm sẽđược chuyển thành một tập tin duy nhất tự động cài đặt vào máy mà không cần một can thiệp nào của người dùng, khiến cho phần mềm có đủ sức hấp dẫn như

các phần mềm thương phẩm khác.

Tuy nhiên, công cụ nào cũng vậy nó chỉ có thể hỗ trợ cho con người làm việc chứ nó không thay thế hoàn toàn công việc của con người. Vì vậy, sản phẩm này ngoài những ưu

điểm như trên thì cũng có mặt hạn chế như chỉ lập trình với một số bài tập định lượng cụ

thể, không làm việc được với các bài tập định tính, khi nghiên cứu một phần của một môn học thì chỉ có thể làm việc một số lượng bài tập nhất định chưa làm được hết tất cả các bài tập ở các sách và các đề bài, cách giải là cốđịnh không cắt dán hoặc sao chép được.

Việc tìm hiểu vấn đề này sẽ giúp ích cho bản thân tôi rất nhiều trong công việc giảng dạy sau này vì là một giáo viên Vật lý, việc soạn thảo nhiều bài tập có sự hỗ trợ của công nghệ thông tin cũng tạo cho giáo viên một hứng thú khi làm việc, thông qua đó sẽ tạo cho học sinh thái độ tích cực trong học tập nhiều hơn nữa.

Đối với các bạn sinh viên cùng khóa, có thể nghiên cứu làm tài liệu cho mình sau này khi các bạn ra dạy ở các trường phổ thông. Đối với các bạn ở các khóa sau cũng có thể làm

tư liệu tham khảo học tập và vận dụng để thiết kế nhiều chương trình khác tương tự, để có

được nhiều công cụ hỗ trợ cho công việc giảng dạy sau này.

Kết quả của việc nghiên cứu đề tài: Đây là một trong những phương tiện hỗ trợđắc lực cho giáo viên trong việc soạn thảo nhanh và nhiều dạng bài tập Vật Lý, giúp cho học sinh dễ tiếp thu, dễ hệ thống hóa kiến thức Vật lý một cách chặt chẽ, sâu sắc và giúp các em nhớ bài lâu hơn. Bên cạnh đó, giúp cho người giáo viên đáp ứng được yêu cầu của thực tiễn giáo dục, đồng thời thấy được tầm quan trọng của việc ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác giảng dạy được tốt và có hiệu quả hơn.

Do thời gian có hạn nên đề tài cũng có một giới hạn cho phép, chỉ nghiên cứu với phần Nhiệt học của chương trình lớp 10. Trong quá trình thực hiện, tôi và các bạn chung nhóm có trao đổi lẫn nhau để sử dụng thử nghiệm và phát hiện các yếu tố cần bổ sung đểđề

tài được hoàn chỉnh. Kết quả là chúng tôi đã thành công trong công việc lập trình, và tạo ra

được sản phẩm phục vụ cho nhiều độc giả, đặc biệt là các giáo viên trung học phổ thông. Mặc dù đã rất cố gắng nhưng đề tài không tránh khỏi những thiếu sót nhất định, kính mong quý thầy, cô thông cảm.

Trong tương lai, tôi sẽ tiếp tục nghiên cứu vấn đề này, khi đó tôi sẽ thiết lập chuẩn bị

với số lượng các bài tập nhiều hơn và có thể mở rộng ở nhiều môn khoa học tự nhiên khác,

để công cụ ngày càng hoàn thiện và phục vụ tốt hơn trong công tác giảng dạy sau này.

2. Những kiến nghị rút ra từ kết quả nghiên cứu

Qua quá trình thực hiện đề tài này tôi có một số kiến nghị như sau:

- Đối với giáo viên, đây là một công cụ chỉ hỗ trợ cho việc soạn giảng, không phải thay thế hoàn toàn các hình thức dạy học theo kiểu cũ. Do vậy, phải hiểu và áp dụng đúng với các thiết bị công nghệ trong thời đại khoa học công nghệ thông tin đang phát triển như

hiện nay.

- Phần mềm soạn nhanh các bài tập Vật Lý rất cần thiết cho các giáo viên phổ thông trong công tác giảng dạy. Vì đây là lần đầu tiên biên soạn nên cần có một tổ chức để phổ

biến các sản phẩm này và cần được sự phản hồi từ phía người dùng, để sản phẩm ngày càng hoàn thiện hơn.

- Đối với các bạn sinh viên ở các khóa sau khi thực hiện đề tài, cần mở rộng số lượng bài tập trong cả chương trình để lắp đầy chương trình Vật lý phổ thông và đại học ở các phân môn như: Cơ, nhiệt, điện, quang. Ngoài ra, chúng ta cũng có thể mở rộng cho việc biên soạn phần mềm hỗ trợ cho các môn khoa học tự nhiên khác như: Toán, Hóa. Từđó sẽ

tạo được một bộ sản phẩm phục vụ công tác giảng dạy ngày càng hoàn thiện hơn.

- Trong những năm học về sau, trường có thể đưa kỹ năng lập trình với môi trường Visual Basic thành môn học chính thức cho sinh viên các khóa học sư phạm Vật Lý, Hóa học và Toán học.

****************

TÀI LIU THAM KHO …………F G…………

[1] Đặng Thế Khoa. 2003. Giáo Trình Lập Trình Ứng Dụng Visual Basic. NXB Đại Học Quốc Gia TP.Hồ Chí Minh.

[2] Lê Minh Trí. 2001. Tự học khả năng lập trình Visual Basic6. Nhà xuất bản Thống Kê. [3] Lương Duyên Bình, Nguyễn Xuân Chi, Tô Giang, Trần Chí Minh, Vũ Quang, Bùi Gia

Thịnh. 2006. Sách giáo khoa Vật Lý 10 cơ bản. Nhà xuất bản Gíáo Dục.

[4] Lương Duyên Bình, Nguyễn Xuân Chi, Tô Giang, Vũ Quang, Bùi Gia Thịnh. 2006. Bài Tập Vật Lí 10. Nhà xuất bản Gíáo Dục.

[5] Nguyễn Đình Tê (chủ biên), Nguyễn Ngọc Minh, Hoàng Nguyễn, Hoàng Đức Hải. 2001. Giáo trình tin học phổ thông Tự học lập trình cơ sở dữ liệu Visual Basic 6 trong 21 ngày, Tập 1. Nhà xuất bản Gíáo Dục.

[6] PGS. Nguyễn Đức Thâm (chủ biên), TS. Nguyễn Ngọc Hưng, TS. Phạm Xuân Huế. 2002. Phương pháp dạy học Vật lý ở trường phổ thông. NXB Đại Học Sư Phạm. [7] PGS.TS.Lê Công Triêm. 2005. Bài giảng phân tích chương trình vật lý phổ thông.

Trường Đại học Sư Phạm Huế.

[8] Trần Thể. 2007. Bài giảng phương pháp dạy học Vật lý. Trường Đại học An Giang. [9] Võ Hiếu Nghĩa. 2000. Các chương trình mẫu Visual Basic 6.0. Nhà xuất bản Thống Kê. [10] Vũ Thị Phát Minh, Châu Văn Tạo, Nguyễn Hoàng Hưng, Hoàng Thị Thu. 2006. Kiến

Thức Cơ Bản Vật Lí 10 (chương trình chuẩn và nâng cao). NXB Đại Học Quốc Gia TP. Hồ Chí Minh.

PH LC

Màn hình sau khi ta mở Form.

Nhập số liệu vào các ô Text theo đề bài và nhấn nút “TÍNH”

Nhập số liệu khác vào các ô Text

Nhấn nút “TÍNH”

Một phần của tài liệu biên soạn phần mềm - soạn thảo nhanh một số bài tập vật lý 10 cơ bản phần nhiệt học (Trang 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(60 trang)