Bảng 19. Số lượng lao động trong các phương pháp
(Đơn vị tính: Người)
Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007
SL % SL % SL %
1. Đào tạo trong
công việc 262 9,99 261 8,80 251 7,49
- Phương pháp chỉ
dẫn 35 1,33 42 1,42 40 1,19
- Phương pháp học
việc 227 8,66 219 7,38 211 6,29
2. Đào tạo ngoài công
việc 2360 90,01 2706 91,20 3101 92,51
- Mở lớp cạnh doanh
nghiệp 2298 87,64 2615 88,14 3013 89,89
- Cử đi học ở trung
tâm, các trường 50 1,91 72 2,43 75 2,24
- Hội thảo trong nước 12 0,46 19 0,64 13 0,39
Tổng cộng 2622 100 2967 100 3352 100
(Nguồn: Phòng Hành chính Nhân sự)
Tính đến năm 2007, công ty Cổ phần Xây lắp và Sản xuất Công nghiệp đã và đang áp dụng các phương pháp đào tạo sau:
Đào tạo trong công việc
Phương pháp chỉ dẫn
Đây là phương pháp được dùng đào tạo cho các lao động phổ thông mới được tuyển vào công ty nhất là được tuyển ở các đội thi công nơi có các công trình.
Năm 2006 có 42 lao động được đào tạo theo phương pháp này tăng thêm 7 người so với năm 2005, ứng với 20%. Năm 2007 so với năm 2006 giảm 2 lao động (giảm 4,76%). Điều đó cho thấy công ty đang dần sử dụng ít phương pháp này. Nguyên nhân là do phương pháp này có những ưu, nhược điểm của nó.
Đào tạo bằng phương pháp này đòi hỏi ít kinh phí về học tập và giảng dạy lại rất đơn giản. Thời gian cho một khóa đào tạo không dài nên đáp ứng kịp thời nhu cầu lao động cho công việc.
Nhược điểm:
Người lao động được đào tạo rất ít kĩ năng khác nên họ sẽ bị thụ động trong các tình huống không được thực hành.
Phương pháp học việc
Những lao động mới được tuyển sẽ được học tập dưới sự giảng dạy của các lao động có trình độ lành nghề tức là lao động mới sẽ được bố trí làm cùng các lao động có trinhg độ lành nghề để vừa làm vừa quan sát, học hỏi các thao tác lao động, cách làm việc.
Năm 2007 có 221 lao động được đào tạo theo phương pháp này chiếm 6,29% tổng số lao động được đào tạo
Ưu điểm:
Phương pháp này không đòi hỏi phải có các thiết bị chuyên dụng cho việc học tập. Mặt khác, học viên vừa học lại vừa làm việc nên đóng vào hoàn thành kế hoạch sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Nhược điểm:
Người lao động thụ động trong việc xử lí các tình huống sản xuất không được học. Không những vậy, học viên còn bắt chước theo những theo những thao tác lao động không khoa học, lạc hậu của người hướng dẫn.
Đào tạo ngoài công việc
Mở lớp cạnh doanh nghiệp
Đây là phương pháp đào tạo mà doanh nghiệp là người chịu trách nhiệm trong việc tổ chức.
Trong 3 năm (2005- 2007), mỗi năm trung bình công ty đã tổ chức cho 2642 lao động được đào tạo theo hình thức này và số lượng lao động tham gia hình thức
này đang có xu hướng tăng lên. Năm 2006, có 2615 đối tượng tham gia thì năm 2007 đã có 3013 lao động tức là tăng thêm 715 lượt người tương ứng tăng 31,11%. Mặc dù phương pháp này đang ngày càng được các công ty có quy mô áp dụng phổ biến nhưng bản thân nó cũng có những ưu, nhược điểm không thể tránh khỏi.
Ưu điểm:
Học viên được học tập một cách tập trung có hệ thống, vừa nắm bắt được lí thuyết lại vừa có kĩ năng thực hành vững vàng. Do đó mà người lao động có đủ trình độ để ứng phó với các trường hợp khác nhau.
Nhược điểm:
- Tốn kém chi phí vì nó đòi hỏi phải có những thiết bị chuyên dụng phục vụ giảng dạy, đòi hỏi phải có phòng học riêng.
- Tốn kém thời gian.
- Công ty thường sử dụng những giáo trình cũ nên không cập nhật được kiến thức cho người lao động.
Cử đi học ở các trung tâm, các trường chính quy
Trong năm 2005 có 50 lượt người được cử đi học thì năm 2006 con số này đã tăng lên 72 người tức là tăng 22 người, năm 2007 con số này là 72 lao động.
Ưu điểm: Người lao động được học tập tập trung nên có kết quả học tốt hơn.
Nhược điểm: Tốn kém trong chi phí học tập và giảng dạy.
Hội thảo trong nước
Năm 2005, công ty đã cử tổng cộng 12 cán bộ tham gia các hội thảo lên quan đến ngành xây dựng, năm 2006 số cán bộ đi hội thảo đã tăng lên 19 người và năm 2007 là 13 cán bộ. Trong những năm tới công ty sẽ tích cực đưa người đi tham gia các hội thảo để trao đổi và học hỏi kinh nghiệm.
Ưu điểm: Được gặp gỡ và trao đổi kinh nghiệm trong lĩnh vực SXKD với nhiều lãnh đạo và lao động có trình độ ở các công ty khác cùng ngành.
Nhược điểm: Tốn kém