D. Tổng hợp chi phí sản xuất:
1. Công tác quảnlý giá thàn hở nhà máy thép HàNội.
1.1Đối tượng tính giá thành sản phẩm.
Xác định đối tượng tính giá thành là công việc đầu tiên trong toàn bộ công tác tính giá thành của kế toán, kế toán giá thành phải căn cứ vào đặc điểm sản xuất, xuất phát từ đặc điểm qui trình công nghệ kỹ thuật sản xuất sản phẩm nhà máy xác định đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là từng loại
sản phẩm do vậy đối tượng tính giá thành của nhà máy cũng xác định là từng loại sản phẩm.
1.2 Kỳ tính giá thành.
Do đặc điểm sản phẩm của ngành thép nói chung và của nhà máy nói riêng, sản phẩm thuộc loại sản phẩm có chu kỳ sản xuất ngắn do vậy kỳ tính giá thành theo tháng. Sau khi đã tập hợp chi phí sản xuất theo từng khoản mục và lập bảng tổng hợp chi phí sản xuất trong kỳ kế toán tiến hành tính giá thành và giá thành đơn vị theo phương pháp thích hợp. Kỳ tính giá thành là hàng tháng sẽ giúp cho công việc cung cấp số liệu về giá thực tế của sản phẩm phục vụ việc xây dựng kế hoạch sản xuất, tiêu thụ sản phẩm cũng như việc xác định lợi nhuận trong tháng của nhà máy.
1.3 Đơn vị tính giá thành.
ở nhà máy thép Hà Nội đơn vị tính giá thành là đồng / kg do đó đơn vị tính giá thành được kế toán thừa nhận.
1.4 Phương pháp tính giá thành.
Do các loại sản phẩm được sản xuất tại nhà máy thép Hà Nội đều là sản phẩm có qui trình công nghệ sản xuất giản đơn, kép kín, các loại sản phẩm có chu kỳ sản xuất ngắn, xen kẽ liên tục... nên công ty đã áp dụng phương pháp tính giá thành giản đơn ( Phương pháp tính trực tiếp.)
Các loại sản phẩm của công ty đều có qui trình công nghệ sản xuất kiểu giản đơn, liên tục, sản phẩm hoàn thành ngay ở cuối qui trình công nghệ, do đó công ty không thể thực hiện việc đánh giá sản phẩm dở dang với các loại sản phẩm này.
Công ty thực hiện đánh giá sản phẩm dở dang theo khối lượng sản phẩm hoàn thành tương đương. Chi phí vật liệu chính là phôi do bỏ ra một lần ngay từ đầu chu kỳ sản xuất nên chi phí dở dang được tính theo công thức:
D đk +Cvl
Dck = x Sd Stp + Sd
Còn các chi phí vật liệu phụ, nhiên liệu, chi phí nhân công, Chi phí sản xuất chung bỏ dần trong quá trình sản xuất nên tính cho sản phẩm dở dang cuối kỳ theo mức độ hoàn thành tương:
D ck + C
D ck = x S d x % HT S tp + S d x % HT
Tổng chi phí dở dang của nguyên vật liệu, nhân công, chi phí sản xuất chung sẽ là số chi phí dở dang cuối kỳ.
Đối tượng tính giá thành như phần trên đã đề cập là các sản phẩm phù hợp với các đối tượng tập hợp chi phí. Trên cơ sở đối tượng tập hợp chi phí và đối tượng tính giá thành đã xác định.
Vào cuối mỗi tháng, sau khi tính toán xác định số liệu tổng hợp chi phí sản xuất. Phần Nợ TK 154 đối ứng với phần có TK 621, TK 622, TK 627 và
từ các số liệu thể, kế toán tính giá thành của từng sản phẩm hoàn thành trong tháng theo phương pháp trực tiếp.
Cuối tháng căn cứ kết quả tập hợp chi phí sản xuất cho từng đối tượng trên chứng từ ghi sổ và các tài liệu có liên quan để tính giá thành sản phẩm theo phương pháp giản đơn ( phương pháp trực tiếp) với công thức:
Chi phí sản phẩm Chi phí phát sinh Chi phí Sx Tổng giá thành = + -
dở dang đầu kỳ trong kỳ d d cuối kỳ
Trong đó: Chi phí dở dang đầu kỳ = Chi phí dở dang cuối kỳ = 0 Như vậy:
Tổng giá thành của từng loại = Tổng chi phí sản xuất tập hợp sản phẩm hoàn thành trong tháng được trong tháng
=
sản phẩm i Số lượng sản phẩm hoàn thành Bảng tính giá thành theo khoản mục qui định
Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung
Nhà máy thép Hà Nội với qui mô sản xuất tương đối lớn khối lượng sản phẩm nhiều, chủng loại đa dạng nên kế toán phải theo dõi thường xuyên, liên tục các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, nhất là công tác tập hợp sản xuất và tính giá thành sản phẩm phù hợp với kỳ lập báo cáo tức là từng tháng. Với kỳ tính giá thành này đảm bảo cung cấp số liệu thông tin về giá thành thực tế sản phẩm một cách kịp thời, chính xác, Đảm bảo được việc kiểm tra tình hình thực hiện kế hoạch sản xuất nói chung, kế hoạch giá thành nói riêng, giúp các nhà quản trị ra quyết định kịp thời.
Với phương pháp tính giá thành giản đơn này, công việc tính toán là khá giản đơn, chủ yếu dựa vào chi phí đã tập hợp được trong kỳ và khối lượng sản phẩm từng loại sản xuất ra để tính ra giá thành đơn vị. Dù áp dụng phương pháp giản đơn song công ty cũng lập bảng tính giá thành sản phẩm để thuận tiện cho việc theo dõi, phân tích, đánh giá...
PHẦN III
MỘT SỐ Ý KIẾN NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC HẠCH TOÁNCHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI NHÀ CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI NHÀ
MÁY THÉP HÀ NỘI.