Mạch tạo sóng răng cưa và tam giác.

Một phần của tài liệu khảo sát đặc tính opamp. ứng dụng lắp ráp máy phát sóng đơn giản (Trang 54 - 56)

b. Mạch dao động cầu Wien:

4.3.Mạch tạo sóng răng cưa và tam giác.

Các dạng sóng răng cưa và tam giác có nhiều ứng dụng trong điện tử và có thể được tạo ra theo nhiều cách khác nhau. Sóng tam giác đặc biệt thường dùng để kiểm tra độ sái dạng xuyên tâm trong các mạch khuếch đại âm tần hoặc thường dùng để điều chế các tín hiệu âm tần tạo ra các hiệu ứng âm thanh đặc biệt,…Sóng răng cưa có thể được dùng làm các chuẩn thời gian cho các máy hiện sóng…

Sau đây tôi sẽ trình bày mạch tạo sóng răng cưa dùng Opamp.

Các opamp có thể được sử dụng để tạo ra các dạng sóng răng cưa hoặc tam giác tần số thấp. Một phương pháp đơn giản được thể hiện qua mạch như hình vẽ.

Hình 4. 6:Mạch tạo sóng tam giác tần số thấp

Trong đó IC1 được nối thành mạch dao động tự phục hồi đơn giản có dạng như hình vẽ ở mục 4 (tạo ra dạng sóng tam giác đối xứng nhưng không tuyến tính trên tụ C1 và sóng vuông ở ngõ ra chân 6) và IC2 được dùng làm mạch khuếch đại không đảo dấu có hệ số khuếch đại bằng 1 hoạt động như một mạch đệm giữa dạng sóng trên tụ C1 và tải bên ngoài.

Hoạt động cơ bản của mạch ở hình vẽ trên như sau:

- Tụ C1 trước tiên nạp điện về phía điện áp dương ở ngõ ra của IC1 qua R – RV1 cho đến khi đạt điện áp kích khởi (xác định bởi mạch chia áp R2 – R3), lúc này ngõ ra của opamp chuyển trạng thái xuống mức thấp và tụ C1 phóng điện về phía điện áp âm ở ngõ ra IC1 qua R – RV1 cho đến khi đạt điện áp kích khởi thứ hai (cũng xác định bởi mạch chia áp R2 – R3) làm cho ngõ ra của opamp chuyển về trạng thái ban đầu và chu kỳ như trên được lặp lại. Một dạng sóng tam giác tương đối tuyến tính có tần số thay đổi được lấy ra trên tụ C1.

- Mạch trên tạo ra dạng sóng tam giác đối xứng vì tụ C1 nạp điện và phóng điện qua cùng một mạng điện trở.

Một phần của tài liệu khảo sát đặc tính opamp. ứng dụng lắp ráp máy phát sóng đơn giản (Trang 54 - 56)