5. Kết cấu của luận án
2.3 Kết quả triển khai thực nghiệm
Hình 2. 9: Cấu hình thực nghiệm phỏng tạo tham số mạng IP
Công cụ phỏng tạo thông số mạng IP đa hướng/đơn hướng xây dựng trên nền hệ điều hành Linux (hình 2.12a và hình 2.12b) và được triển khai thực nghiệm qua mạng Intranet của Trường Đại học Bách khoa Hà Nội. Kết quả phỏng tạo thể
hiện chính xác ảnh hưởng của các tham số mạng đến gói tin nhận được dưới tác
động của trễ và tổn thất gói tin như thể hiện từ hình 2.13 đến hình 2.17. Ngoài việc phỏng tạo số liệu theo phương thức trực tuyến, phương thức phỏng tạo không trực tuyến được sử dụng nhằm tái tạo ảnh hưởng của mạng thông qua số
liệu đo đạc khi tiến hành thực nghiệm như mô hình triển khai hệ thống RoIP
được trình bày cụ thể trong chương 3. Bên cạnh đó, các kết quả tham chiếu đo
đạc từ chương trình phỏng tạo tham số mạng đề xuất và được triển khai thực nghiệm với nguồn số liệu cung cấp bởi [71] thông qua việc thu thập dữ liệu mạng tác động đến gói tin truyền tải qua mạng IP giữa giữĐại học Plymouth và
Đại học Viễn thông Bắc Kinh Trung Quốc cũng được trình bày trong phần phụ
lục của luận án. Ngoài các số liệu thống kê được xử lý và hiển thị thông qua các
đồ thị tĩnh, chương trình còn cho phép quan sát tình trạng trễ mạng một cách trực tuyến theo thời gian thực như thể hiện trong hình 2.11.
Hình 2. 10: Chức năng theo dõi trễ mạng trực tuyến theo thời gian thực của chương trình phỏng tạo tham số mạng
Hình 2. 11: Giao diện chương trình phỏng tạo tham số mạng tích hợp trong iVoVGateway
- 21 -
Hình 2. 16: Tỷ lệ tổn thất gói tin theo thời gian - phương thức phỏng tạo trực tuyến.
Bảng 2.1: Tỷ lệ tổn thất gói tin thiết lập và đo đạc theo phương thức phỏng tạo trực tuyến. Thiết lập 2.00 [%] 5.00 [%] 8.00 [%] 9.50 [%] 11.70 [%] Đo đạc 1.98 [%] 5.01 [%] 7.96 [%] 9.48 [%] 11.64 [%] Tỷ lệ tổn thất gói tin Sai số 0.02 [%] 0.01 [%] 0.04 [%] 0.02 [%] 0.06 [%]
Hình 2. 17: Tín hiệu thu khi xảy ra tổn thất gói tin