Non nước Giang Nam

Một phần của tài liệu Chân dung cuộc sống (1) (Trang 41 - 44)

Giang Nam là một vùng đất xinh đẹp nổi tiếng của Trung Quốc. Nước là linh hồn của đất, những dòng nước mềm mại uốn lượn như góp phần làm lung linh hơn, quyến rũ hơn, gần gũi hơn cho vẻ đẹp mà tạo hoá thiên nhiên đã ban tặng cho vùng đất này.

Những dòng sông quanh co, uốn khúc len lỏi khắp nơi mang trên mình những chiếc thuyền con lặng lẽ. Trong xã hội truyền thống Trung Quốc, người phụ nữ không được điều khiển thuyền, mà thuyền chỉ là phương tiện giao thông và công cụ đánh bắt cá. Sau này, khi ngành du lịch phát triển, những chiếc thuyền con nhỏ xinh đã được dùng làm phương tiện đưa đón du khách thưởng lãm phong cảnh trên sông.

Những cô gái chèo thuyền ở vùng Giang Nam đều rất thích hát những giai điệu dân gian của họ. Đó là những giai điệu thể hiện sự mộc mạc, chất phác trong đời sống tình cảm.

Hoàng tửu là một loại rượu màu vàng, nồng độ thấp, hương thơm nhẹ dịu và rất được người dân vùng Giang Nam ưa chuộng.

Địa điểm hữu tình nhất của vùng đất Giang Nam chính là thành phố cổ trên sông Thiệu Hưng, nó mang đậm phong cách của vùng đất Giang Nam. Mọi thứ đều diễn ra trên sông và bên cạnh dòng sông, cũng vì lẽ đó mà phương tiện phổ biến và đặc sắc nhất nơi đây chính là thuyền. Mỗi khi đi thuyền qua dưới một chiếc cầu, thì đó cũng chính là lúc bạn đối diện trước một tranh bức tranh đẹp của thành cổ.

Thiệu Hưng là thành phố cổ nổi tiếng nhất vùng Giang Nam. Nó khiến cho mọi người liên tưởng đến thành phố Vernice của đất nước Italia nhưng Thiệu Hưng là thành phố trang nhã, trầm tĩnh và yên bình hơn. Tuy lượng du khách rất đông, nhưng cuộc sống của thành phố cổ Thiệu Hưng vẫn diễn ra một cách rất yên bình và thanh nhàn. Thể loại nghệ thuật âm nhạc nổi tiếng nhất của vùng Giang Nam chính là nghệ thuật ca kịch Côn Khúc. Côn khúc là một trong những thể loại hí kịch lâu đời nhất của Trung Quốc. Năm 2001, Côn Khúc đã được UNESCO công nhận là di sản phi vật thể và được phong danh hiệu “Di sản khẩu thuật nhân loại”. Âm vực tiếng ca trong thể loại Côn Khúc nhất thiết phải ngân vang, uyển chuyển và kéo dài, động tác phải dứt khoát, tư thế phải đẹp, đồng thời, vũ điệu và lời ca phải phối hợp đồng bộ, tất cả phải được hài hòa một cách tỉ mỉ và tinh tế.

Quê hương của Côn Khúc là một thị trấn nhỏ có tên là Thiên Đăng. Ở trấn Thiên Đăng, mọi người sẽ dễ dàng bắt gặp hình ảnh những đứa trẻ đang tập Côn Khúc xung quanh một người thầy. Với sự hướng dẫn của thầy, các em từng bước học từ động tác, vũ đạo của Côn Khúc. Độ tuổi nhỏ nhất để tham gia lớp học này là 8 tuổi và tất cả các em đều rất yêu thích thể loại ca kịch Côn Khúc của quê hương mình.

Trong thành phố cổ Tô Châu, ở bất nơi đâu bạn cũng dẽ dàng bắt gặp những hình ảnh, phong cảnh của một lâm viên cổ điển truyền thống của Trung Quốc. Lâm viên Tô Châu được công nhận là một kiểu mẫu thiết kế hoa viên tư duy độc đáo. Đa số những lâm viên ở Tô Châu được xây dựng từ thế kỷ XVI đến thế kỷ XVIII, vì thế những thiết kế tỉ mỉ, thủ công điêu khắc vô cùng tinh xảo, cùng với sự kiến tạo hoa viên và phong cảnh trang nhã, tráng lệ đã góp phần tạo nên vẻ độc đáo cho văn hóa Trung Quốc.

Trong thế giới lâm viên của Trung Quốc vẫn luôn lưu truyền cách nói “3 phần người thợ, 7 phần người chủ” với ý nghĩa là, người thợ đương nhiên luôn đóng vai trò quan trọng trong quá trình xây dựng và thiết kế lâm viên, nhưng kỳ thực, người thợ sẽ thi hành dưới sự hướng dẫn và ý tưởng của chủ nhân. Vì thế, ý đồ ban đầu của chủ nhân mang tính quyết định tính thẩm mỹ cho lâm viên.

Lâm viên Trung Quốc mang luôn khoác lên mình phong cách nghệ thuật tinh tế, trang nhã và thể hiện lý tưởng nhân văn. Lâm viên còn thể hiện nhu cầu theo đuổi tính chất thi vị và sự thanh tao của cuộc sống nhân loại.

Có lẽ, sẽ là sự đối lập thú vị khi mọi người biết rằng, Tô Châu, một thành phố cổ lâm viên cũng là một trong những thành phố có nền kinh tế phát triển nhất Trung Quốc. Mặc dù tốc độ phát triển kinh tế rất nhanh nhưng nét văn hoá cổ xưa của Tô Châu vẫn không hề bị mai một. Không chỉ riêng Tô Châu, mà cả vùng Giang Nam đều vẫn bảo tồn được

nét văn hóa truyền thống vốn có xưa nay trên vùng đất hiện đại có nhiều thay đổi. Sự giàu có về vật chất lẫn sự phong phú về tinh thần đã tạo nên những tinh hoa rực rỡ cho cả vùng Giang Nam rộng lớn.

Gia Nữ

Một phần của tài liệu Chân dung cuộc sống (1) (Trang 41 - 44)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(149 trang)
w