Về hạch toán các khoản mục chi phí

Một phần của tài liệu một số giải pháp hoàn thiện công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại tổng công ty xây dựng nông nghiệp và phát triển nông thôn (Trang 69)

M TS G II PHÁP HOÀN TH IN CÔNG TÁ CH CH TOÁN CHI P HS NỘ Ả

2.3.5.Về hạch toán các khoản mục chi phí

2.3.5.1. Khoản mục chi phí nguyên vật liệu trực tiếp

Mọi công việc thu mua nguyên liệu vật liệu đều do các Chi nhánh, Ban XD, thực hiện ở các công trường khác nhau, do vậy Tổng công ty cần tăng cường một số biện pháp quản lý để tránh được tiêu cực khi các đơn vị thu mua NVL khai tăng hoặc mua không đúng chủng loại, chất lượng , đồng thời khảo sát giá thị trường để xác định đúng giá trị NVL thực tế sử dụng cho công trình, kiểm tra cụ thể các hoá đơn mua hàng, hoá đơn GTGT mua NVL, ngoài ra cần phải lập thêm “Phiếu giao nhận vật tư” giữa nhà cung cấp và người mua, phiếu này được lập ngay tại nơi giao nhận hàng theo mẫu sau:

Biểu 29: Phiếu giao nhận vật tư

Ngày tháng năm

Đại diện bên cung ứng vật tư : Địa chỉ

Đại diện bên nhận vật tư : Địa chỉ

Đã tiến hành giao nhận các loại vật tư sau:

STT

Tên gọi, quy cách, chủng loại

VT

ĐVT Số lượng Đơn giá Thành tiền Ghi chú

Cộng tiền hàng Thuế GTGT( %) Tổng thanh toán

Đại diện bên giao Đại diện bên nhận

(ký, họ tên) (ký, họ tên)

2.3.5.2. Khoản mục chi phí nhân công trực tiếp

Lao động trực tiếp của Tổng công ty bao gồm cả công nhân trong biên chế và công nhân thuê ngoài, trong đó phần lớn là lao động thuê ngoài. Thường công trình thi công ở địa phương nào thì thuê lao động luôn tại địa phương đó do vậy đã tiết kiệm chi phí đi lại, ăn ở tại công trình. Việc theo dõi cụ thể chi phí nhân công trực tiếp nên mở chi tiết TK 334 thành hai TK cấp 2:

3341- Phải trả công nhân viên 3348- Phải trả người lao động khác

Do vậy trên “ Bảng kê chứng từ phát sinh bên có TK 141” cột “ Các TK ghi bên nợ” cần chi tiết Nợ TK 3341, 3348.

Tổng công ty nên phân loại khoản mục chi phí sử dụng máy thi công theo quy định. Cùng với việc phân loại nên mở tài khoản cấp 2 tương ứng với từng nội dung phân loại, cụ thể:

6231- Chi phí nhân công 6232- Chi phí vật liệu

6233- Chi phí dụng cụ sản xuất 6234- Chi phí khấu hao máy thi công 6237- Chi phí dịch vụ mua ngoài 6238- Chi phí bằng tiền khác.

Hiện nay, Tổng công ty chưa tiến hành trích trước chi phí sửa chữa lớn cho máy thi công. Điều này rất có thể làm tăng đột biến chi phí sản xuất kinh doanh (chi phí phát sinh lớn nhưng chỉ tính cho một kỳ hạch toán). Do vậy để tránh tình trạng này cần tiến hành trích trước chi phí sửa chữa lớn , cách hạch toán như sau:

- Trích trước chi phí sửa chữa lớn máy thi công: Nợ TK623

Có TK335

- Khi phát sinh chi phí sửa chữa lớn máy thi công kế toán ghi: Nợ TK241 ( 2413) - Chi phí sửa chữa lớn TSCĐ Nợ TK 133 (1331)- Thuế GTGT được khấu trừ

Có TK 111,112,331,...

- Khi công việc sửa chữa lớn hoàn thành, kế toán kết chuyển chi phí thực tế phát sinh thuộc khối lượng công việc sửa chữa TSCĐ đã được trích trước vào chi phí.

Nếu số đã chi lớn hơn số chi phí trích trước, kế toán ghi: Nợ TK 335- Số đã trích

Có TK241 (2413) Tổng số chi phí thực tế phát sinh Có TK623- Giá trị nhỏ hơn khoản trích

Nợ TK 623- Giá trị lớn hơn khoản trích Nợ TK 335- Số đã trích trước

Có TK241 (2413) Tổng số chi phí thực tế phát sinh (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

2.3.6.4. Khoản mục chi phí sản xuất chung:

* Tổng công ty nên mở thêm tài khoản cấp 2 theo yếu tố chi phí đối với tài khoản 627 theo đúng quy định của chế độ kế toán cụ thể:

6271- Chi phí nhân viên phân xưởng 6272- Chi phí vật liệu

6273- Chi phí dụng cụ sản xuất 6274- Chi phí khấu hao máy thi công 6277- Chi phí dịch vụ mua ngoài 6278- Chi phí bằng tiền khác.

Ngoài các chi phí chung phát sinh cho công trình nào thì kế toán tập hợp cho công trình đó, thì phần chi phí phục vụ cho quản lý ở các chi nhánh, ban XD bao gồm: Tiền lương của khối văn phòng Chi nhánh, Ban, cước điện thoại, Fax, xăng xe, vé cầu đường, tiếp khách... kế toán ở các đơn vị phân bổ mang tính chất tương đối, thiếu chính xác. Vì vậy, kế toán cần phải tiến hành phân bổ một cách đầy đủ và chính xác hơn đối với từng loại chi phí sản xuất chung có nội dung kinh tế khác nhau cho phù hợp với mỗi tiêu chuẩn phân bổ lựa chọn. Có thể phân bổ cho các công trình theo tỷ lệ với doanh thu của từng công trình, công thức tính như sau:

Chi phí sản xuất

chung phân bổ = Tổng CPSX chung phát sinh Tổng doanh thu của Chi

nhánh, Ban

* Với những công cụ dụng cụ lớn, sử dụng nhiều kỳ sản xuất kinh doanh, tránh tình trạng chi phí phát sinh đột biến trong kỳ.

Tổng công ty nên phân bổ dần vào chi phí sản xuất kinh doanh khi xuất kho công cụ dụng cụ:

Nợ TK 142- Chi phí trả trước ngắn hạn ( CCDC có giá trị lớn và thời gian sử dụng dưới một năm)

Nợ TK 242- Chi phí trả trước dài hạn ( CCDC có giá trị lớn và thời gian sử dụng trên một năm)

Có TK 153- Công cụ dụng cụ (1531,1532) Khi phân bổ giá trị CCDC xuất dùng cho từng kỳ kế toán, ghi:

Nợ các TK623, 627, 641, 642...

Có TK 142- Chi phí trả trước ngắn hạn Có TK 242- Chi phí trả trước dài hạn

2.3.7. Hoàn thiện về kế toán các khoản thiệt hại trong sản xuất và bảo hành sản phẩm công trình xây lắp phẩm công trình xây lắp

Do Tổng công ty thực hiện cơ chế khoán đối với từng bộ phận, chi nhánh, Ban XD nên không tổ chức bộ phận bảo hành độc lập. Việc bảo hành công trình thuộc bộ phận nào thì bộ phận đó có trách nhiệm bảo hành những công trình đó, việc hạch toán kế toán chi phí bảo hành sản phẩm và thiệt hại ngừng sản xuất nên thực hiện như sau:

2.3.7.1. Hạch toán các khoản thiệt hại trong sản xuất xây lắp

Cũng giống như các ngành SX kinh doanh khác, trong hoạt động thi công xây lắp có thể phát sinh các khoản thiệt hại trong quá trình thi công, các khoản thiệt hại phát sinh có thể do sai phạm kỹ thuật trong quá trình thi công phải phá đi làm lại hoặc do ngừng sản xuất.

* Đối với thiệt hại phá đi làm lại:

Nguyên nhân gây ra có thể do thiên tai, hoả hoạn, do lỗi của bên giao thầu như sửa đổi thiết kế hoặc thay đổi một bộ phận thiết kế của công trình, hoặc có thể do bên thi công gây ra do tổ chức thi công không chặt chẽ, sai phạm kỹ thuật... Tùy thuộc vào mức độ thiệt hại và nguyên nhân gây ra để có biện pháp xử lý thích hợp.

Giá trị thiệt hại phá đi làm lại là số chênh lệch giữa giá trị khối lượng phát sinh phải phá đi làm lại với giá trị vật tư thu hồi được.

- Khi phát sinh khoản thiệt hại phá đi làm lại tập hợp vào các tài khoản liên quan như chi phí SX.

Nợ TK 154- Chi phí SXKDDD Có TK 621, 622, 623, 627

- Tuỳ thuộc vào mức độ thiệt hại và nguyên nhân gây ra thiệt hại để có biện pháp xử lý thích hợp.

+ Nếu do bên A gây ra: Thay đổi thiết kế, kết cấu công trình...

Nếu phá đi làm lại lớn có dự toán riêng: Xem như tiêu thụ khối lượng xây lắp đó ghi:

Nợ TK 111,112,152...Giá trị phí liệu thu hồi Nợ TK 632

Có TK 154- Giá trị khối lượng phá đi làm lại +Nếu giá trị nhỏ bên chủ đầu tư phải bồi thường thiệt hại:

Nợ TK 111,112,152 ... Giá trị phí liệu thu hồi Nợ TK 131- Số thiệt hại phải thu của bên A (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Có TK 154

+ Nếu do DNXL, do sự kiện khách quan gây ra, kế toán căn cứ vào quyết định xử lý ghi:

Nợ TK 138 (1388) Phải thu khác ( số thiệt hại phải thu) Nợ TK 334 Trừ vào lương của công nhân viên Nợ TK 811 Chi phí khác

Nợ TK 152,111, 112... Giá trị liệu thu hồi do phá đi làm lại Có TK 154 - Chi phí SXKD dở dang

* Hạch toán chi phí thiệt hại ngừng sản xuất

Thiệt hại ngừng sản xuất là không thể tránh khỏi trong SXKD xây lắp, Tổng công ty nên trích trước vào chi phí SXKD những chi phí dự tính phải chi trong thời gian ngừng việc theo thời vụ , hoặc theo kế hoạch.

Khi trích trước vào chi phí SX, những chi phí dự tính phải chi, kế toán ghi: Nợ TK 623- Chi phí sử dụng máy thi công

Nợ TK 627- Chi phí sản xuất chung Có TK 335- Chi phí phải trả

Khi chi phí thực tế phát sinh trong thời gian ngừng sản xuất theo thời vụ ghi: Số thực chi > số trích trước

Nợ TK 623,627

Nợ TK 335- Chi phí phải trả (số đã trích) Có TK 111 - Tiền mặt

Có TK 112 - Tiền gửi ngân hàng Có TK152 - NLVL

Có TK 153 - Công cụ dụng cụ Có TK 331 - Phải trả người bán Có TK 334 - Phải trả người lao động Số thực chi < số trích trước

Nợ TK 335- Chi phí phải trả (số đã trích) Có TK 112- Tiền gửi ngân hàng

Có TK152- NLVL

Có TK 153- Công cụ dụng cụ Có TK 331- Phải trả người bán Có TK 334- Phải trả người lao động Có TK 623,627

2.3.7.3. Hạch toán chi phí bảo hành sản phẩm xây lắp

Khi xác định số dự phòng phải trả về chi phí bảo hành công trình xây lắp ghi: Nợ TK 627- Chi phí sản xuất chung

Có TK 352- Dự phòng phải trả

Khi phát sinh các khoản chi phí sửa chữa, bảo hành công trình xây lắp ghi: Nợ TK 621, 622, 623, 627

Nợ TK 133- Thuế GTGT được khấu trừ ( nếu có) Có TK 111, 112, 152, 214, 331, 334, 338,...

Nợ TK 154- Chi phí SXKD dở dang (Chi tiết CPBH) Có TK 621, 622, 623, 627

Khi sửa chữa bảo hành sản phẩm, công trình xây lắp hoàn thành bàn giao cho khách hàng ghi:

Nợ TK 352 - Dự phòng phải trả

Có TK 154 - Chi phí SXKD dở dang (Chi tiết CPBH)

Hết hạn bảo hành công trình, nếu công trình không phải bảo hành hoặc số dự phòng phải trả về bảo hành công trình xây lắp lớn hơn chi phí thực tế phát sinh thì số chênh lệch phải hoàn nhập ghi:

Nợ TK 352- Dự phòng phải trả Có TK 711- Thu nhập khác.

2.3.8. Hoàn thiện về hạch toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm

Tổng công ty nên tiến hành tập hợp chi phí theo từng tháng làm cơ sở để theo dõi tình hình biến động của các khoản mục chi phí, cũng như tỷ lệ của từng khoản mục chi phí trong tổng chi phí để có các quyết định điều chỉnh, quản lý việc tiêu hao chi phí một cách hợp lý, và định kỳ quý tính giá thành sản phẩm hoàn thành và giá trị sản phẩm dở dang cho từng công trình, HMCT. Khi tiến hành tập hợp chi phí theo tháng sẽ giúp Tổng công ty quản lí các khoản mục chi phí chặt chẽ hơn, thấy được sự biến động của các khoản mục chi phí từ đó tìm hiểu nguyên nhân và cách khắc phuc. Làm được điều này sẽ giúp Tổng công ty nâng cao được hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh, giảm chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm. Hiện tại kì tính giá thành của Tổng công ty là năm, như vậy số liệu sẽ không được cập nhật, kế toán không thể cung cấp đầy đủ và kịp thời thông tin cho nhà quản lí. Việc tính giá thành sản phẩm hoàn thành và giá trị sản phẩm dở dang cuối mỗi quý giúp phòng kế toán không bị dồn công việc vào cuối năm tài chính, bên cạnh đó còn cung cấp thông tin một cách hữu ích hơn khi có yêu cầu của nhà quản lí.

LỜI MỞ ĐẦU (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Xây dựng là ngành sản xuất vật chất quan trọng sản xuất ra cơ sở vật chất cho nền kinh tế quốc dân, cùng với sự phát triển chung của nền kinh tế, khối lượng đầu tư và xây dựng hàng năm của nước ta hiện nay tăng rất nhanh, việc nâng cao hiệu quả của hoạt động đầu tư và xây dựng đòi hỏi phải có nhiều biện pháp tổng hợp và đồng bộ, trong đó kế toán là một trong những công cụ quản lý tài chính quan trọng và hiệu quả, góp phần kiểm soát các hoạt động kinh tế tài chính của doanh nghiệp. Hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm là một bộ phận quan trọng trong hạch toán kế toán của doanh nghiệp, việc hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp chính xác, đầy đủ theo đúng chế độ quy định không những giúp cho các nhà quản lý doanh nghiệp đưa ra các quyết định chính xác mà còn là cơ sở để Nhà nước kiểm soát vốn đầu tư xây dựng cơ bản và thu thuế hiệu quả. Mặt khác để tối đa hoá lợi nhuận cần phải quản lý chặt chẽ chi phí sản xuất nhằm tiết kiệm chi phí, hạ giá thành sản phẩm.

Xuất phát từ những vấn đề nêu trên, em đã chọn đề tài “Hoàn thiện hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Tổng công ty Xây dựng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn để nghiên cứu.

Nội dung chuyên đề đã phản ánh được thực trạng tổ chức công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Văn phòng Tổng công ty Xây dựng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn. Đồng thời đưa ra các đề xuất, giải pháp hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Tổng công ty.

Ngoài phần mở đầu, kết luận, chuyên đề gồm hai chương:

Chương 1: Thực trạng hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây

lắp tại Tổng công ty Xây dựng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn.

Chương 2: Một số giải pháp hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản xuất và tính

giá thành sản phẩm xây lắp tại Tổng công ty xây dựng nông nghiệp và phát triển nông thôn.

KẾT LUẬN

Trong nền kinh tế thị trường hiện nay một doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển thì phải có chiến lược quản lý kinh doanh hợp lí, biết sử dụng kết hợp đúng đắn các yếu tố đầu vào, đảm bảo chất lượng đầu ra và tự cân đối hạch toán kinh tế. Kế toán không chỉ có nhiệm vụ hạch toán kết quả kinh doanh mà còn là công cụ đắc lực phục vụ cho nhà quản lý trong việc ra các quyết định kinh doanh. Mục tiêu của các doanh nghiệp là ngày càng nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, năng suất lao động, tiết kiệm được chi phí, hạ giá thành sản phẩm, tìm kiếm lợi nhuận từ đó giành được vị thế trên thương trường, do vậy công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở các doanh nghiệp sản xuất nói chung và các doanh nghiệp xây lắp nói riêng có một vai trò vô cùng quan trọng.

Với đề tài : “Hoàn thiện hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm

tại Tổng công ty Xây dựng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn” em đã cố gắng

đi sâu, tìm hiểu, nghiên cứu thực trạng kế toán tại Tổng công ty và đã hoàn thành được các mục đích, nhiệm vụ chủ yếu sau:

Thứ nhất, em đã trình bày thực trạng tổ chức công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành tại Tổng công ty XDNN & PTNT mà cụ thể là các chi nhánh, Ban XD trực thuộc khối Văn phòng Tổng công ty, qua đó nêu ra những ưu điểm và hạn chế của công tác kế toán.

Hai là, chuyên đề thực tập đã nêu rõ sự cần thiết, nguyên tắc và yêu cầu hoàn thiện, các giải pháp hoàn thiện tổ chức kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành

Một phần của tài liệu một số giải pháp hoàn thiện công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại tổng công ty xây dựng nông nghiệp và phát triển nông thôn (Trang 69)