Những thuận lợi và khó khăn của việc phát hành chứng khoán lần đầu ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay

Một phần của tài liệu phân tích cổ phiếu của một số công ty sau ipo (Trang 28 - 33)

đầu ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay

• Thuận lợi:

TTCK từ nay cho đến hết năm 2008 có quá nhiều thuận lợi cho nhà đầu tư. Đó là quan điểm của ông Đào Lê Minh, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu khoa học và Đào tạo chứng khoán tại hội nghị phổ cập kiến thức chứng khoán cho nhà đầu tư.

Thêo ông Minh luật thuế đánh vào đầu tư chứng khoán trong giai đoạn này vẫn chưa chính thức được thực thi cho đến năm 2009, trong khi nhà đầu tư trên thị trường chưa phải chịu bất kỳ một khoản phí nào, ngoài phí môi giới khi thực hiện các giao dịch.

Ngoài ra, một số thuận lợi khác có thể kể đến như việc thúc đẩy tiến trình cổ phần hóa (CPH) các doanh nghiệp nhà nước, nhất là IPO một số ngân hàng quốc doanh cũng hứa hẹn không ít cơ hội cho nhà đầu tư trên TTCK. “Có thể khẳng định, đây là thời điểm thuận lợi cho nhà đầu tư trên TTCK Việt Nam. Đến năm 2009, việc áp thuế đánh vào đầu tư chứng khoán cũng như nguồn cung hàng giảm bớt từ các đợt IPO làm giảm cơ hội đầu tư cho công chúng đầu tư”.

Ông Minh cũng chỉ ra, năm 2008, thị trường quản lý OTC tập trung sẽ chính thức đi vào hoạt động (dự kiến vào quý I/2008) cùng với sự ra đời của thị trường trái phiếu tập trung sẽ tăng cường tính thanh khoản của thị trường trái phiếu doanh nghiệp, với khoản vốn ước khoảng 40.000 tỷ đồng huy động trong năm 2007.

Theo ông Minh, tại Việt Nam, hiện liên minh ngân hàng - chứng khoán - bất động sản có ảnh hưởng không nhỏ đến diễn biến của nền kinh tế. Do đó, nếu kinh tế có xu hướng tăng trưởng mạnh thì nhà đầu tư không nên bỏ qua 3

Nhìn nhận từ góc độ vĩ mô, mới đây nhất, tại Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam, Việt Nam vẫn là điểm đến hấp dẫn đối với các nhà ĐTNN.

Về vấn đề này, từ góc nhìn hẹp hơn trên TTCK, ông Minh cho biết: “Dự kiến, sẽ có khoảng 3 tỷ USD từ hầu bao của nhà ĐTNN đổ vào các đợt IPO sắp tới, và sẽ có khoảng 4 - 5 tỷ USD vào thị trường Việt Nam thông qua con đường đầu tư gián tiếp nước ngoài. Tôi nghĩ, nếu các đợt IPO lớn với cổ phiếu tốt, mức giá hợp lý, có triển vọng thì một lượng tiền lớn sẽ đổ vào”.

Trong khi mối lo ngại về các đợt IPO lớn (gần nhất là IPO Vietcombank và sắp tới là MobiFone hay Vinaphone…) có làm cạn nguồn tiền của NĐT được đưa ra như một điểm bất lợi về TTCK trong thời gian tới thì ông Minh lại tỏ ra hết sức lạc quan khi nói về điều này, mặc dù không phủ nhận một số hệ lụy từ đó. Nhìn nhận thị trường dưới góc độ một người chuyên nghiên cứu, giảng dạy trong lĩnh vực chứng khoán lâu năm, ông Minh cho biết, vào cuối năm 2006, khi TTCK đón nhận thêm nhiều hàng hóa mới thì mối lo ngại này cũng được đặt ra nhưng thực tế sau đó lại chứng minh điều ngược lại, tiền vẫn cứ đổ vào và tạo ra cơn sốt trên TTCK. Khi thị trường đi xuống vào thời điểm tháng 5, 6 và 7/2007, người ta lại thấy tiền không biết đang đi đâu về đâu và đến tháng 9, 10/2007, khi diễn biến của thị trường thay đổi lại thấy TTCK thật nhiều tiền, ngay cả khi giá vàng và bất động sản tăng cao.

Lượng tiền dồi dào cũng như sự quan tâm nhiệt tình không chỉ dừng ở các thành phố lớn, với sự hiện diện của các sàn chứng khoán, mà còn lan rộng tới nhiều vùng nông thôn và mới đây nhất được cảnh báo thông qua hình thức đầu tư tín dụng đa cấp qua mạng khi chỉ trong vài ngày, số tiền nộp vào đó cũng đã lên tới hàng chục tỷ đồng. Điều này cho thấy, nếu tiền đầu tư vào chứng khoán hứa hẹn sinh lời cao thì nhà đầu tư sẵn sàng bỏ tiền vào đó bất kỳ lúc nào.

Song dù thị trường có nhiều thuận lợi đi chăng nữa, theo ông Vũ Hoàng Sơn, Giám đốc đầu tư, CTCK Tràng An, nhà đầu tư không nên quá kỳ vọng vào mức lãi 100% hay cao hơn thế vào một số đỉnh điểm trước đây, mà hãy bằng lòng với mức lãi thấp hơn, cũng đã là thành công rồi.

• Khó khăn:

Ngưỡng hỗ trợ 900 điểm đã chính thức bị phá vỡ trong phiên giao dịch ngày 7/1, VN-Index giảm sâu khi bị mất đến 16,01 điểm (tương đương 1,77 %), xuống còn 887,08 điểm, mức thấp nhất kể từ tháng 8-2007 đến nay.

Sau tuần đầu tiên của năm mới diễn ra khá buồn tẻ, sàn chứng khoán trong phiên giao dịch sáng 7-1 đã sôi động trở lại. Tuy nhiên, các nhà đầu tư không giấu nổi vẻ âu lo khi bảng giá chứng khoán phủ màu đỏ rực ngay đợt giao dịch đầu tiên và tiếp tục xu hướng mất điểm.

Kết thúc phiên giao dịch, có đến 126 mã CK giảm giá, trong đó có 39 mã giảm sàn, chỉ năm mã tăng giá. Điểm "sáng" duy nhất của thị trường phiên này là giao dịch đã sôi động trở lại, khối lượng và giá trị giao dịch tăng mạnh sau nhiều phiên đứng ở mức thấp, với hơn 7,7 triệu CK và hơn 711 tỉ đồng.

CK vẫn chưa có những thông tin tốt hỗ trợ để có thể quay đầu trở lại, trong khi cung cầu thị trường đang mất cân đối nghiêm trọng. Khả năng "tiêu hóa" của thị trường đang gặp nhiều khó khăn, nhưng nguồn cung liên tục tăng lên từng ngày do các công ty niêm yết đua nhau phát hành thêm, chưa kể các công ty niêm yết mới rồi các đợt phát hành cổ phần lần đầu ra công chúng (IPO) với số lượng lớn sắp diễn ra...

Sau đợt IPO của Vietcombank, nhiều nhà đầu tư đã thật sự "choáng váng" khi nghe thông tin về các đợt IPO của một số đơn vị lớn khác như Incombank, Tổng công ty Bia - rượu - nước giải khát Sài Gòn...Điều bức xúc của nhiều nhà đầu tư là các giải pháp như giãn IPO, kích cầu thị trường từng được "rộ

lên" rồi chẳng thấy đâu, trong khi nhiều nhà đầu tư mất niềm tin vào thị trường vì CK liên tục đỏ sàn.

Ông Vũ Bằng - chủ tịch Ủy ban CK nhà nước (UBCKNN) - cho biết ngay từ cuối năm 2007, nơi này đã đề xuất với Bộ Tài chính về việc giãn các đợt đấu giá và đã nhận được chấp thuận. Cho đến nay, các tổ phối hợp đang tập hợp danh sách các doanh nghiệp sẽ IPO để lên kế hoạch hợp lý, trong đó một số doanh nghiệp đã được đưa vào danh sách đề xuất giãn IPO.

Tuy nhiên, việc tập hợp danh sách các doanh nghiệp sẽ IPO, rồi trình cho các cơ quan thẩm quyền xem xét và đồng ý... đã phát sinh những thủ tục rườm rà, kéo dài thời gian. Do đó, UBCKNN vừa đề xuất việc xem xét và giãn IPO đối với các doanh nghiệp lớn, bởi lẽ chính những đợt IPO này mới thật sự gây tác động đến thị trường. Ông Bằng hi vọng đề xuất này sẽ được chấp thuận, tuy nhiên sẽ chỉ thực hiện đối với những doanh nghiệp nào chưa chốt ngày cụ thể.

Bên cạnh đó, UBCKNN cũng đang đề xuất một số biện pháp để hạn chế tình trạng các công ty niêm yết đồng loạt phát hành thêm và niêm bổ sung với khối lượng lớn. Ông Bằng cho biết theo giấy phép của UBCKNN, các công ty có khoảng thời gian 90 ngày lựa chọn thời điểm thích hợp để phát hành. Hết thời hạn nêu trên, các công ty vẫn còn được hoãn đến 30 ngày theo luật định.

Tuy nhiên, theo ông Bằng, UBCKNN đang nghiên cứu hai phương án để giúp các công ty niêm yết có thể kéo dài thời hạn phát hành hay đưa ra đấu giá. Một là các công ty có thể xin phép hủy, sau đó chọn thời gian thích hợp để trình lại hồ sơ. Trong trường hợp này, UBCKNN sẽ xem xét nhanh chóng cấp phép, tất nhiên là hồ sơ cũng phải được "làm mới" một số điểm nhưng không nhiều. Phương án thứ hai là sau khi kết thúc thời hạn 120 ngày, các công ty có thể tiếp tục xin phép kéo dài thời hạn.

Song song với việc giảm cung của thị trường, các biện pháp kích cầu cũng đang được UBCKNN triển khai hoặc đề xuất với các cơ quan quản lý liên quan. Theo ông Vũ Bằng, một trong những biện pháp đã được cơ quan này thực hiện là tạo điều kiện tốt nhất cho các quĩ đầu tư tham gia thị trường.

Đặc biệt, Phó thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng vừa chấp thuận đề nghị của Bộ Tài chính về việc lùi thời hạn áp dụng thuế thu nhập đối với CK. Theo ông Bằng, đây là một trong những động thái tích cực của Chính phủ nhằm kích cầu, đồng thời giúp thị trường phát triển bền vững.

Cho đến cuối tháng 11-2007, theo số liệu của UBCKNN, giá trị danh mục nước ngoài đầu tư vào thị trường CK chính thức lên tới 7,5-7,6 tỉ USD, gấp hơn ba lần con số 2,3 tỉ USD của đầu năm ngoái. Và nếu tính luôn nguồn vốn đầu tư vào thị trường OTC, tổng giá trị danh mục nước ngoài đổ vào thị trường lên tới gần 20 tỉ USD. Riêng nguồn vốn chờ đầu tư vào thị trường chính thức hiện nay khá lớn. Tuy nhiên, ông Bằng thừa nhận việc chuyển hóa nguồn vốn này sang VND để đầu tư vào thị trường lại là một chuyện khác, nằm ngoài khả năng của UBCKNN.

"Với tư cách là cơ quan quản lý thị trường, chúng tôi cũng mong muốn dòng vốn ngoại tệ được xử lý hết nhằm tạo ra cầu tốt cho thị trường, không chỉ đối với cầu trên sàn CK chính thức mà cả các đợt IPO..." - ông Bằng nói.

Một phần của tài liệu phân tích cổ phiếu của một số công ty sau ipo (Trang 28 - 33)