Những khoản tiền chiết khấu, tái chiết kháu thương phiếu và giấy tờ có giá

Một phần của tài liệu một số giải pháp đối với công tác giám sát ngân hàng thuơng mại cổ phần chi nhánh bhtg khu vực hà nội (Trang 42 - 47)

ngắn hạn khác đã quá hạn thanh toán từ 91 ngày trở lên.

- Số tiền trả thay cho người được bảo lãnh nhưng chưa thu hồi được từ 361 ngày trở lên.

- Những khoản cho thuê tài chính mà bên thuê không trả được tiền thuê từ 721 ngày trở lên.

- Số tiền thanh toán hộ khách hàng, tổ chức tín dụng khác ( không bao gồm những khoản trả thay cho người được bảo lãnh) đã quá hạn thu hồi từ 181 ngày trở lên.

3. Những khoản nợ cho vay được Chính phủ cho phép xóa nợ cho khách hàng nhưng không được Chính phủ cấp nguồn vốn để bù đắp mà chưa được sử dụng dự phòng để xử lý theo quy định ở trên.

Giới hạn cho vay một khách hàng

Giới hạn cho vay một khách hàng được quy định tại Điều 79 của luật các tổ chức tín dụng và đã được cụ thể hoá bằng Quyết định 296 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước và nội dung cơ bản như sau:

* Tổng dư nợ cho vay của 1 Ngân hàng thương mại cổ phần đối với một khách hàng không được vượt quá 15% vốn tự có của Ngân hàng thương mại cổ phần. - Một khách hàng được hiểu là 1 pháp nhân, cá nhân, hộ gia đình, tổ hợp tác, doanh nghiệp tư nhân.

- Tổng công ty nhà nước được coi là 1 khách hàng, mỗi doanh nghiệp thành viên hạch toán độc lập của tổng công ty nhà nước được coi là 1 khách hàng.

- Vốn tự có bao gồm: Vốn điều lệ( vốn đã được cấp, vốn đã góp) và Quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ; vốn tự có của ngân hàng.

* Các quy định tại mục trên đây không áp dụng trong các trường hợp sau:

- Những khoản cho vay từ các nguồn uỷ thác của Chính phủ, của các tổ chức, cá nhân hoặc những khoản cho tổ chức tín dụng khác vay;

- Các khoản do Thủ tướng Chính phủ quy định về mức cho vay tối đa.  Hạn chế tín dụng

Thực hiện theo Điều 78 Luật các tổ chức tín dụng, cụ thể như sau:

* Tổ chức tín dụng không được cấp tín dụng không có bảo đảm, cấp tín dụng với những điều kiện ưu đãi cho những đối tượng sau đây:

- Tổ chức kiểm toán, Kiểm toán viên đang kiểm toán tại tổ chức tín dụng; Kế toán trưởng; Thanh tra viên;

- Các cổ đông lớn của tổ chức tín dụng;

- Doanh nghiệp có một trong những đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 77 của Luật này sở hữu trên 10% vốn điều lệ của doanh nghiệp đó;

* Tổng dư nợ cho vay đối với các đối tượng quy định tại khoản 1 này không được vượt quá 5% vốn tự có của tổ chức tín dụng.

Hoạt động bảo lãnh

- Tổng số tiền bảo lãnh của các Ngân hàng thương mại cổ phần được phản ánh ở phần tài sản ngoại bảng. Số tiền bảo lãnh cho một khách hàng so với vốn tự có của ngân hàng thương mại cổ phần phải đảm bảo ở tỷ lệ cho phép theo quy định tại điều 7 Quyết định số 283/2000/QĐ-NHNN14 ngày 25/8/2000 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước về Ban hành quy chế bảo lãnh ngân hàng. Cụ thể như sau:

+ Tổng số dư bảo lãnh của ngân hàng thương mại cổ phần cho một khách hàng không được vượt quá 15% vốn tự có của ngân hàng thương mại cổ phần. Trường hợp ngân hàng thương mại cổ phần phải trả thay cho khach hàng dẫn đến tổng dư nợ cho vay vàdư nợ do trả thay vượt quá 15% vốn tự có của ngân hàng thương mại cổ phần thì ngân hàng thương mại cổ phần phải ngừng ngay việc cho vay và bảo lãnh mới đối với khách hàng đó, đồng thời thu hồi nợ để đảm bảo tổng mức dư nợ cho vay đối với một khách hàng theo quy định.

Khách hàng có yêu cầu bảo lãnh vượt qúa 15% vốn tự có của ngân hàng thương mại cổ phần thì ngân hàng thương mại cổ phần cùng các tổ chức tín dụng khác thực hiện việc bảo lãnh theo quy định tại Điều 14 của Quy chế này.

+ Ngân hàng thương mại cổ phần xác định mức bảo lãnh phù hợp với khả năng tài chính của mình, bảo đảm thực hiện theo quy định hiện hành của Ngân hàng nhà nước về các tỷ lệ đảm bảo an toàn trong hoạt động của ngân hàng thương mại cổ phần.

- Xác định tỷ trọng các khoản trả thay bảo lãnh chiếm trong tổng giá trị cam kết bảo lãnh.

- Trường hợp phải thực hiện nghĩa vụ trả thay bảo lãnh thì dư nợ cho vay và dư nợ trả thay bảo lãnh với một khách hàng không vượt quá 15% vốn tự có của ngân hàng thương mại cổ phần.

Các tỷ lệ đảm bảo an toàn trong hoạt động ngân hàng

Tỷ lệ tối đa nguồn vốn ngắn hạn được sử dụng để cho vay trung, dài hạn.

* Căn cứ để xác định: Tỷ lệ và danh mục nguồn vốn ngắn hạn của tổ chức tín dụng được sử dụng để cho vay trung và dài hạn được nêu tại Điều 2-Quyết định 297/QĐ- NHNN ngày 25/8/1999 hiện nay đã hết hiệu lực và được thay bởi công văn số 457 NHNN và Quyết định 381/2003/QĐ-NHNN ngày23/4/2003:

+ Tỷ lệ tối đa nguồn vốn ngắn hạn được cho sử dụng cho vay trung hạn và dài hạn đối với ngân hàng thương mại cổ phần của nhà nước và nhân dân: 30%

- Nguồn vốn ngắn hạn của Ngân hàng thương mại cổ phần được sử dụng để cho vay trung hạn và dài hạn bao gồm:

+ Tiền gửi không kỳ hạn, có kỳ hạn dưới 12 tháng của tổ chức tín dụng khác; + Tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn, có kỳ hạn dưới 12 tháng của tổ chức, cá nhân; + Tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn và có kỳ hạn dưới 12 tháng của cá nhân;

+ Nguồn vốn huy động trong nước dưới hình thức phát hành giấy tờ có giá ngắn hạn;

* Công thức tính toán tỷ lệ:

Tỷ lệ(%) nguồn vốn Tổng dư nợ cho _ Vốn tự có được sử dụng _ Nguồn vốn huy cho vay trung, dài hạn cho vay trung, dài hạn động trung, dài hạn

ngắn hạn sử dụng cho =

vay trung, dài hạn Nguồn vốn ngắn hạn được cho vay trung, dài hạn

Lưu ý: Trong trường hợp tổng dư nợ cho vay trung hạn và dài hạn < Nguồn vốn huy động cho vay trung và dài hạn và Vốn tự có được sử dụng cho vay trung dài hạn thì không cần tính toán tỷ lệ trên.

Khả năng chi trả

* Tính toán các yếu tố tài sản “Có” có thể thanh toán ngay và các loại tài sản Nợ phải thanh toán ngay.

Tài sản Có có thể thanh toán ngay

> = 1

Tài sản Nợ phải thanh toán ngay

* Đánh giá khả năng chi trả theo các nội dung sau:

- Tỷ lệ giữa tài sản có thể thanh toán ngay tối thiểu phải bằng với các loại tài sản Nợ phải thanh toán ngay.

- Đánh giá việc quản lý rủi ro thanh khoản, xem xét tính cân đối về vốn và sử dụng vốn;

- Uy tín và khả năng huy động vốn trên thị trường, sự tăng trưởng về tài sản Có dựa trên sự tăng trưởng về vốn huy động.

An toàn vốn tối thiểu

- Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu được xác định theo công thức: Vốn tự có

> = 8% Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu =

Tài sản có rủi ro

Khi tính toán tỷ lệ an toàn tối thiểu phải trừ Vốn tự có các khoản đầu tư vào Tổ chức tài chính khác dưới hình thức góp vốn mua cổ phần.

Theo quy định tại Quyết định số 215/1998/QĐ-NHNN5, ngày 23/6/1998 thì tổ chức tín dụng cổ phần có thể bị đặt vào tình trạng kiểm soát đặc biệt nếu liên tục trong 3 tháng liên tiếp không duy trì được tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu.

Kết quả kinh doanh

Tình hình thu nhập, chi phí và kết quả kinh doanh của Ngân hàng thương mại cổ phần

Các khoản mục thu, chi của Ngân hàng thương mại cổ phần được phản ánh đầy đủ, chi tiết theo từng nghiệp vụ trên Bảng cân đối tài khoản kết toán hàng tháng theo quy định tại Điều 16, Điều 17 Nghị định 166/NĐ-CP, ngày 19/11/1999 về chế độ tài chính đối với Ngân hàng thương mại cổ phần.

Trường hợp Ngân hàng thương mại cổ phần có thể bị đặt vào tình trạng kiểm soát đặc biệt nếu số lỗ luỹ kế và số tiền trích lập Dự phòng rủi ro còn thiếu lớn hơn 50% so với Vốn tự có.

Tính toán một số chỉ tiêu phản ánh hiệu quả kinh doanh của Ngân hàng thương mại cổ phần

Một phần của tài liệu một số giải pháp đối với công tác giám sát ngân hàng thuơng mại cổ phần chi nhánh bhtg khu vực hà nội (Trang 42 - 47)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(82 trang)
w