Áp dụng mô hình phân tích kỹ thuật trong giao dịch vàng

Một phần của tài liệu áp dụng mô hình kinh tế lượng và mô hình phân tích kỹ thuật trong giao dịch vàng ở việt nam (Trang 63 - 65)

ÁP DỤNG MÔ HÌNH KINH TẾ LƯỢNG VÀ MÔ HÌNH PHÂN TÍCH KỸ THUẬT TRONG GIAO DỊCH VÀNG Ở

3.1.2Áp dụng mô hình phân tích kỹ thuật trong giao dịch vàng

3.1.2.1 Các chỉ báo sử dụng trong mô hình

Dữ liệu được sử dụng ở đây cũng là dữ liệu giá vàng từ 27/08/07 đến 31/03/09. Đồ thị được vẽ dưới đây sử dụng dữ liệu trên cùng các chỉ báo Bollinger band, Fibonacci Retracement và RSI.

Chỉ báo Bollinger band: Được xây dựng bởi đường trung bình trượt 20 ngày và hai dải trên và dưới với D=1

Chỉ báo RSI: Được xây dựng với X=14 ngày với các mức 40, 60

Chỉ báo Fibonacci Time Zone: Là các đường kẻ dọc trên đồ thị thể hiện các mức hỗ trợ và kháng cự. Khi một mức giá vượt qua một đường kẻ dọc thì mức giá tại điểm giao vơi đường Fibonacci là mức hỗ trợ, và đường kẻ dọc tiếp theo sẽ là mức kháng cự, và nếu giá vượt qua được đường này thì mức giá giao với đường đó lại trở thành mức hỗ trợ, và cứ như vậy….

3.1.2.2 Cách thức giao dịch dựa trên các chỉ báo

Ở đây ta cũng dùng chuỗi dữ liệu giá vàng từ 27/08/07 đến 31/03/09 và cũng thực hiện giao dịch từ đầu tháng 2 đến cuối tháng 3. Nếu ta dự báo giá tăng thì sẽ mua và dự báo giá giảm thì sẽ bán. Ta kết hợp với các chỉ báo phân tích kỹ thuật để đưa ra quyết định này, từ đó so sánh lợi nhuận từ việc giao dịch của hai phương pháp dùng mô hình kinh tế lượng và các chỉ báo phân tích kỹ thuật.

Chỉ báo dùng để đưa ra tín hiệu mua và bán ở đây là Bollinger band và có sự hỗ trợ của đường RSI và Fibonacci Retracement.

Tại vòng tròn thứ nhất ta thấy có dấu hiệu của xu hướng đảo chiều đi lên. Ta thấy trước đó, giá vàng xác lập một đỉnh nằm trong dải Bollinger, sau đó vượt qua dải và xác lập một đỉnh mới nằm ngoài dải Bollinger. Tín hiệu này được khẳng đinh rõ hơn nhờ đường RSI tương ứng. Ta thấy đường RSI vượt qua ngưỡng 60 thể hiện mức mua siêu. Ngoài ra mức giá vượt qua đường Fibonacci, thể hiện mức chống đõ đã vượt qua, một xu hướng giá tăng thể hiện chắc chắn hơn. Vậy tín hiệu mua được đưa ra là ngày 4/02/2009.

Tại vòng tròn thứ 2 ta lại thấy tín hiệu của sự giảm giá. Một đỉnh được thiết lập ngoài dải Bollinger sau đó đỉnh thứ 2 lại được thiết lập nằm trong dải Bollinger. Tín hiệu này được khẳng định thêm qua đường RSI lại nằm xuống dưới ngưỡng 40, dấu hiệu của mức bán siêu. Dựa vào hai chỉ báo này ta thấy thị trường có xu hướng giảm và đưa ra quyết định bán vào ngày 3/03/2009.

Tại vòng tròn thứ 3 một xu hướng tăng giá được dự báo.Ta thấy trước đó, giá vàng xác lập một đỉnh nằm trong dải Bollinger, sau đó vượt qua dải và xác lập một đỉnh mới nằm ngoài dải Bollinger. Tín hiệu này được khẳng đinh rõ hơn nhờ đường RSI tương ứng. Ta thấy đường RSI vượt qua ngưỡng 60 thể hiện mức mua siêu. Và tín hiệu mua được đưa ra vào ngày 23/03/2009.

Bảng 3.5: Kết quả của giao dịch vàng dựa trên các chỉ báo phân tích kỹ thuật trong ngắn h ạn

Tín hiệu mua Giá Tín hiệu bán Giá Lãi

2/4/2009. 1842 3/03/2009 1947 105

3/24/2009 1985 31/03/2009 1983 -2

Tổng mức lãi 103

Mức lãi suất 5.591748

Như vậy nếu ta dùng các chỉ báo phân tích kỹ thuật thì trong 2 tháng, nếu ta bỏ ra 1842 đồng thì thu được 103 đồng, tức mức lãi suất lài 5.59%. Và mức lãi suất này cao hơn so vơi việc sử dụng mô hình kinh tế lượng để ra quyết định mua, bán, tuy nhiên mức chênh lệch giữa hai phương pháp này không nhiều.

Một phần của tài liệu áp dụng mô hình kinh tế lượng và mô hình phân tích kỹ thuật trong giao dịch vàng ở việt nam (Trang 63 - 65)