Phần lý thuyết

Một phần của tài liệu một nghiên cứu didactic về biểu đồ biểu diễn dữ liệu thống kê trong dạy học toán ở phổ thông (Trang 31 - 33)

4. Phương pháp nghiên cứu Tổ chức của luận văn

2.1.1Phần lý thuyết

Sách giáo khoa trình bày hai loại biểu đồ: biểu đồ đoạn thẳng và biểu đồ hình chữ nhật.

Mở đầu bài học về biểu đồ, sách giáo khoa trình bày :

“Ngoài bảng số liệu thống kê ban đầu, bảng “tần số”, người ta còn dùng biểu đồ để cho một hình ảnh cụ thể về giá trị của dấu hiệu và tần số.”

(SGK Toán 7, tập hai, trang 13)

Như vậy, biểu đồ xuất hiện với vai trò là một hình thức mô tả trực quan mối quan hệ

giữa các giá trị của dấu hiệu và tần số tương ứng. Cùng với bảng số liệu thống kê ban đầu, bảng

a) Biểu đồ đoạn thẳng:

Sách giáo khoa giới thiệu biểu đồ đoạn thẳng gắn liền với bảng tần số, và trình bày các

bước dựng biểu đồ đoạn thẳng qua một hoạt động, hướng dẫn cho học sinh thực hiện như sau:

“Trở lại với bảng “tần số” lập được…

Giá trị (x) 28 30 35 50

Tần số (n) 2 8 7 3 N = 20

Như vậy, sách giáo khoa trình bày tường minh và chi tiết các bước tiến hành dựng biểu đồ đoạn thẳng với số liệu thống kê cho bằng bảng tần số. Ở đây, chúng tôi nhận thấy sách giáo

khoa sử dụng hệ trục tọa độ Oxy khi dựng biểu đồ đoạn thẳng. Học sinh đọc các giá trị của dấu

hiệu trên trục hoành và tần số của chúng dựa theo chiều cao của các đoạn thẳng tương ứng (giá

trị trên trục tung).

Tuy nhiên, sách giáo khoa không được giải thích gì thêm về hình ảnh các “đoạn thẳng”

trong biểu đồ, cụ thể là nó biểu diễn cho cái gì, nó có ý nghĩa gì trên biểu đồ? Điều đó làm

chúng tôi tự hỏi rằng, học sinh hiểu như thế nào về hình ảnh các đoạn thẳng trên biểu đồ? Liệu

rằng học sinh có nhận biết được hình ảnh các đoạn thẳng đó biểu diễn cho sự phân bố của các

giá trị của dấu hiệu? Hay học sinh chỉ quan tâm đến các số liệu trên biểu đồ, và xem các đoạn

thẳng như là đường nối giúp cho việc quan sát và đọc tần số của các giá trị được dễ dàng hơn?

b) Biểu đồ hình chữ nhật:

“? Hãy dựng biểu đồ đoạn thẳng theo các bước sau: a) Dựng hệ trục toạ độ, trục hoành biểu diễn các giá trị của x, trục tung biểu diễn tần số n (độ dài đơn vị trên hai trục có thể khác nhau).

b) Xác định các điểm có toạ độ là các cặp số gồm giá trị và tần số của nó: (28;2) ; (30;8) ; ... )Lưu ý: giá trị viết trước, tần số viết sau).

c) Nối mỗi điểm đó với điểm trên trục hoành có cùng hoành độ. Chẳng hạn điểm (28;2) được nối với điểm (28;0) ;...

Biểu đồ vừa dựng là một ví dụ về biểu đồ đoạn thẳng (h.1).” (SGK Toán 7, tập 2, trang 13)

Biểu đồ hình chữ nhật được giới thiệu trong mục “Chú ý” trong bài:

“… loại biểu đồ như hình 2 (các đoạn thẳng được thay bằng các hình chữ nhật, cũng có khi các hình chữ nhật được vẽ sát nhau để dễ nhận xét và so sánh), đó là biểu đồ hình chữ nhật”

(SGK toán 7, tập 2, trang 13,14)

Như vậy, biểu đồ hình chữ nhật được trình bày thông qua một hình ảnh minh họa, nó chỉ (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

khác với biểu đồ đoạn thẳng về hình thức, là các đoạn thẳng được thay bằng các hình chữ nhật.

Sách giáo khoa không trình bày tường minh và chi tiết về cách dựng biểu đồ hình cột và không

yêu cầu học sinh biết vẽ loại biểu đồ này. Quan sát hình ảnh biểu đồ hình cột, chúng tôi thấy

trục ngang không đảm bảo tỉ lệ của trục tọa độ, trục đứng được chia tỉ lệ tính từ gốc O và biểu

thị cho số lượng phần tử của biến tương ứng với các giá trị biểu diễn trên trục ngang. Do đó,

đặc trưng biểu đồ hình chữ nhật là chiều cao của các cột thể hiện số lượng phần tử của các giá

trị. Ngoài ra, chúng tôi nhận thấy, các giá trị của dấu hiệu biểu diễn trong biểu đồ hình chữ nhật

đều là các giá trị rời rạc. Như vậy, biểu đồ hình chữ nhật ở đây chính là biểu đồ hình cột mà chúng tôi trình bày trong chương 1.

Một phần của tài liệu một nghiên cứu didactic về biểu đồ biểu diễn dữ liệu thống kê trong dạy học toán ở phổ thông (Trang 31 - 33)