Mới hoạt động được hơn 10 năm nhưng Sở đã có được những thành công đáng kể: là đơn vị lớn nhất trong hệ thống Ngân hàng Đầu tư, tháng 1 năm 2003 Sở được vinh dự đón nhận huân chương lao động do Nhà nước trao tặng…Năm 2002 chênh lệch thu chi của Sở đạt 100 tỷ VND trong đó trích quỹ dự phòng rủi ro 30 tỷ, lợi nhuận trước thuế là 70 tỷ tăng 46,93% so với năm 2001, tỷ lệ ROA đạt 0,55
Hoạt động huy động vốn
Qua bảng ta thấy: mặc dù có sự cạnh tranh gay gắt trong việc huy động vốn giữa các ngân hàng trong địa bàn song Sở vẫn luôn giữ được sự tin cậy của khách hàng thông qua các chỉ tiêu huy động vốn liên tục tăng qua các năm. Năm 2002 tổng vốn huy động tăng gần 30% so với năm 2001 (trong đó tiền gửi từ dân cư tăng 18,59%, tiền gửi từ các tổ chức kinh tế tăng 42,16%), và tăng gần gấp đôi so với năm 2000. Nguồn huy động chủ yếu của Sở Giao dịch là từ dân cư: chiếm khoảng 70% tổng vốn huy động, trong đó tiền gửi bằng USD chiếm tỷ lệ lớn điều này phản ánh đúng thực trạng chung của các ngân hàng trong năm 2002: lãi suất huy động bằng USD cao hơn VND. Tiền gửi từ các tổ chức kinh tế cũng tăng, điều này tạo thuận lợi cho việc phát triển các dịch vụ trung gian như thanh toán hộ qua ngân hàng
Bảng 1: Các chỉ tiêu huy động vốn trong một số năm gần đây
TT Chỉ tiêu 2000 2001 2002
1 Tổng NV huy động 4.700 6.700 8.500
2
Huy động dân cư 3.400 4.850 5.870
VND 1.550 2.200 USD 3.300 3.670 3 Tiền gửi các TCKT 1.300 1.850 2.630 VND 1.480 2.300 USD 270 330
Nguồn: Báo cáo phòng nguồn vốn (đơn vị: tỷ đồng) Hoạt động tín dụng Bảng 2: Một số chỉ tiêu tín dụng T T Chỉ tiêu 2000 2001 2002 Tổng dư nợ 3.800 5.000 6.500 1 Cho vay ngắn hạn 720 900 1.000 VND 700 754 Ngoại tệ 200 246 2
Cho vay trung dài hạn TM 1.600 2.300 3.550
VND 800 1.180
Ngoại tệ 1.500 2.370
3
Cho vay theo KHNN 1.000 1.200 1.316
VND 1.000 1.130
Ngoại tệ 200 186
4 Tài trợ uỷ thác 480 600 634
Nguồn: Báo cáo tài chính tại Sở Giao dịch I (đơn vị: tỷ đồng)
Qua bảng số liệu ta thấy: tốc độ tăng trưởng dư nợ tín dụng qua các năm đều tăng năm 2002 tăng 30% so với năm 2001, tăng 71% so với năm 2000, các hình thức tín dụng cũng đều tăng trong đó tín dụng trung và dài hạn tăng mạnh đạt xấp xỉ 3.600 tỷVND tăng 54,35% so với năm 2001 và tăng hơn gấp đôi so với năm 2000. Tỷ trọng cho vay trung và dài hạn ngày càng tăng: năm 2001 chiếm 46%, năm 2002 chiếm 54,6%; tỷ trọng cho vay theo kế hoạch Nhà nước giảm: năm 2001 chiếm 24%, năm 2002 chiếm 20,24%
Hoạt động dịch vụ
Thu ròng từ hoạt động dịch vụ liên tục tăng trong các năm gần đây. Tính riêng trong năm 2002 thu ròng từ hoạt động dịch vụ đạt 22,56 tỷ đồng 101,48% so với kế hoạch giao, tăng 32,24% so với năm 2001. Các dịch vụ như bảo lãnh,
thanh toán trong nước, chi trả tiền kiều hối, kinh doanh ngoại tệ đã có chiều hướng tăng trưởng mạnh cụ thể như sau
Thu dịch vụ ngân hàng trong nước và ngân quỹ: 2,22 tỷ Thu dịch vụ thanh toán quốc tế: 5,35 tỷ Dịch vụ bảo lãnh: 7,41 tỷ Tài trợ uỷ thác: 1,65 tỷ Kinh doanh ngoại tệ: 5,93 tỷ
Công tác bảo lãnh :
Công tác bảo lãnh đạt kết quả tốt, doanh số bảo lãnh năm 2002 đạt 1.800 tỷ đồng, thu từ dịch vụ bảo lãnh 7,41 tỷ đồng, chiếm 32,85% tổng thu dịch vụ trong cả năm .
Thanh toán quốc tế
Doanh số hoạt động thanh toán quốc tế trong năm 2002 đạt 451 triệu USD bằng 101% so với năm 2001, đạt 96,06 % kế hoạch năm 2002. Doanh số thanh toán xuất nhập khẩu đạt 233 triệu USD, chuyển tiền đi và chuyển tiền đến (mậu dịch) trong năm 2002 tăng trên 120 % so với năm 2001 về số món (10.500 món) nhưng doanh số lại giảm (chỉ đạt 128,5 triệu USD). Thu phí dịch vụ từ hoạt động thanh toán quốc tế 5,35 tỷ đồng bằng 148,09% năm 2001 và đạt 116,07% kế hoạch năm .
Kinh doanh ngoại tệ : doanh số mua bán qui đổi đạt 460 triệu USD, thu kinh doanh ngoại tệ đạt gần 5,93 tỷ đồng chiếm 26,29% thu dịch vụ, luôn đáp ứng đày đủ kịp thời với nhu cầu của khách hàng, với cạnh tranh trên thị trường .
Công tác kế toán kho quỹ:
Thanh toán trong nước với doanh số thanh toán rất lớn qua nhiều kênh thanh toán như bù trừ, thanh toán tập trung, thanh toán liên ngân hàng... Thu nhập từ dịch vụ thanh toán trong nước đạt trên 3 tỷ đồng
Dịch vụ chuyển tiền kiều hối ngày một phát triển, số lượng tiền chuyển từ nước ngoài về cho thân nhân việt nam ngày một nhiều đặc biệt là dịch vụ chuyển tiền kiều hối từ Đài Loan về đem lại nguồn thu đáng kể cho Sở GDI và năng cao uy tín của Sở GDI tại thị trường Đài Loan
Ngày càng hoàn thiện và thực hiện tốt các hoạt đọng như thu đổi USD, EUR thanh toán thẻ visa, master card...
Công tác kho quỹ luôn cung ứng đầy đủ, kịp thời nhu cầu tiền mặt cho khách hàng, chấp hàng nghiêm chỉnh các qui định an toàn về kho quỹ, công tác giao nhận vận chuyển tiền
ứng dụng công nghệ :
Tiếp tục ứng dụng mở rộng hoạt động dịch vụ Home Banking, ATM đến các khách hàng, dịch vụ Website của Sở Giao dịch đi vào thử nghiệm, xây dựng chương trình trả lương tự động cho các công ty. Nghiên cứu ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác quản lý một số quy trình nghiệp vụ cơ bản cho các phòng ban nghiệp vụ quản lý .
Công tác quản trị điều hành
Tuân thủ đầy đủ các quy định của pháp luật cũng như các quy định của ngành, hệ thống.
Chấp hành đầy đủ chế độ thông tin kịp thời, chính xác.
Thực hiện đúng chế độ phân cấp uỷ quyền.
Hàng tháng có sơ kết đưa ra mục tiêu giải pháp cho tháng, quý sau, phát động thi đua khen thưởng vật chất kịp thời động viên cá nhân tập thể có thành tích suất xắc trong tháng, tổ chức các buổi hội thảo nâng cao chất lượng làm việc của cán bộ công nhân viên
Thực hiện tốt quản lý tài sản, đảm báo các điều kiện làm việc của cơ quan, thực hiện tốt công tác liên quan đến chế độ chính sách và đời sống của cán bộ công nhân viên.
Công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực.
Tạo điều kiện cho cán bộ học hỏi năng cao trình độ. Hiện nay Sở giao dịch đã có 4 thạc sỹ và gần 30 đồng chí đang theo học cao học và nghiên cứu sinh. Dự kiến năm 2004 sẽ có hơn 30 thạc sỹ chiếm 12% tổng số cán bộ tại Sở giao dịch.
Có các buổi đi học tập các khoá học nghiệp vụ để phục vụ yêu cầu công tác như: các chuẩn mực kế toán quốc tế, văn thư lưu trữ...
Sắp xếp lại cho hợp lý đội ngũ cán bộ giữa các phòng, bổ sung các cán bộ chủ chốt từ cán bộ lãnh đạo của Sở giao dịch đến các phòng ban, cơ bản mỗi phòng có 1 trưởng phòng, ít nhất 1 phó phòng để đảm bảo đủ người điều hành.