Đơn vị tính: triệu đồng

Một phần của tài liệu giải pháp nhằm nâng cao thu nhập cho cán bộ nhân viên bệnh viện đa khoa tỉnh yên bái (Trang 30 - 64)

Bảng 5: TNBQ theo giới tính 2002-2006 Đơn vị tính: triệu đồng

Đơn vị tính: triệu đồng

của nữ giới được chú ý đào tạo hơn trong vài năm trở lại đây. Đến thời điểm này, lao động nữ có trình độ cao cũng tăng lên đáng kể với ngạch bậc đại học và trên đại học, bác sỹ chính. Trong số 4 thạc sỹ tại bệnh viện thì đã có 2 người là nữ giới. Các trưởng – phó khoa phòng là nữ giới cũng tăng lên trong thời gian này.

b, Cơ cấu thu nhập theo trình độ:

Bảng 5: TNBQ theo trình độ gđ 2002- 2006

Đơn vị tính: triệu đồng

Trình độ

Thu nhập bình quân 1 ngưòi / năm ( giai đoạn 2002- 2006)

2002 2003 2004 2005 2006

Bác sỹ 15,028 18,072 18,021 26,047 31,072

Y sĩ- Y tá 12,036 15,201 14,820 20,019 26,450

Biểu 2: Thu nhập bình quân theo trình độ 0 5,000 10,000 15,000 20,000 25,000 30,000 35,000 2002 2003 2004 2005 2006 Bác s? Y s?- Y tá H? lý

Thu nhập của cán bộ theo trình độ luôn tăng qua các năm và trung bình theo trình độ thì cũng hợp lý bởi trình độ cao hơn thì có thu nhập cao hơn. tốc độ tăng cao ở nhóm có trình độ bác sỹ và Y sỹ - y tá. So với năm 2002, năm 2006 thu nhập bình quân của bác sỹ tăng từ 15,028 triệu đồng lên 31,072 triệu đồng, tương ứng tăng 2,067 lần. Ở khối trình độ Y sĩ- Y tá tăng từ 12,036 triệu đồng lên 26,450 triệu đồng, tăng 2,1975 lần, đây là khối có tốc độ tăng lớn nhất, mặc dù thu nhập bình quân của nhóm này không phải là cao nhất trong đơn vị. Nhóm trình độ thấp nhất cũng là nhóm có tốc độ tăng thu nhập chậm nhất, có thu nhập 7,280 triệu đồng vào năm 2006 chỉ tăng lên 10,134 triệu đồng vào năm 2006, chỉ tăng hơn 1,39 lần.

Theo trình độ thì thu nhập tăng dần nhưng thu nhập của cán bộ còn thấp, nhất là ở nhóm hộ lý, thu nhập chi được 844.000đ trong 1 tháng, chưa đủ để đảm bảo cuộc sống cho họ và gia đình trong điều kiện xã hội hiện nay.

BBác sĩ YY sĩ – Y tá HHộ lý

Thu nhập của bác sỹ hay y tá tăng lên bởi họ tham gia vào hoạt động chính của đơn vị là khám chữa bệnh, có thêm các phụ cấp khác hàng tháng. Trong khi đó, thu nhâp của hộ lý chỉ chủ yếu là lương, như bảng sau:

Bảng 6: Cơ cấu tiền lương trong thu nhập theo trình độ

Trình độ Trình độ chuyên môn

Bác sỹ Y sỹ Hộ lý

Tỉ lệ Tiền lương/ thu nhập 67% 83% 94%

Tiền lương của bác sỹ chỉ chiếm 67% thu nhập của họ nhưng lại là 83% đối với y tá và 94% đối với hộ lý.

Cũng cần nói rõ hơn, công việc của nhân viên hộ lý đơn thuần chỉ là việc quét dọn vệ sinh trong bệnh viện nên chỉ làm theo giờ hành chính, không phải trực đêm và cũng không có khoản phụ cấp trách nhiệm gì, chỉ có phụ cấp độc hại theo từng khoa- phòng trong đơn vị họ làm việc.

Trong ba bộ phận người lao động trong bệnh viện thì Hộ lý có đời sống thấp nhất, ngoài lương ra thì hầu như không có khoản gì phụ thêm, hơn nữa xét trả lương theo cấp bậc công việc thi việc quét dọn vệ sinh lương rất thấp, chỉ trên mức lương tối thiểu, ngoài ra còn có một số cán bộ hợp đồng vào đơn vị làm công việc này với hệ số lương là 1,0 tương đương với mức lương 450.000đ. một tháng.

c, Cơ cấu thu nhập theo loại lao động:

Bảng 7: TNBQ theo loại lao động gđ 2002- 2006

2002 2003 2004 2005 2006

Quản lý 16,270 18,027 18,920 27,522 32,951

Chuyên môn 12,672 16,567 16,120 21,867 27,982

Chênh lệch +/- 3,598 1,46 2,8 5,655 4,969

Chênh lệch % 28,4 8,812 17,37 25,86 17,75

Thu nhập bình quân của cán bộ quản lý luôn cao hơn thu nhập bình quân của cán bộ làm công tác chuyên môn trong đơn vị. Trong 5 năm nghiên cứu, thu nhập của cán bộ quản lý luôn cao hơn cán bộ chuyên môn thấp nhất là 8,812% năm 2003, và năm chênh lệch nhiều nhất lên đến 5,655 triệu đồng vào năm 2005. Chệnh lệch tương đối giữa 2 nhóm này không theo 1 xu hướng nhất định mà thay đổi theo từng năm.

Thu nhập của cán bộ quản lý luôn cao hơn cán bộ chuyên môn có thể giải thích bởi các lý do sau đây:

Thứ nhất, theo khảo sát cho thấy các cán bộ quản lý có thâm niên công tác lâu năm hơn so với các nhân viên chuyên môn trong đơn vị. Do đó ngạch bậc lương của cán bộ quản lý là cao hơn cán bộ đơn thuần chỉ làm công tác chuyên môn. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Thứ hai, cán bộ quản lý trong đơn vị đều có trình độ chuyên môn y tế, trước đây cũng làm công tác khám chưa bệnh, sau này mới học các lớp quản lý nhà nước và chuyển sang làm nhiệm vụ quản lý nên họ vùa có trình độ chuyên môn vừa có trình độ quản lý nên thu nhập họ được hưởng phải cao hơn.

Thứ ba, khi làm cán bộ quản lý thì họ được nhận thêm các phụ cấp trách nhiệm cho từng chức danh và công việc quản lý đảm nhiệm nên đây có thể nói là bộ phận cán bộ nhân viên có thu nhập cao nhất trong đơn vị.

Y tế là một ngành đòi hỏi người quản lý ngoài kiến thức quản lý về mặt hành chính kinh tế phải có hiểu biết về mặt y tế một cách sâu sắc, nắm chắc chuyên môn nên việc tìm cán bộ quản lý tốt là vấn đề rất quan trọng.

d, Cơ cấu thu nhập theo thâm niên công tác:

Do là một đơn vị sự nghiệp nên thâm niên công tác cũng là một yếu tố quan trọng quyết định đến tiền lương của người lao động, bình thường nếu không có gì bất thường trong quá trình công tác thì 3 năm cán bộ được nân lương 1 lần, nếu cán bộ công tác với thời gian càng lâu thì lương sẽ tăng lên theo thời gian công tác

Trong cơ cấu lao động chủ yếu là những người có thâm niên công tác từ 10 đến 20 năm với 210 người chiếm 69%, lao động có thâm niên trên 20 năm là 48 người chiếm 15, 78%, còn lại là lớp lao động trẻ với thâm niên làm viêc tại đơn vị dưới 10 năm là 46 người 15,22%.

Bảng 8: Cơ cấu lao động theo thâm niên công tác

Chỉ tiêu Dưới 10 năm 10- 20 năm Trên 20 năm

Số người 72 28 204

Thu nhập t/bình/ năm 12.345.987đ 17.908.765đ 29.874.934đ

Tỷ lệ 15,22% 69% 15,78%

Lực lượng lao động tại đơn vị có thể nói là tương đối già, trong 2 năm trở lại đây đã có sự trẻ hoá bằng việc nhận thêm một số lao động trẻ mới ra trường vào làm việc tại bệnh viện.

Qua khảo sát thực tế, lực lượng lao động có thu nhập trung bình lớn nhất là những người có thâm niên công tác từ 10- 20 năm, tiếp đến là lực lượng lao động già với thâm niên công tác trên 20 năm.

3, Phân tích các nguồn thu của cán bộ nhân viên bệnh viện đa khoa tỉnh Yên Bái:

a, Nguồn thu từ ngân sách nhà nước:

Do mang tính chất là một đơn vị sự nghiệp nên Nhà nước vẫn phải bao cấp phần lớn kinh phí hoạt động của bệnh viện để bù vào các khoản chi, việc ngân sách cấp được duyệt theo từng năm dựa trên quy mô số giường bệnh và kế hoạch điều trị của các bệnh nhân toàn viện. Thể hiện ở bảng sau:

Bảng 9: Các nguồn thu của cán bộ nhân viên bệnh viên đa

khoa tỉnh Yên bái

Đơn vị tính: triệu đồng, %

Năm Tổng thu

Trong đó thu từ

Ngân sách BHYT Viện Phí

2002 - Triệu VNĐ - % so ∑ thu 7.449.171 100% 4.720.644 63,371% 1.192.083 16% 1586.445 21,3%

2003 - Triệu VNĐ - % so ∑ thu 9.804.242 100% 6.305.521 64,314% 2.016.307 20,56% 1.485.414 15,15% 2004 - Triệu VNĐ - % so ∑ thu 9.681.597 100% 5.257.795 54,307% 2.388.504 24,67% 2.035.128 21,02% 2005 - Triệu VNĐ - % so ∑ thu 16.071.477 100% 8.036.549 51,685% 4.784.196 29,78% 2.980.732 18,55% 2006 - Triệu VNĐ - % so ∑ thu 21.987.653 100% 9.341.176 42,699% 9.285.076 42,23% 3.000.537 13,65%

Nguồn: Báo cáo thống kê bệnh viện

Nguồn thu từ ngân sách bao gồm kinh phí trang trải các khoản chi hoạt động của bệnh viện, trả lương, mua sắm trang thiết bị, cơ sở hạ tầng... và một phần thanh toán các khoản khám chữa bệnh, thuốc men cho đối tượng bệnh nhân dưới 6 tuổi điều trị tại bệnh viện.

Ngân sách cấp đều tăng về quy mô qua các năm nhưng về cơ cấu trong tổng nguồn thu của bệnh viện lại giảm. Năm 2002 ngân sách cấp 4.720.644.000đ tương ứng với 63,37% tổng nguồn thu của đơn vị, đền năm 2006 ngân sách cấp 9.341.176.000 tương ứng với 42,699% tổn nguồn thu của đơn vị.

Tổng nguồn thu qua các năm cũng tăng lên, từ 7.447.171.000đ vào năm 2003 tăng lên 2,95 lần với 21.987.653.000đ.

Năm 2003, Nhà nước cho cán bộ truy lĩnh tiền trực đêm và phụ cấp cho cán bộ nhân viên nên ngân sách cấp tăng vọt từ 4.720.644.000đ lên 6.305.521.000đ, tăng 33,5% và nhiều hơn cả năm 2004 1.047.726.000đ.

phụ thuộc rất nhiều vào sự bao cấp của nhà nước, chưa thực sự hoạch toán thu- chi một cách độc lập trong hoạt động của mình. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

b, Nguồn thu từ viện phí:

Là khoản chi trả của người bệnh trong quá trình điều trị bệnh tại bệnh viện, khoản này có thể là do người bệnh chi trả trực tiếp hoặc gián tiếp thông qua bảo hiểm y tế. Là nguồn lớn thứ 2 sau ngân sách cấp, mức thu tăng lên theo thời gian và tỷ trọng trong cơ cấu tổng thu cũng tăng, điều này góp phần làm giảm bớt phần ngân sách cấp cho hoạt động của bệnh viện

Nguồn thu này bệnh viện trực tiếp quản lý và được thanh toán sau khi bệnh nhân ra viện, chấm dứt quá trình điều trị tại bệnh viện. Phần lớn nguồn thu từ viện phí được bảo hiểm y tế chi trả do người bệnh mua bảo hiểm y tế. Trong năm 2006, tổng số tiền thu được từ viện phí là : 12.285.613 , trong đó:

Thu trực tiếp từ người bệnh : 3.000.537 Thu từ bao hiểm y tế : 9.285.076

Do nhà nước có chính sách cho người dân được mua thẻ BHYT tự nguyện, số người tham gia BHYT tự nguyện ngày càng nhiều, hầu hết bệnh nhân khám chữa bệnh đều tham gia mua thẻ bảo hiểm y tế nên nguồn chi trả từ bảo hiểm y tế là rất lớn. Số tiền chi trả trực tiếp từ bệnh nhân hàng năm đều nhỏ hơn thu từ BHYT trong vòng 4 năm trở lại đây.

Thu từ BHYT tăng từ 1.192.082.000đ vào năm 2002 lên 9.285.076.000đ vào năm 2006, tăng gấp 7,78 lần. Nguồn thu này lớn một mặt do nhiều người có thẻ BHYT, một mặt khác do giới hạn điều trị bệnh

tật khi tham gia BHYT cũng được mở rộng ra nhiều, không gò ép một số bệnh thông thường và hạn chế các laọi thuốc điều trị như trước kia.

Nguồn thu trực tiếp từ bệnh nhân có tăng nhưng thấp hơn rât nhiều so với nguồn thu qua BHYT, điều này có lợi cho bệnh viện, giảm được thất thu do trốn viện, hay các bệnh nhân có hoàn cảnh quá khó khăn nếu không có khả năng thanh toán viện phí thì sẽ phải miễn giảm, dẫn đến nguồn thu sẽ giảm theo.

c, Nguồn viện trợ:

Là nguồn đựoc các tổ chức phi chính phủ nước ngoài hay các tổ chức y tế tuyến trên hay các tổ chức kinh tế xã hội khác tài trợ dưới dạng các vật tư thiết bị y tế, do giá trị các thiết bị được phía bạn mua nên và trao tặng nên khó lượng hoá được chính xác giá trị của các máy móc..

Điển hình là nguồn viện trợ của chính phủ Pháp, tỉnh Val de Marn trong thời gian vài năm gần đây, đều là những trang thiết bị sử dụng trong công tác chuyên môn y tế, những máy móc phục vụ cho phòng mổ, máy X- quang, máy Siêu âm 3D, hay gần đây nhất là máy CT- Scanner đã được lắp đặt và đưa vào sử dụng vào quý I năm 2007.

Nguồn viện trợ có thể là kinh phí đào tạo giúp cán bộ nhân viên trong đơn vị nâng cao trình độ, các khoá học ở trong nước hay các khoá học đi sâu chuyên môn tại nước bạn.

Ngoài chính phủ Pháp viện trợ ODA thì tổ chức JICA của Nhật bản cũng hỗ trợ nhiều trong công tác đào tạo bằng cách thông qua bệnh viện Bạch mai giúp đỡ kinh phí đào tạo cán bộ ngay tại đơn vị giúp bệnh viện tiết kiệm được chi phí và thời gian.

Các khoản tiền này có thể do cơ quan chủ quản là Sở y tế tỉnh Yên bái hay UBND địa phương hay các nguồn khác từ các cơ quan Trung ương khen thưởng và động viên cho tập thể hay cá nhân làm tốt công tác nhiệm vụ.

Tiền thưởng luôn chiếm trên 10% trong tổng thu nhập bình quân của cán bộ nhân viên trong bệnh viện. Tiền thưởng tăng liên tục qua các năm, từ 489.162.000đ năm 2002 lên 1.384.140.000đ vào năm 2006, tiền thưởng tăng theo tốc độ tăng của tiền lương trong đơn vị.

Tiền thưởng để động viên cán bộ nhân viên khi hoàn thành kế hoạch, kế hoạch ở đơn vị là số lượt khám và điều trị bệnh. Thưởng cho những cá nhân tập thể xuất sắc hoàn thành tố nhiệm vụ, khắc phục được khó khăn chữa khỏi bệnh cho người bệnh hiểm nghèo.

Trong vài năm trở lại đây, số lượng người bệnh tham gia khám chữa bệnh tại đơn vị ngày càng đông trong khi cơ sở vật chất còn thiếu thốn, cán bộ còn chưa đủ. Để động viên cán bộ nhân viên khắc phục những khó khăn để hoàn thành tốt công việc, các cấp các ngành , cơ quan chủ quản đã có nhiều khuyến khích hơn về mặt vật chất bên cạnh những động viên về mặt tinh thần. Do đó cũng tạo thêm được động lực cho người lao động yên tâm hơn trong công tác.

e, Các nguồn thu khác:

Bên cạnh các nguồn thu trên còn có nhũng khoản thu khác từ các dịch vụ công chung trong bệnh viện, bao gồm các hoạt động khám bệnh ngoại viện, khám sức khoẻ xuất khẩu lao động , tổ chức điều trị theo yêu cầu hay các hoạt động kinh doanh trong bệnh viện nhằm phục vụ nhu cầu của người nhà bệnh nhân và những bệnh nhân điều trị trong bệnh viện.

Các hoạt động kinh doanh- dịch vụ này bệnh viện không trực tiếp tổ chức thực hiện mà thường khoán cho các tổ chức- cá nhân tổ chức bên ngoài thực hiện bởi các hoạt động này mang tính chất nhỏ lẻ và biên chế bệnh viện hiện đang thiếu người không thể có nhân lực và thời gian cho những hoạt động này mà phải tập trung vào công tác chính trong bệnh viện

PHẦN THỨ BA

GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO THU NHẬP CHO CÁN BỘ NHÂN VIÊN BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH YÊN BÁI

I. ĐÁNH GIÁ KHÁI QUÁT THỰC TRẠNG THU NHẬP CỦA CÁN BỘ - NHÂN VIÊN BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH YÊN BÁI

1, Về thu nhập của cán bộ- nhân viên trong thời gian qua:

Qua quá trình phân tích thực trạng thu nhập của cán bộ nhân viên trong đơn vị trong giai đoạn 2002- 2006, ta có thể thấy những điểm sau:

Thứ nhất, thu nhập của cán bộ nhân viên trong đơn vị phụ thuộc chủ yếu vào tiền lương, bình quân lương chiếm trên 70% thu nhập của người lao động. Ngoài lương thì các khoản thêm vào thu nhập cho cán bộ chiếm rất ít, có bộ phận lao động phổ thông như hộ lý, quét dọn trong đơn vị thì thu nhập chiếm gần như toàn bộ thu nhập của họ. Tiền lương cán bộ nhận được phụ thuộc chủ yếu vào yếu tố khách quan như chính sách tiền lương tối thiểu của nhà nước, quy định về chi trả lương của nhà nước hay phụ thuộc vào ngân sách cấp lương theo kế hoạch từng năm.

Thứ hai, thu nhập của cán bộ nhân viên bệnh viện đa khoa tỉnh Yên bái về quy mô đã có tăng qua từng năm nhưng tốc độ tăng chưa phải là cao

Một phần của tài liệu giải pháp nhằm nâng cao thu nhập cho cán bộ nhân viên bệnh viện đa khoa tỉnh yên bái (Trang 30 - 64)