Tài khoản sử dụng và phương pháp kế toán

Một phần của tài liệu hoàn thiện kế toán tài sản cố định hữu hình tại công ty cổ phần cao su sao vàng (Trang 67 - 90)

Tài khoản sử dụng: Tài khoản 2413: Chi phí sửa chữa lớn tài sản cố định. Nộidung tài khoản : phán ánh chi phí sửa chữa lớn phát sinh

Kết cấu tài khoản:

Bên Nợ: phản ánh chi phí sửa chữa lớn phát sinh Bên Có: phản ánh quyết toán giá thành thực tế .

Số dư Nợ: phản ánh giá trị chi phí sửa chữa lớn tài sản cố định đang dở dang, chưa hoàn thành.

Phương pháp kế toán: Kế toán sữa chữa tài sản cố định được chia thành hai trường hợp. Một là sửa chữa lớn trong kế hoạch, và hai là sửa chữa lớn ngoài kế hoạch. Hai phương pháp chỉ khác nhau ở vấn đề trích trước vào chi phí hay tiến hành phân bổ dần. Nếu công ty đã có kế hoạch sửa chữa thì định kỳ hàng tháng, kế toán sẽ tiến hành trích trước chi phí sửaa chữa vào chi phí trong kỳ. Ngược lại, nếu hỏng hóc bất thường, thì phải tiến hành sữa chữa trước và tiến hành phân bổ dần.

Trong trường hợp công ty tiến hành sửa chữa lớn thiết bị vào ngày 1/12/2009 và hoàn thành bàn giao vào ngày 23/12/2009.Giá trị quyết toán công trình là 12.000.000 đồng, thuế giá trị gia tăng 10%, được trích trước trong 3 tháng. Công ty sẽ tiến hành ghi sổ như sau:

Bút toán 1: Trích trước chi phí Nợ TK 6271 : 4.000.000 Có TK 335 : 4.000.000

Sang tháng 12, công ty tiến hành sửa chữa Nợ TK 2143: 12.000.000

Nợ TK 133: 1.200.000 Có TK 111 : 13.200.000

Qui trình ghi sổ trong trường hợp này được tiến hành như sau :

Khi đã có đầy đủ hóa đơn chứng từ hợp lệ, kế toán tiến hành ghi vào bảng kê số 5, tập hợp chi phí xây dưng cơ bản, chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp.( mẫu này sẽ được trình bày ở phụ lục, cùng với các chi phí 641,642).

CHƯƠNG 3: PHƯƠNG HƯỚNG HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH HỮU HÌNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CAO SU SAO VÀNG

3.1. Đánh giá khái quát thực trạng công tác hạch toán tài sản cố định hữu hình tại công ty cổ phần cao su Sao Vàng.

Công ty cổ phần cao su Sao Vàng, tiền thân là xưởng đắp vá săm lốp ô tô, sau đó, được đầu tư xây dựng thành nhà máy cao su Sao Vàng. Trải qua quá trình vận động của lịch sử, cộng thêm sự phấn đấu nỗ lực của các thế hệ cán bộ công nhân viên của nhà máy, hiện nay, công ty đang là một trong 3 doanh nghiệp đứng đầu trong lĩnh vực sản xuất các sản phẩm công nghiệp cao su của nước ta. Sự lớn mạnh của công ty thể hiện ở công tác quản lý nói chung và công tác kế toán nói riêng đã không ngừng được hoàn thiện, thực sự trở thành một công cụ đắc lực phục vụ cho yêu cầu ra quyết định trong thời kỳ mới, thời kỳ của bùng nổ thông tin.

Trong điều kiện hiện nay, sản phẩm của công ty đang chịu sự cạnh tranh rất lớn từ các doanh nghiệp khác ở cả trong và ngoài nước. Do đó, để tiếp tục tồn tại và phát triển, công ty đã đầu tư đổi mới trang thiết bị để nâng cao chất lượng sản phẩm. Công tác đầu tư mua sám, tính toàn và phân bổ khấu hao cũng như việc sử dụng hiệu quả tài sản cố định luôn được quan tâm hàng đầu. Đặc biệt, với đặc thù là một doanh nghiệp sản xuất, số lượng tài sản cố định hữu hình là rất lớn, chiếm tới hơn 95% giá trị tài sản của toàn doanh nghiệp. Do đó, công tác quản lý và kế toán tài sản cố định hữu hình luôn được công ty quan tâm đặc biệt.

Qua quá trình thực tập chuyên đề tại công ty cổ phần cao su Sao Vàng, bằng những kiến thức đã được học, và bằng những quan sát thực tế thu thập được ở công ty, em xin mạnh dạn đưa ra một số ưu điểm và nhược điểm trong công tác quản lý, cũng như công tác kế toán như sau:

3.1.1. Ưu điểm

3.1.1.1. Những ưu điểm trong công tác quản lý và sử dụng tài sản cố định hữu hình tại công ty

Công tác mã hóa tài sản cố định hữu hình

Tài sản cố định hữu hình trong công ty là rất nhiều, trong đó, máy móc thiết bị chiếm tỷ trọng khá lớn. Công ty đã sử dụng phương pháp mã hóa để quản lý toàn bộ các tài sản đó. Việc mã hóa này giúp nhận biết một cách dễ dàng tài sản cố định hữu

hình đó thuộc nhóm nào. Ngoài ra, giúp tạo ra sự thuận tiện trong việc áp dụng các chính sách kế toán, giảm bớt khối lượng ghi chép và tạo ra sự thống nhất trong quản lý

Công tác đánh giá tài sản cố định hữu hình

Hiện nay, theo quyết định 206 do Bộ Tài Chính ban hành về công tác kế toán tài sản cố định, công ty đang đánh giá tài sản theo 3 chỉ tiêu : Nguyên giá, hao mòn và giá trị còn lại. Điều này tạo ra sự thuận tiện trong công tác theo dõi tình trạng của tài sản, cũng như đảm bảo cho công tác quản lý được trôi chảy.

Công tác phân loại tài sản cố định hữu hình

Hiện nay, tại công ty đang phân loại tài sản theo 2 cách, đó là : phân loại theo tình trạng kỹ thuật, và phân loại theo bộ phận sử dụng. Đây là hai cách theo dõi phổ biến nhất, thuận tiện trong việc kiểm tra, theo dõi tài sản cố định.

Chính sách quản lý tài sản cố định hữu hình tại công ty.

Định kỳ, hàng tháng, quí, năm, ban lãnh đạo công ty thường xuyên họp bàn để xây dựng kế hoạch chương trình hành động để quản lý, sử dụng tài sản một cách hiệu quả. Công ty cũng chủ động xin ý kiến của công ty mẹ ( đó là Tổng công ty hóa chất Việt Nam) về những bất cập hay những vấn đề còn chưa được thống nhất.

Công ty cũng đề ra quá trình tăng tài sản cố định hữu hình mới thông qua các chứng từ và qui trình luân chuyển chứng từ. Với qui trình luân chuyển chứng từ cụ thể, rõ ràng, gắn trách nhiệm của các bên liên quan khi đầu tư mới tài sản cố định nói chung và tài sản cố định hữu hình nói riêng.

Đồng thời, tại từng xí nghiệp sản xuất, ban lãnh đạo cấp cao của công ty đã đưa ra qui định đối với giám đốc xí nghiệp, gắn trách nhiệm của họ với tài sản, từ đó, lại phân chia ra những cấp quản lý thấp hơn với quản đốc phân xưởng và người trực tiếp sử dụng tài sản. Điều này tạo ra một qui trình khép kín, đảm bảo tài sản luôn được giám sát bởi những người có trách nhiệm.

Các máy móc thiết bị, tài sản cố định được quản lý cả về mặt hiện vật và giá trị. Đảm bảo khi cần có thể đối chiếu với nhau, tạo ra một qui trình kiểm soát chặt chẽ, và vô cùng hiệu quả.

3.1.1.2. Những ưu điểm trong công tác kế toán tài sản cố định hữu hình. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Về công tác tổ chức nhân sự kế toán

Hiện nay , phòng kế toán của công ty có 14 người, với trình độ 100% đại học, cao đẳng trở lên. Đây là một thuận tiện cho công tác kế toán tài sản cố định.

Hiện tại, công tác kế toán tài sản cố định tại công ty do 1 người đảm nhiệm. Xét trong cơ cấu nhân sự của toàn phòng kế toán thì đây là một sự phân công hợp lý. Vừa đảm bảo được yêu cầu cung cấp thông tin về tài sản cố định cho quản lý, đồng thời, cũng giảm bớt áp lực công việc cho các bộ phận kế toán khác. Đồng thời, cách tổ chức nhân sự như thế này hoàn toàn phù hợp với mô hình tổ chức bộ máy kế toán vừa tập trung, vừa phân tán.

Về công tác vận dụng chế độ kế toán

Về chứng từ kế toán: Qui trình hạch toán ban đầu của công ty được tiến hành một cách chặt chẽ, phản ánh kịp thời và đầy đủ những nghiệp vụ kinh tế phát sinh. Các chứng từ được lập một cách hợp pháp, đúng tiêu chuẩn của bộ tài chính, và phản ánh đầy đủ nội dung kinh tế của nghiệp vụ, cũng như thể hiện đầy đủ các bước của công tác kiểm soát trong nghiệp vụ đó. Đảm bảo gắn trách nhiệm vật chất, trách nhiệm pháp lý đầy đủ cho các bên liên quan. Đồng thời, cũng phải tạo điều kiện thuận lợi cho việc lập, luân chuyển cũng như lưu trữ và bảo quản chứng từ, cũng như thuận lợi cho công tác kiểm tra trên sổ kế toán.

Về tài khoản hạch toán. Công ty đã vận dụng rất linh hoạt hệ thống tài khoản kế toán được ban hành theo quyết định 15/2006/ QĐ – BTC ban hành ngày 20/3/2006 của Bộ Tài Chính. Hệ thống tài khoản mà công ty sử dụng tương đối phù hợp với việc hạch toán các nghiệp vụ liên quan đến tài sản cố định hữu hình. Tài khoản được mở chi tiết cho từng xí nghiệp, và từng loại tài sản.

Về hình thức ghi sổ: Hiện tại công ty đang áp dụng hình thức sổ Nhật ký chứng từ. Đây là hình thức sổ tương đối phức tạp, bộ sổ khá lớn và đồ sộ. Tuy nhiên, đây lại là một ưu điểm của công ty, vì hình thức này tạo ra tính thống nhất cho công tác hạch toán, phù hợp với công tác ghi chép theo đặc thù của một doanh nghiệp sản xuất.

Về hệ thống báo cáo: Cũng theo quyết định 15, công ty tiến hành lập các báo cáo tài chính như : bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả kinh doanh, báo cáo lưu chuyển tiền tệ và thuyết minh báo cáo tài chính. Ngoài ra, hàng tháng, kế toán tài sản cố định phải tiến hành in và nộp các báo cáo như báo cáo tăng, giảm tài sản cố định, báo cáo kiểm kê tài sản cố định,….

3.1.2. Nhược điểm

3.1.2.1. Những nhược điểm trong công tác quản lý tài sản cố định hữu hình tại công ty cổ phần cao su Sao Vàng.

Về công tác mã hóa tài sản cố định hữu hình.

Hiện tại , các tài sản cố định hữu hình của công ty đang được mã hóa như sau: Nhà cửa, vật kiến trúc :TSN

Máy móc thiết bị :TSM Phương tiện vận tải:TSV Phương tiện truyền dẫn:TST Thiết bị quản lý :TSQ

Đây cũng chính là mã hóa cho các tài sản cố định thuê tài chính của công ty. Theo em, điều này là chưa phù hợp. Nên có một mã khác cho tài sản cố định thuê tài chính, nhằm tránh nhầm lẫn.

Về công tác phân loại tài sản cố định hữu hình.

Hiện nay, công ty mới chỉ áp dụng hai hình thức phân loại tài sản cố định hữu hình, đó là phân loại theo hình thái biểu hiện, và phân loại theo bộ phận sử dụng. Với cách phân loại này, sẽ gây ra những khó khăn cho công tác quản lý tài sản cố định. Cụ thể, công ty không tiến hành phân loại tài sản theo mục đích sử dụng, dẫn đến sẽ gặp phải những khó khăn trong việc đánh giá tình hình sử dụng của các tài sản cố định hữu hình phục vụ cho hoạt động kinh doanh, bao nhiêu tài sản phục vụ cho mục đích khác. Ngoài ra, cũng sẽ gặp khó khăn trong việc theo dõi tình trạng của những tài sản cố định hữu hình phục vụ kinh doanh còn sử dụng được, đã hư hỏng hoặc cần sửa chữa, nâng cấp. Thêm vào đó, không phân loại tài sản cố định hữu hình theo nguồn hình thành tài sản, tạo ra sự khó khăn trong việc đánh giá hiệu quả và độ an toàn trong cơ cấu vốn vay đầu tư mua sắm và sử dụng tài sản.

3.1.2.2. Những nhược điểm trong công tác kế toán tài sản cố định hữu hình tại công ty cổ phần cao su Sao Vàng.

Về phương pháp khấu hao tài sản cố định hữu hình

Hiện nay, công ty đang áp dụng phương pháp khấu hao theo đường thẳng cho những tài sản cố định hiện có. Tài sản cố định hữu hình cũng không phải là ngoại lệ. Việc áp dụng khấu hao như vậy có phần chưa hợp lý. Mặc dù có ưu điểm đó là dễ tính, đơn giản, tuy nhiên, nhược điểm của nó là chưa phản ánh đúng chi phí khấu hao bỏ ra trong quá trình sử dụng tài sản. Theo phương pháp này, mức trích khấu hao hằng tháng là bằng nhau, không thay đổi trong suốt thời gian hữu dụng

của tài sản. Trong khi đó, khả năng kinh doanh của tài sản ở mỗi thời điểm là khác nhau, lúc tài sản còn mới thì hiệu quả sử dụng cao, lúc tài sản cũ kỹ lạc hậu thì hiệu quả sử dụng thấp. Đặc biệt, đối với các tái sản áp dụng công nghệ cao, nhanh chóng bị cũ kỹ thì việc trích khấu hao theo đường thẳng là chưa hợp lý.

Ngoài ra, trong công tác tính khấu hao công ty chưa trừ đi giá trị thu hồi ước tính vào giá trị tính khấu hao. Do đó, khi tài sản đã được khấu hao hết, nhưng chưa được bán thanh lý thì sẽ gây tình trạng ứ đọng vốn.

Cuối cùng, thời gian trích khấu hao công ty qui định cho một số tài sản còn chưa hợp lý, chưa đúng với qui định công ty đưa ra. Ví dụ trong trường hợp mua sắm xe ô tô tải phục vụ cho vận chuyển hàng hóa vào ngày 29/10/2009, công ty thực hiện thời gian trích khấu hao là 5 năm, trong khi, thời gian hữu dụng của tài sản theo công suất thiết kế là 8 năm, và thời gian trích khấu hao tối thiểu theo qui định là 6 năm, và tối đa là 10 năm. Điều này có thể hiểu là do công ty muốn thu hồi vốn nhanh, nhưng để thực hiện điều này, công ty có thể áo dụng phương pháp khấu hao nhanh cho tài sản này, thay bì khấu hao theo đường thẳng. Như vậy, vừa đúng chế độ kế toán, đồng thời cũng đẩy nhanh tốc độ thu hồi vốn cho doanh nghiệp.

Về việc đầu tư tài sản cố định hữu hình

Hiện nay, tài sản cố định hữu hình của công ty chiếm tỷ trọng rất lớn, so với tài sản cố định vô hình và tài sản cố định thuê tài chính. Tuy nhiên, đa số lại được công ty đầu tư từ nguồn vốn vay ngắn hạn. Điều này là rất mạo hiểm, đặc biệt là trong điều kiện kinh tế biến động, lãi suất cho vay đang ở mức cao và có xu hướng biến đông liên tục như hiện nay.

Về hoạt động thanh lý tài sản cố định hữu hình

Hiện nay, trong công ty vẫn còn nhiều tài sản đã được khấu hao hết, không còn phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh nhưng vẫn chưa được tiến hành bán thanh lý. Gây ra tình trạng vốn bị ứ đọng, làm chậm tiến trình hoàn vốn của doanh nghiệp.

Về hệ thống sổ kế toán.

 Sổ kế toán chi tiết.

Nhìn chung, hệ thống sổ kế toán chi tiết mà công ty áp dụng khá đầy đủ, tuy nhiên, vẫn còn một số nhược điểm, như : công ty không mở thẻ kế toán chi tiết, mà vào sổ báo cáo chi tiết tăng giảm ngay từ chứng từ. Điều này ko làm cho kết quả vào sổ bị sai, tuy nhiên, lại tạo ra khó khăn trong công tác quản lý tài sản cố định. Thiết nghĩ, công ty nên mở thêm thẻ tài sản cố định theo mẫu do Bộ Tài Chính ban hành.

 Sổ kế toán tổng hợp (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Nhìn chung, các sổ tổng hợp mà công ty sử dụng đều tuân theo qui định của chế độ kế toán, và đúng với hình thức ghi sổ Nhật ký chứng từ. Tuy nhiên, đối với mẫu nhật ký chứng từ, công ty không ghi cột số hiệu, ngày tháng của chứng từ, cũng không vào sổ cột diễn giải. Như vậy, chỉ nhìn vào nhật ký chứng từ, người đọc sẽ không thể hiểu được nghiệp vụ đó phát sinh như thế nào, nội dung kinh tế là gì. Khi đó, lại phải mở lại báo cáo chi tiết tăng giảm để theo dõi rất mất thời gian và không đồng bộ.

Về công tác lưu trữ, bảo quản sổ sách chứng từ

Hiện nay, các chứng từ của công ty phát sinh rất nhiều. Nếu nghiệp vụ nào

Một phần của tài liệu hoàn thiện kế toán tài sản cố định hữu hình tại công ty cổ phần cao su sao vàng (Trang 67 - 90)