Bảng 9: Kết quả hoạt động thông quan trong ba năm: 2007, 2008, 2009

Một phần của tài liệu giải pháp thúc đẩy việc thông quan nhập khẩu hàng hoá đối với công ty dược và trang thiết bị y tế quân đội (Trang 43 - 66)

Số tờ khai đăng ký 115 86 136

Số tờ khai được thông quan 110 80 132

Tỷ lệ tờ khai được thông quan 96% 93% 97%

(Nguồn: Công ty Dược và Trang thiết bị y tế Quân đội)

Nhìn vào bảng số liệu trên ta có thể thấy được kết quả hoạt động thông quan của công ty. Năm 2007, số tờ khai được thông quan chiếm 96%, năm 2008 là 93%, năm 2009 là 97%. Năm 2008, do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế thế giới nên công ty thực hiện được ít hợp đồng nhập khẩu hơn so với năm 2007 và 2009. Tỷ lệ tờ khai được thông quan nhanh luôn chiếm đa số. Số tờ khai còn lại chưa được thông quan hầu hết là những tờ khai của các lô hàng chưa hoàn thành thủ tục Hải quan và sau khi công ty xử lý được hết các chứng từ bị vướng mắc mới hoàn thành đầy đủ bộ hồ sơ Hải quan.

4. Những vấn đề phát sinh trong việc thông quan hàng nhập khẩu.

Một số vướng mắc mà các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu thường gặp phải trong quá trình khai báo Hải quan tại Việt Nam:

 Vi phạm quy định về khai Hải quan, khai thuế, gia hạn nộp thuế.  Vi phạm về tính trị giá Hải quan.

 Vi phạm về phân loại hàng hóa xuất nhập khẩu, áp sai mã số HS.

 Vi phạm về xuất xứ hàng hoá.

III. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG THÔNG QUAN HÀNG HOÁ NHẬP KHẨU CỦA CÔNG TY DƯỢC VÀ TRANG THIẾT BỊ Y TẾ QUÂN ĐỘI.

ARMEPHACO là công ty có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực kinh doanh xuất nhập khẩu. Hoạt động nhập khẩu hàng hóa là hoạt động mang tính chuyên nghiệp của công ty. Do đó, với kinh nghiệm và nghiệp vụ vững chắc, hoạt động thông quan nhập khẩu của công ty luôn diễn ra rất nhanh chóng. Có thể đánh giá những mặt tích cực trong hoạt động thông quan hàng hóa nhập khẩu của công ty qua một số tiêu chí sau:

- Thời gian thông quan hàng hóa nhanh. Do công ty có nhiều năm

kinh nghiệm và có nghiệp vụ vững vàng nên công ty ít khi bị vướng mắc trong việc khai báo Hải quan, hoàn thiện chứng từ Hải quan, đồng thời công ty luôn chấp hành tốt pháp luật nên việc thông quan hàng hóa luôn diễn ra nhanh chóng. Do đó, công ty thực hiện rất thành công và đúng thời hạn đối với các hợp đồng mua bán hàng hóa với các đối tác trong nước.

- Việc khai báo thuế, tính thuế và nộp thuế của công ty luôn được

hoàn thành nhanh chóng. Công ty ít có trường hợp còn nợ đọng thuế, nếu có, công ty luôn nhanh chóng hoàn tất số thuế phải nộp.

- Hàng hóa thường được giải phóng nhanh. Các loại máy móc, thiết

bị y tế công ty nhập khẩu về thường là những loại máy móc hiện đại, kỹ thuật cao. Công ty luôn quan tâm tới việc giải phóng hàng hóa nhanh để đảm bảo cho chất lượng máy móc, thiết bị.

- Công ty luôn chấp hành đúng pháp luật của Nhà nước, quy định của ngành Hải quan, không có hiện tượng gian lận thương mại, khai báo sai mặt hàng, mã số hàng hóa để trốn thuế, giảm thuế…

Do đó, công ty luôn tạo được uy tín và thương hiệu với các đối tác trong và ngoài nước, có uy tín với cơ quan Hải quan, tạo thuận lợi cho quy trình nhập khẩu và thông quan hàng hóa, qua đó giúp công ty thực hiện được nhiều hợp đồng kinh tế, tăng lợi nhuận, doanh thu và hiệu quả hoạt động.

2. Những mặt hạn chế và nguyên nhân.

Do mặt hàng công ty nhập khẩu là máy móc, thiết bị y tế, đây là những mặt hàng tương đối phức tạp trong việc xác định mã số HS và xuất xứ hàng hóa. Một loại máy móc, thiết bị y tế có thể được lắp ráp ở một quốc gia nhưng các trang thiết bị lại được sản xuất từ một quốc gia khác nên việc xác định xuất xứ hàng hóa là rất khó khăn. Và với những loại mặt hàng phức tạp như vậy thì việc áp mã hàng hóa cũng là vấn đề đòi hỏi công ty phải có nghiệp vụ vững vàng. Do đặc điểm mặt hàng nhập khẩu của công ty như vậy, nên trong một vài trường hợp, những đặc điểm này có ảnh hưởng lớn tới việc thông quan hàng hóa.

- Hàng hóa bị vướng mắc trong khâu hoàn thiện C/O làm chậm thời

gian thông quan hàng hóa và ảnh hưởng tới trị giá thuế. Nguyên nhân là do tính chất phức tạp của mặt hàng. Một lô hàng công ty nhập về là máy móc thiết bị y tế có thể được sản xuất từ nhiều nước. Ví dụ như có 40% linh kiện sản xuất tại Trung Quốc, 40% sản xuất tại Mỹ và 20% sản xuất tại Đức thì việc xác định xuất xứ hợp lý sẽ là khó khăn và tốn kém chi phí thời gian. Nếu công ty xác nhận hàng hóa có xuất xứ từ thị trường được hưởng ưu đãi về thuế quan nhưng cơ quan Hải quan lại không công nhận xuất xứ hàng hóa đó thì số thuế công ty phải nộp sẽ là rất lớn, ảnh hưởng nhiều tới doanh thu và chi phí của công ty. Tuy nhiên, các mặt hàng công ty nhập khẩu về hầu như là từ những thị trường lớn không được hưởng ưu đãi về thuế quan. Nhưng do mặt hàng máy móc, trang thiết bị y tế là mặt hàng nhà nước yêu cầu phải có giấy chứng nhận xuất xứ hàng hoá. Do đó việc xác định chính xác xuất xứ hàng hóa của công ty là rất quan trọng.

thiết bị y tế là thường là những dây chuyền máy móc phức tạp, rất khó xác định mã HS. Điều này ảnh hưởng tới số thuế phải nộp của công ty. Sai sót sẽ làm ảnh hưởng tới thời gian thông quan, giải phóng hàng hóa của công ty dẫn đến vướng mắc trong việc thực hiện hợp đồng với các đối tác trong nước.

CHƯƠNG III

GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY HOẠT ĐỘNG THÔNG QUAN HÀNG HOÁ NHẬP KHẨU ĐỐI VỚI CÔNG TY DƯỢC VÀ TRANG

THIẾT BỊ Y TẾ QUÂN ĐỘI (ARMEPHACO)

I. MỤC TIÊU VÀ PHƯƠNG HƯỚNG KINH DOANH NHẬP KHẨU THIẾT BỊ Y TẾ CỦA CÔNG TY.

Công ty Dược và Trang thiết bị y tế Quân đội (ARMEPHACO) là đơn vị sản xuất và kinh doanh dược phẩm và trang thiết bị y tế. Hoạt động nhập khẩu trang thiết bị y tế của công ty phục vụ cho nhu cầu của các đơn vị y tế trong nước, các bệnh viện, các dự án về y tế...

Phương hướng kinh doanh của công ty luôn mong muốn được liên doanh, liên kết với các đối tác trong và ngoài nước để khai thác các dây chuyền công nghệ mới và mở rộng mạng lưới phân phối sản phẩm. Ngoài ra, công ty còn có nhu cầu liên doanh, liên kết với các đơn vị nghiên cứu khoa học để phát triển những sản phẩm mới có hàm lượng chất xám cao. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Công ty đặt ra mục tiêu trong dài hạn là cung cấp cho các đơn vị có nhu cầu sử dụng trang thiết bị y tế những loại máy móc thiết bị hiện đại, đa dạng về chủng loại, đáp ứng được nhu cầu của khách hàng.

Mục tiêu trong ngắn hạn của công ty là trong vòng 5 năm tới (2010- 2015), kim ngạch nhập khẩu trang thiết bị y tế của công ty tăng 30% so với giai đoạn 2005-2010. Điều đó đồng nghĩa với việc công ty phải ký kết và thực hiện được nhiều hợp đồng kinh tế, tham gia dự thầu các dự án về đầu tư trang thiết bị y tế của các đơn vị có nhu cầu. Để làm được điều này, công ty cần nỗ

lập được mối quan hệ tốt với khách hàng và đối tác. Công ty luôn xây dựng kế hoạch, đặt ra những chính sách, những chiến lược phù hợp với các mục tiêu trong từng thời kỳ.

II. GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY HOẠT ĐỘNG THÔNG QUAN HÀNG HOÁ NHẬP KHẨU ĐỐI VỚI CÔNG TY.

1. Hoàn thiện khâu chuẩn bị chứng từ trong bộ hồ sơ Hải quan.

Hồ sơ Hải quan là điều kiện để hàng hóa nhập khẩu có thể thông quan. Do đó việc chuẩn bị, hoàn thiện các chứng từ hợp lệ là điều vô cùng quan trọng. Đây là yêu cầu bắt buộc đối với mọi doanh nghiệp tham gia kinh doanh xuất nhập khẩu hàng hóa.

Đối với bộ tờ khai Hải quan, công ty phải chú ý khai đúng và đầy đủ các khoản mục trong tờ khai, tránh để xảy ra sai sót. Vì bất cứ sai sót nào cũng sẽ làm ảnh hưởng tới thời gian thông quan hàng hóa.

Có rất nhiều vấn đề có thể phát sinh trong quá trình chuẩn bị hồ sơ Hải quan như: thiếu C/O, thiếu L/C, có sai sót khi đối chiếu L/C với các giấy tờ khác, áp sai thuế, áp sai mã HS… Một số giải pháp cụ thể:

Giấy chứng nhận xuất xứ C/O: trong trường hợp bị thiếu C/O, công ty phải nhanh chóng liên hệ với đối tác xuất khẩu để bổ sung C/O. Cần chú ý một số điểm sau đối với C/O:

- Các tiêu chí cơ bản trên C/O, sự phù hợp về nội dung trên C/O và các chứng từ thuộc hồ sơ hải quan.

- Mẫu dấu, tên và mẫu chữ ký, tên cơ quan hoặc tổ chức có thẩm quyền cấp C/O thuộc Chính phủ của nước hoặc vùng lãnh thổ đã có thoả thuận ưu đãi đặc biệt trong quan hệ thương mại với Việt Nam.

Trường hợp có khác biệt nhỏ giữa việc khai trên C/O và chứng từ thuộc hồ sơ hải quan nhưng cơ quan Hải quan không có nghi ngờ về tính xác thực của xuất xứ hàng hoá và việc khai đó vẫn phù hợp với hàng hoá thực tế nhập khẩu thì C/O đó vẫn được coi là hợp lệ. C/O đã nộp cho cơ quan hải quan thì không được thay thế hoặc sửa đổi nội dung, trừ trường hợp có lý do chính đáng và do chính cơ quan hay tổ chức có thẩm quyền cấp C/O sửa đổi, thay thế trong thời hạn quy định của pháp luật.

Thư tín dụng L/C: L/C là hình thức mà ngân hàng thay mặt người nhập khẩu cam kết với người xuất khẩu sẽ trả tiền trong thời gian quy định khi người xuất khẩu xuất trình đầy đủ các chứng từ phù hợp với quy định trong L/C đã được ngân hàng mở theo yêu cầu của người nhập khẩu. Đối với L/C, công ty cần chú ý một số điểm sau đây:

- Trước khi mở L/C, công ty cần thoả thuận cụ thể với đối tác xuất khẩu về các khoản thanh toán, lịch giao hàng, phương tiện giao hàng, và các chứng từ cần xuất trình.

- Công ty phải nhận thức được rằng L/C không phải là hình thức an toàn tuyệt đối vì ngân hàng chỉ giao dịch trên chứng từ chứ không biết đến hàng hoá. Nếu chứng từ phù hợp với các điều kiện, điều khoản của L/C thì công ty sẽ phải trả tiền mặc dù hàng hoá đã giao thực tế không đúng với hợp đồng.

- Sau khi ngân hàng phát hành L/C, công ty sẽ nhận được một bản sao L/C. Công ty sẽ phải xem xét, đối chiếu giữa nội dung L/C với đơn yêu cầu của công ty để đảm bảo sự phù hợp của L/C với hợp đồng, đồng thời thông báo ngay cho ngân hàng những sai lệch nếu có.

- Các điều kiện của L/C phải đảm bảo ngắn gọn, minh bạch, dễ hiểu. Không nên đưa vào L/C các nội dung quá chi tiết và các quy cách kỹ thuật quá phức tạp.

- Trong quá trình giao dịch, nếu có nghi ngờ, công ty cần liên hệ ngay với ngân hàng để phối hợp xử lý.

- Công ty cần xem xét kỹ lưỡng để tránh rủi ro do biến động tỷ giá ngoại tệ.

Trong trường hợp vì một lý do nào đó mà trong bộ hồ sơ Hải quan của công ty bị thiếu L/C thì công ty phải nhanh chóng liên hệ với ngân hàng mở L/C để hoàn thành hồ sơ Hải quan.

Mã HS: Việc áp mã HS cho hàng hoá là vô cùng quan trọng. Trong quá trình xác định mã HS cần chú ý đến tên chính xác của loại hàng hoá đó. Vì có những mặt hàng nhập khẩu có rất nhiều mã, chỉ cần có sự khác biệt vài từ ngữ trong cách phân loại là thuế suất sẽ khác đi rất nhiều. Công ty ARMEPHACO thường xuyên nhập về các loại máy móc thiết bị y tế phức tạp, khó xác định mã HS. Do đó, nếu như công ty không xác định được mã HS thì nên mời Hải quan cùng tham gia kiểm tra, xem xét. Nếu như chi cục Hải quan không xác định được thì sẽ cùng doanh nghiệp lấy mẫu hàng hoá để nhờ cơ quan chuyên trách xác định. Trong quá trình đó, công ty vẫn làm các thủ tục nhập khẩu hàng hoá bình thường và được cơ quan Hải quan tạm thông quan (nhưng chưa đóng dấu thông quan) hàng hoá theo nội dung đã khai báo trên tờ khai Hải quan. Sau khi có kết quả thông báo chính xác từ cơ quan chuyên trách xác định mã HS thì cơ quan Hải quan sẽ tiếp tục hoàn thành bộ hồ sơ. Nếu không có sự thay đổi về mã số hàng hoá và thuế suất thì Hải quan sẽ đóng dấu thông quan lên tờ khai Hải quan của công ty. Còn nếu có sự thay

đổi mã HS, dẫn đến sự thay đổi về thuế suất thì công ty sẽ phải nộp thuế hoặc được hoàn lại thuế theo quyết định điều chỉnh của cơ quan Hải quan.

Xác định trị giá tính thuế cho hàng hoá: Công ty sẽ phải thực hiện theo các trình tự sau:

- Khai báo trên tờ khai trị giá hàng hoá nhập khẩu và nộp cho bộ phận tiếp nhận tờ khai tại Chi cục Hải quan.

- Nhận quyết định ấn định thuế, nộp thuế bổ sung theo luật định.

- Nhận thông báo của cơ quan Hải quan và nộp thuế theo mức giá do cơ quan Hải quan xác định.

- Nộp các khoản đảm bảo và tham gia tham vấn.

Tuỳ từng trường hợp cụ thể mà công ty sử dụng các phương pháp xác định trị giá tính thuế (phương pháp xác định trị giá tính thuế theo trị giá giao dịch cho hàng hoá nhập khẩu giống hệt/tương tự, phương pháp xác định trị giá tính thuế theo trị giá khấu trừ, trị giá tính toán, phương pháp suy luận). Tất cả các phương pháp đều có mẫu khai báo trị giá tính thuế. Công ty cần chú ý khai báo và tính toán chính xác, nhanh chóng.

Những yếu tố trên là những yếu tố cơ bản quan trọng trong khâu chuẩn bị hồ sơ Hải quan. Sau khi chuẩn bị các loại chứng từ, cần đối chiếu, so sánh sự ăn khớp về mặt nội dung của các loại chứng từ đó để đảm bảo tính thống nhất, hợp lệ của bộ hồ sơ.

2. Nâng cao kiến thức nghiệp vụ của nhân viên làm thủ tục thông quan hàng hoá nhập khẩu. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Vấn đề nâng cao kiến thức nghiệp vụ của nhân viên làm thủ tục thông quan hàng hoá nhập khẩu là một yêu cầu không thể thiếu được trong lộ trình

Cùng với sự phát triển mạnh của công ty trong lĩnh vực sản xuất và kinh doanh, công ty ngày càng có nhiều đối tác, nhiều hợp đồng kinh tế lớn thì việc chú trọng tới tính chuyên nghiệp của đội ngũ nhân viên là rất cần thiết. Hàng năm, công ty thực hiện rất nhiều hợp đồng nhập khẩu đồng nghĩa với việc quy trình thông quan hàng hoá được thực hiện một cách liên tục. Thời quan thông quan và giải phóng hàng hoá nhanh sẽ giúp cho công ty tiết kiệm được rất nhiều nguồn lực như: nguồn nhân lực, thời gian và chi phí. Đồng thời đem lại uy tín và thương hiệu cho công ty.

Để đáp ứng được những yêu cầu đó thì công ty cần phải đào tạo và sử dụng nguồn nhân lực một cách có hiệu quả. Công ty cần xây dựng những chiến lược quy mô về bồi dưỡng, đào tạo nguồn nhân lực như:

Một phần của tài liệu giải pháp thúc đẩy việc thông quan nhập khẩu hàng hoá đối với công ty dược và trang thiết bị y tế quân đội (Trang 43 - 66)