Nhận diện chênh lệch tạm thời từ việc áp dụng hồi tố chính sách kế toán hoặc điều chỉnh hồi tố sai sót các kỳ trước:

Một phần của tài liệu thực trạng áp dụng chuẩn mực kế toán thuế thu nhập doanh nghiệp tại việt nam (Trang 54 - 55)

THỰC TRẠNG ÁP DỤNG CHUẨN MỰC KẾ TOÁN THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP TẠI VIỆT NAM

3.2.2.7. Nhận diện chênh lệch tạm thời từ việc áp dụng hồi tố chính sách kế toán hoặc điều chỉnh hồi tố sai sót các kỳ trước:

toán hoặc điều chỉnh hồi tố sai sót các kỳ trước:

Điều chỉnh số dư đầu kỳ của lợi nhuận chưa phân phối do áp dụng hồi tố

chính sách kế toán hoặc điều chỉnh hồi tố sai sót trọng yếu các năm trước. Theo chuẩn mực kế toán Việt Nam số 29 – “Thay đổi chính sách kế toán, ước tính kế toán và các sai sót” – áp dụng hồi tố là việc áp dụng một chính sách kế toán mới đối với các giao dịch, sự kiện phát sinh trước ngày thực hiện chính sách kế toán đó. Điều chỉnh hồi tố là việc điều chỉnh những ghi nhận, xác định giá trị và trình này các khoản mục của báo cáo tài chính như thể các sai sót của kỳ trước chưa hề xảy ra.

(Đoạn 04 – VAS 29).

Khi sự thay đổi chính sách kế toán được áp dụng hồi tố thì doanh nghiệp phải điều chỉnh số dưđầu kỳ các khoản mục bị ảnh hưởng đã được trình bày trong phần vốn chủ sở hữu của kỳ sớm nhất và các số liệu so sánh cho mỗi kỳ trước cũng phải được trình bày như thể đã được áp dụng chính sách kế toán mới. (Đoạn 11 – VAS 29).

Sai sót có thể phát sinh từ việc ghi nhận, xác định giá trị, trình bày và thuyết minh các khoản mục trên báo cáo tài chính. Những sai sót của kỳ hiện tại được phát hiện trong kỳđó phải được sửa chữa trước khi báo cáo tài chính được phép công bố. Nếu sai sót được phát hiện ở kỳ sau thì sai sót này phải được điều chỉnh vào số liệu so sánh được trình bày trong báo cáo tài chính của kỳ phát hiện ra sai sót. (Đoạn 22 - VAS 29). Doanh nghiệp phải điều chỉnh lại số liệu so sánh nếu sai sót thuộc kỳ lấy

số liệu so sánh; hoặc điều chỉnh số dưđầu kỳ của tài sản, nợ phải trả và các khoản mục thuộc vốn chủ sở hữu của kỳ lấy số liệu so sánh (Đoạn 23 - VAS 29).

Ví dụ 3.6: Một sai sót kỳ trước do một khoản chi phí bán hàng ghi tăng nguyên giá tài sản cố định lên 500 triệu. Tài sản cố định này khấu hao theo kế toán là 5 năm, theo thuế là 10 năm. Điều chỉnh hồi tố số dưđầu kỳ như sau:

Tài sản cốđịnh giảm 400 triệu {= 500 – 100 = Giá trị còn lại của tài sản cốđịnh} Tài sản thuế hoãn lại tăng 14 {= (100 – 50) x 28%}

Thuế phải nộp giảm 126 {= (500 – 50) x 28%}

Lợi nhuận chưa phân phối giảm 112 {= (500 – 100) x 28%}

Năm nay tài sản cốđịnh này tiếp tục tạo ra một chênh lệch tạm thời là 50.

Một phần của tài liệu thực trạng áp dụng chuẩn mực kế toán thuế thu nhập doanh nghiệp tại việt nam (Trang 54 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(70 trang)