Đối với Chính phủ:
- Ổn định môi trường pháp lý : Môi trường hoạt động của hệ thống ngân hang
Việt Nam hiện nay đang từng bước hoàn thiện, tạo điều kiện cho các ngân hàng hoạt động khá tốt song vẫn còn nhiều bất cập như: sự cạnh tranh chưa lành mạnh giưa ngân hàng quốc doanh và ngân hàng cổ phần, nhiều văn bản pháp lý về hoạt động ngân hàng còn chưa đầy đủ và cụ thể gây khó khăn cho các ngân hàng. Vì vậy Đề nghị Quốc Hội và Chính phủ tiếp tục chỉ đạo về việc xây dựng, chỉnh sửa và bổ sung Luật Ngân hàng Nhà nước, Luật Các tổ chức tín dụng theo hướng quy định rõ quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các Ngân hàng thưong mại, đồng thời có chính sách thúc đẩy sự mở rộng phát triển của hoạt động ngân hàng hơn, góp phần đẩy mạnh sự phát triển của kinh tế đât nước.
- Ổn định môi trường kinh tế: Môi trường kinh tế có ổn định, hoạt động sản suất kinh doanh của các doanh nghiệp mới thuận lợi và lợi nhuận mới lớn đem lại thu nhập cao cho cá nhân và doanh nghiệp. Từ đó tiền tích luỹ của cá nhân và doanh nghiệp tăng lên, kích thích họ gửi tiền vào ngân hàng để tăng thêm thu nhập. Như vậy hoạt động huy động vốn của ngân hàng mới có điều kiện mở rộng và phát triển. Để ổn định môi trường kinh tế Nhà nước phải có chính sách phát triển kinh tế đúng đắn, tạo điều kiện cho mọi ngành nghề hợp pháp cùng phát triển, tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh cho các tổ chức kinh tế, khuyến khích phát triển kinh tế tư nhân, mở cửa thu hút đầu tư nước ngoài.
Đối với Ngân hàng Nhà nước(NHNN):
Ngân hàng Nhà nước là ngân hàng của các ngân hàng, mọi quyết định hành động của NHNN đều ảnh hưởng đến toàn bộ hệ thống ngân hàng Việt Nam. Trong những năm qua NHNN đã tích cực điều chỉnh và ban hành nhiều chính sách về ngân hàng nhằm thúc đẩy sự phát triển của hệ thống ngân hàng trong nước. Tuy nhiên, trước sự thay đổi của nền kinh tế trong nước và thế giới, NHNN cần có nhiều điều chỉnh và hỗ trợ các ngân hang thương mại hơn nữa để hệ thống ngân hàng Việt Nam có thể vững mạnh hơn, chẳng hạn như : thực hiện giảm thanh toán bằng tiền mặt, tăng thanh toán qua ngân hàng để các
ngân hàng huy động được nhiều vốn hơn; điều chỉnh lãi suất chiết khấu thích hợp để hỗ trợ vốn cho các ngân hàng thương mại khi họ gặp khó khăn về vốn…
Kiến nghị đối với Ngân hàng Đầu tư.
Để tăng cường huy động vốn, Ngân hang Đầu tư cần xây dựng chính sách huy động vốn cụ thể và phù hợp với tình hình thị trường huy động vốn. Trong đó, Ngân hàng nên điều chỉnh biểu lãi suất huy động để tăng cao khả năng cạnh tranh đối với các ngân hàng thương mại cổ phần trong nước. Bên cạnh đó, Ngân hàng nên khuyến khích các chi nhánh tự xây dựng và thực hiện các chương trình huy động vốn riêng nhằm phát huy cao sự chủ động của các chi nhánh trong quá trình hoạt động kinh doanh. Khi các chi nhánh gặp khó khăn thì ngân hàng nên dung nhiều biện pháp hỗ trợ khác nhau ngoài biện pháp cấp vốn trực tiếp. Về nhân sự, Ngân hàng Đầu tư cũng nên thường xuyên tô chức các khoá đào tạo ngắn hạn về nghiệp vụ, kĩ năng làm việc cho các cán bộ của các chi nhánh. Ngoài ra, mối liên hệ giữa các chi nhánh cũng cần được thúc đẩy hơn, để các chi nhánh có điều kiện giúp nhau cùng thực hiện hoạt động kinh doanh có hiệu quả.
KẾT LUẬN
Hoat động huy động vốn là một khâu không thể thiếu đối với bất kỳ một ngân hàng nào trên thế giới để có thể duy trì hoạt động và phát triển kinh doanh. Trong thực trạng của nền kinh tế hiện nay việc củng cố hoàn thiện nâng cao hoạt động huy động vốn là một vấn đề đòi hỏi phải thường xuyên liên tục và thực hiện một cách nghiêm túc .ư
Qua quá trình thực tập và nghiên cứu về hoạt động huy động vốn tại ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam em đã có điều kiện tìm hiểu về thực trạng hoạt động huy động vốn của ngân hàng trong thời gian qua những kết quả đã đạt được và những hạn chế khó khăn còn tồn tại.
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU ... 1
CHƯƠNG I: LÝ LUẬN CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI ... 3
1.1 Khái quát chung về hoạt động huy động vốn trong nền kinh tế nước ta ... 3
1.2 Tổng quan về ngân hàng thương mại và hoạt động huy động vốn của ngân hàng thương mại ... 4
1.2.1 Ngân hàng thương mại... 4
1.2.2 Chức năng của ngân hàng thương mại... 4
1.2.2.1Chức năng trung gian tín dụng ... 4
1.2.2.2 Chức năng tạo trung gian thanh tóan ... 4
1.2.2.3 Chức năng tạo phương tiện thanh toán( tạo tiền) ... 5
1.2.3. Vai trò của NHTM trong nền kinh tế ... 5
1.3. Hoạt động huy động vốn của NHTM ... 7
1.3.2. Tầm quan trọng của nguồn vốn huy động đối với hệ thống NHTM ... 7
1.3.3.Nguyên tắc và mục đích trong hoạt động huy động vốn của NHTM .... 9
1.3.3.1.Nguyên tắc huy động vốn: ... 9
1.3.3.2.Mục đích của việc huy động vốn của NHTM ... 9
1.3.4. Những hình thức huy động vốn của NHTM ... 11
1.3.4.1 Huy động vốn theo thời gian ... 11
1.3.4.2. Theo phương thức huy động ... 12
1.3.4.3. Nguồn vốn huy động theo đối tượng ... 14
1.3.4.4. Huy động vốn theo loại tiền ... 15
CHƯƠNG II: HỆ THỐNG CHỈ TIÊU VÀ PHƯƠNG PHÁP THỐNG KÊ PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI ... 16
2.1. Sự cần thiết của phân tích thống kê hoạt động huy động vốn trong NHTM ... 16
2.2. Nguyên tắc xây hệ thống chỉ tiêu thống kê hoạt động vốn của NHTM .. 16
2.3. Hệ thống chỉ tiêu thống kê hoạt động huy động vốn của NHTM. ... 17
2.3.1. Quy mô nguồn vốn huy động: ... 17
2.3.2. Cơ cấu nguồn vốn huy động ... 18
2.3.3. Lãi suất huy động vốn ... 21
2.3.4. Tổng tiền lãi phải trả ... 21
2.3.5. Chi phí huy động vốn... 22
2.4. Các chỉ tiêu hiệu quả sử dụng vốn của ngân hàng ĐT&PT Việt Nam ... 22
2.4.1. Doanh số cho vay ... 22
2.4.2. Cơ cấu doanh số cho vay ... 23
2.4.3. Lãi suất cho vay: ... 24
2.4.4. Tổng tiền lãi phải thu: ... 25
2.4.5. Doanh số thu nợ ... 25
2.4.6. Dư nợ cho vay: ... 26
2.5. Phương pháp thống kê phân tích hoạt động huy động vốn của NHTM. 26
2.5.1.Phuơng pháp phân tổ ... 26
2.5.2. Phương pháp hồi quy và tương quan ... 27
2.5.3. Phương pháp dãy số thời gian ... 28
2.5.3.1. Mức độ bình quân qua thời gian... 29
2.4.3.2. Lượng tăng (hoặc giảm) tuyệt đối ... 29
2.5.3.3. Tốc độ phát triển ... 30
2.5.3.4.Tốc độ tăng (hoặc giảm) ... 31
2.4.3.5.Gía trị tuyệt đối 1% của tốc độ tăng (hoặc giảm) liên hoàn... 32
2.5.4.Phương pháp hệ thống chỉ số ... 32
2.4.5. Phương pháp dự đoán thống kê ngắn hạn ... 32
CHƯƠNG III: VẬN DỤNG MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP THỐNG KÊ PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN CỦA NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2001-2008 ... 34
3.1. Phân tích hoạt động huy động vốn: ... 34
3.1.1. Phân tích biến động quy mô vốn huy động ... 34
3.1.2. Phân tích cơ cấu huy động vốn ... 36
3.1.2.1. Phân tích cơ cấu huy động vốn theo tiền tệ ... 36
3.1.2.2. Cơ cấu nguồn vốn huy động theo thời gian ... 40
3.1.2.3. Phân tích cơ cấu vốn huy động theo đối tượng huy động ... 44
3.1.2.4. Phân tích lãi suất huy động bình quân và tiền lãi phải trả ... 47
3.1.3. Phân tích ảnh hưởng của lãi suất huy động và tiền lãi phải trả đối hoạt động huy động vốn của ngân hàng ĐT&PT Việt Nam ... 50
3.1.3.1. Phân tích mối quan hệ giữa tổng nguồn vốn huy động và lãi suất huy động vốn bình quân ... 50
3.1.3.2. Phân tich ảnh hưởng của lãi suất huy động bình quân và vốn huy động đến tiền lãi phải trả ... 51
3.1.3.3. Phân tích xu hướng biến động của tổng vốn huy động ... 52
3.2.1. Phân tích biến động của doanh số cho vay ... 53
3.2.2. Phân tích cơ cấu doanh số cho vay ... 55
3.2.2.1. Phân tích cơ cấu doanh số vốn cho vay theo thởi gian ... 55
3.2.2.2. Phân tích cơ cấu doanh số cho vay theo tiền tệ: ... 58
3.2.2.3. Phân tích cơ cấu doanh số cho vay theo đối tượng ( doanh nghiệp) 60 3.2.3. Phân tích doanh số thu nợ... 63
3.2.4. Phân tích lãi phải thu ... 64
3.2.5. Phân tích dư nợ: ... 66
3.2.6. Phân tích lãi thu được ... 67
3.3. Dự đoán nguồn vốn huy động của ngân hàng ĐT&PT Việt Nam năm 2010 ... 67
3.3.1. Dự đoán dựa vào lượng tăng (giảm) tuyệt đối bình quân ... 67
3.3.2 Dự đoán dựa vào tốc độ phát triển bình quân ... 68
3.3.3. Dự đoán dựa vào hàm xu thế ... 68
3.4 Một số kiến nghị và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của hoạt động huy động vốn của ngân hàng ĐT&PT Việt Nam ... 68
3.4.1. Kiến nghị nâng cao hoạt động vốn của ngân hàng ĐT&PT Việt Nam ... 69