Công nghệ sản xuất muối kali từ nước biển

Một phần của tài liệu tình hình thị trường, khai thác và chế biến muối mỏ kali trên thế giới, triển vọng phát triển tại việt nam (Trang 60)

IV. CÔNG NGHỆ KHAI THÁC VÀ TUYỂN QUẶNG KALI

5. Công nghệ sản xuất muối kali từ nước biển

Ngoài phương pháp khai thác hầm lò, khai thác dung dịch, muối KCl còn có thể được sản xuất từ nguồn nguyên liệu nước biển.

Tại Công ty ARAB POTASH CO. (APC) - Jordani, dung dịch nước muối lấy từ “Biển Chết†với tỉ trọng 1,23 sẽ được bơm vào hồ chứa để bay hơi tự nhiên sao cho nước muối đầu ra có tỉ trọng 1,3. Tiếp theo là quá trình tách carnalit (KCl.MgCl2.6H2O) và kết tinh thu hồi KCl, MgCl2.

Chỉ tiêu chất lượng sản phẩm muối KCl công nghiệp được sản xuất từ nước biển của Công ty APC :

Thành phần Hàm lượng (% khối lượng) KCl Thấp nhất 99,2 K2O Thấp nhất 62,66 NaCl Cao nhất 0,5% Nước Cao nhất 0,2% Các chất không tan: Br Mg Ca SO4++ Tối đa 600 ppm Tối đa 100 ppm Tối đa 50 ppm Tối đa 20 ppm Cỡ hạt: 150 mesh (trên 95%) 6. Các vấn đề về môi trường

Một trong những vấn đề then chốt đối với các dự án khai thác khoáng sản, trong đó có quặng chứa kali, là tác động đối với môi trường.

Ở một số nước có ngành khai thác mỏ rất phát triển như ôxtrâylia và Canađa, một số mỏ kali ngầm dưới mặt đất đã được khai thác song song với việc canh tác nông nghiệp rất có hiệu quả ở khu vực xung quanh mỏ. Đặc biệt, bang Saskatchewan tại Canađa, nơi đang khai thác mỏ kali lớn nhất thế giới, đã xây dựng rất thành công phương thức cùng tồn tại giữa mỏ khai thác muối kali và các cánh đồng nông nghiệp liền kề với khu mỏ.

Dự án mỏ kali Udon của Thái Lan đã gặp phải sự chống đối của một số tổ chức phi chính phủ, họ tỏ ra nghi ngờ những đề xuất của công ty APPC về chương trình phát triển mỏ Udon, một phần vì không hiểu rõ công nghệ khai thác dưới mặt đất. Với cam kết thường xuyên cải tiến công nghệ, công ty APPC đã tiếp tục triển khai các công việc lập mô hình địa chất của khu mỏ và cải thiện thiết kế mỏ để đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế chặt chẽ đối với việc khai thác, xử lý quặng, nhằm làm giảm lo ngại của những nhà bảo vệ môi trường đối với tác động của dự án.

Một trong những lo ngại đặc biệt là phương pháp xử lý muối quặng đuôi. Vì vậy, các biện pháp nghiêm khắc đã được lập kế hoạch để xử lý phế thải muối. Phế thải muối của mỏ Udon tối đa sẽ là 230 g/ m3 , nhỏ hơn một nửa tiêu chuẩn được Canađa công bố là 570 g/ m3. Thái Lan hiện vẫn chưa có tiêu chuẩn về phế thải muối, nhưng các tiêu chuẩn

được đề ra đối với dự án muối kali của các nước ASEAN (dự án quặng kali bậc thấp do một số chính phủ các nước Đông Nam Á sở hữu một phần) là phù hợp với tiêu chuẩn của Canađa.

Một số những biện pháp được dự kiến tại mỏ Udon để kiểm soát phát thải muối là :

- Kết hợp hệ thống rửa xyclon khô / tháp venturi ướt và hệ thống va đập / tháp venturi ướt để rửa toàn bộ lượng không khí phát thải từ nhà máy nhằm đảm bảo không khí sạch trước khi thải ra ngoài.

- Tất cả các thiết bị xử lý và thiết bị vận chuyển tại địa điểm khai thác đều là thiết bị kín

- Áp dụng hệ thống theo dõi bụi ở bãi quặng đuôi và phun nước nếu cần

- Tất cả các bể chứa nước muối, các bãi muối và bể bay hơi nước muối được bao quanh bởi các gờ đất.

Một biện pháp đặc biệt quan trọng để giảm thiểu tối đa sự nhiễm mặn của muối vào đất và nước ngầm là lót các bể chứa nước muối hai lần bằng các lớp HDPE, lớp lót ngoài dày 2 mm và lớp lót trong dày 1,5 mm, giữa hai lớp là khoảng không để đặt các ống thải và thiết bị phát hiện rò rỉ. Đồng thời, các giếng tiếp nhận trung chuyển sẽ được sử dụng để đề phòng trường hợp cả hai lớp lót bị hỏng.

Một phần của tài liệu tình hình thị trường, khai thác và chế biến muối mỏ kali trên thế giới, triển vọng phát triển tại việt nam (Trang 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(63 trang)