Các đặc tính kỹ thuật cơ bản của W-CDMA

Một phần của tài liệu Hệ thống thông tin di động W-CDMA (Trang 74 - 77)

Bảng 3.1 Các đặc tính kỹ thuật cơ bản của W-CDMA Bảng 3.1 Các đặc tính kỹ thuật cơ bản

của W-CDMA

Ph−ơng thức truy nhập

CDMA trải phổ trực tiếp

Ph−ơng thức truyền 2 chiều (song công) FDD

Độ rộng băng thông 5 MHz

Tốc độ chíp 3,84 Mc/s

Khoảng cách sóng mang 200 kHz

Tốc độ số liệu ~ 2 Mbit/s

Độ dài khung số liệu 10, 20, 40, 80 ms

Mã hiệu chỉnh lỗi Mã Turbo, mã xoắn

Ph−ơng thức điều chế số liệu Đ−ờng xuống: QPSK, đ−ờng lên BPSK Ph−ơng thức điều chế trải phổ Đ−ờng xuống: QPSK, đ−ờng lên HPSK

Hệ số trải phổ (SF) 4 ~ 512

Ph−ơng thức đồng bộ giữa các trạm gốc Dị bộ (cũng có thể sử dụng chế độ đồng bộ)

Ph−ơng pháp mã hóa thoại AMR ( 1,95 kbit/s-12,2 kbit/s)

Ghi chú: AMR: Mã hóa nhiều tốc độ thích ứng; BPSK: điều chế pha hai trạng tháI; FDD: Song công phân chia tần số; HPSK: Điều chế pha hỗn hợp (lai); QPSK: Điều chế pha bốn trạng thái.

Ban đầu, Hiệp hội kinh doanh và công nghệ vô tuyến (ARIB) và Viện tiêu chuẩn viễn thông châu Âu (ETSI) đã chủ tr−ơng xây dựng các hệ thống vô tuyến tập trung trên sóng mang 5 MHz và cũng có thể bao gồm cả các sóng mang 10 MHz và 20 MHz. Dự án đối tác thế hệ thứ ba ( 3GPP) tập trung hoàn thiện các đặc tính kỹ thuật cho độ rộng băng tần 5 MHz và xóa bỏ các đặc tính kỹ thuật cho các băng tần khác. Điều này có thể lý giải là do thực tế thì sóng mang có băng tần 5 MHz là đủ để đạt đ−ợc tốc độ truyền dẫn 2 Mbit/s mặc dù băng tần 20 MHz sẽ hiệu quả hơn cho việc truyền số liệu ở tốc độ này, chứ không phải do mục tiêu của 3GPP là hoàn thiện các đặc tính kỹ thuật chi tiết càng nhanh càng tốt. Vì thế, phiên bản hiện tại về các đặc tính kỹ thuật đ−ợc

đ−a ra bởi 3GPP và các tiêu chuẩn của ARIB và ETSI chỉ giới hạn ở độ rộng băng tần 5 MHz.

Chế độ không đồng bộ (dị bộ) đ−ợc áp dụng giữa các BS sẽ tạo ra khả năng không cần phải đồng bộ chặt chẽ giữa tất cả các BS và nh− vậy sẽ cho phép triển khai linh hoạt các BS. Nhờ việc thiết kế, cũng có thể áp dụng chế độ đồng bộ giữa các BS.

Độ dài khung cơ bản là 10 ms và cũng có thể có các độ dài khác nh− trong bảng 3.1 do sử dụng kỹ thuật xen kẽ.

Ph−ơng thức điều chế số liệu là điều chế pha bốn trạng thái (QPSK) cho đ−ờng xuống và điều chế pha hai trạng thái (BPSK) cho đ−ờng lên. Ph−ơng thức điều chế pha hỗn hợp (HPSK) đ−ợc áp dụng cho điều chế trải phổ ở đ−ờng lên. Quá trình tách sóng dựa trên ph−ơng pháp tách sóng nhất quán có sự trợ giúp của ký hiệu hoa tiêu. Đối với đ−ờng xuống, các ký hiệu hoa tiêu đ−ợc ghép theo thời gian để giảm thiểu độ trễ trong quá trình điều chỉnh công suất phát (TPC) và đơn giản hóa các mạch thu trong máy di động. Đối với đ−ờng lên, các ký hiệu hoa tiêu đ−ợc trải phổ bởi các mã trải phổ khác với số liệu và đ−ợc ghép vuông pha (I/Q) với số liệu. Điều này đảm bảo cho quá trình truyền dẫn là liên tục ngay cả khi thực hiện truyền với tốc độ có thể thay đổi và giảm thiểu các đỉnh trong dạng sóng truyền. Đó cũng là một cách hiệu quả để giảm ảnh h−ởng của các tr−ờng điện từ và giảm các yêu cầu đối với mạch khuyếch đại trong máy di động.

SF biến thiên đ−ợc áp dụng để thu đ−ợc các tốc độ truyền dẫn khác nhau. Đối với đ−ờng xuống, hệ số trảI phổ biến thiên trực giao ( OVSF) đ−ợc ứng dụng. Đa mã cũng có thể đ−ợc sử dụng.

Các mã xoắn đ−ợc sử dụng để mã hóa kênh. Đối với số liệu tốc độ cao, các mã Turbo đ−ợc sử dụng.

Ph−ơng thức ký hiệu hoa tiêu đ−ợc áp dụng hiệu quả cho vòng điều chỉnh công suất nhanh khép kín trong đ−ờng xuống. Ngoài ra, các ký hiệu hoa tiêu chung sử dụng để giải điều chế các kênh chung cũng có thể đ−ợc sử dụng để giải điều chế các kênh riêng.

Một phần của tài liệu Hệ thống thông tin di động W-CDMA (Trang 74 - 77)