Nội dung chi tiết

Một phần của tài liệu Tài liệu Đề tài: Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của Hệ thống ống dẫn và trung tâm phân phối khí Cà Mau pdf (Trang 53 - 59)

1 .3 Trạm tiếp bờ (LFS)

4.2 Nội dung chi tiết

4.2.1.Các SDV tại LFS và GDC

4.2.1.1 Hậu quả xảy ra khi các SDV bị đóng đột ngột

- Nếu vì một lý do nào đó mà các SDV bị đóng đột ngột thì:

 Các SDV tại GDC bị đóng đột ngột thì nguồn khí cấp cho nhà máy Điện và Đạm gần như sẽ bị gián đoạn ngay lập tức(trong vòng khoảng 1 phút) nhà máy Điện và Đạm sẽ ngừng hoạt động.

 Các SDV tại trạm LFS bị đóng đột ngột sẽ làm áp suất đầu vào trạm tiếp bờ LFS tăng lên nhanh chóng và áp suất đầu ra nhanh chóng giảm xuống. Nếu xảy ra shutdown tại LFS thì khí cung cấp cho nhà máy Điện và Đạm vẫn có thể được duy trì trong một khoảng thời gian nhất định tùy thuộc vào lượng linepack trong đường ống bờ, nhưng nếu không thể khởi động lại LFS kịp thời cũng sẽ gây ngừng cấp cho cả 02 nhà máy Điện và Đạm.

4.2.1.2 Các nguyên nhân chính gây đóng SDV tại GDC và LFS

Nguyên nhân do tín hiệu điên – khí điều khiển: các SDV chỉ bị đóng khi solenoid bị ngắt điện hoặc mất nguồn khí điều khiển.

Theo thiết kế, các solenoid được điều khiển thông qua tín hiệu từ hệ thống SDS và hệ thống F&G thì sẽ làm kích hoạt các van solenoid và gây đóng SDV

Tín hiệu F&G gây đóng SDV: khi 02 đầu dò lửa trong cùng một zone kích hoạt hoặc 02 đầu dò khí trong cùng một zone kích hoạt high high

Tín hiệu SDS gây đóng SDV: chủ yếu là do tín hiệu báo mức chất lỏng High High ở các Filter tại GDC và tín hiệu áp suất High High và Low Low .

Nguồn khí trực tiếp đóng/mở các SDV được lấy từ khí công nghệ (power gas). Ở chế độ làm việc bình thường, các SDV ở chế độ remote, nguồn khí instrument gas qua các solenoid cấp khí cho các actuator điều khiển SDV ở trạng thái mở. Khí mất nguồn điều khiển SDV sẽ đóng lại.

Ngoài ra, nếu điện lưới bị mất đột ngột, đồng thời hệ thống UPS bị lỗi sẽ làm mất nguồn tất cả các thiết bị Điện trong trạm nên nguồn cung cấp điện cho Solenoid cũng bị ngắt làm đóng các SDV.

Nguyên nhân hỏng do lỗi thiết bị cơ khí:

Hỏng các solenoid (cơ cấu đóng mở, độ đàn hồi của lò xo), các tìn hiệu từ SDS và FG vẫn bình thường.

Một số lỗi cơ khí thường gặp ở SDV loại Gas Over Oil

3 way manual valve bị hư (tuột ren, gãy, không đóng mở được)

Không điều khiển được sự di chuyển của đường khí điều khiển Hight-pressure. Không đóng mở được SDV

Valve một chiều đầu vào và đầu ra của hydraulic pump bị hư

Không bơm được dầu điều khiển, không đóng mở được SDV bằng tay

Hydraulic pump bị mòn seal.

Không bơm tay tăng áp dầu thủy lực được. Không đóng mở được SDV bằng tay

Hight pressure relief valve của gas

storage tank bị hỏng Khí bị xả ra liên tục. Mất khí điều khiển Inlet gas filter bị nghẹt Khí điều khiển yếu. Khó hoặc không

Các ống dẫn khí, dẫn khí bị rò rỉ Gây rò rỉ dầu và rò rỉ khí. Ảnh hưởng tới vận hành SDV

Piston rod oring; Crown seal bị mòn, hỏng

Dầu vào actuator bị rò. Đóng mở SDV khó hoặc không đóng mở được

Piston rod bị kẹt, khó đóng mở

Cylinder bị rò Dầu rò ra ngoài, không đóng mở được. Trục nối vào ball valve bị mòn, kẹt,

hỏng Khó đóng mở SDV

Mòn seal làm kín. Xói mòn ball và thân

valve Kẹt valve. Rò rỉ khi đóng

Đối với các loại valve Actuator lỗi cơ khí thường gặp là đệm làm kín, các Oring, Seal làm kín bị hư hại dẫn đến xì khí không giữ được áp suất theo như yêu cầu, dẫn đến valve cấp khí đóng

4.2.1.3 Xử lý các tình huống khẩn cấp khi SDV bị đóng đột ngột

Nguyên tắc chung xử lý tình huống khẫn cấp khí SDV bị đóng đột ngột: - Phải áp dụng mọi biện pháp nhanh chóng loại trừ sự cố và ngăn chặn sự cố

phát triển.

- Khắc phục sự cố và nhanh chóng đưa hệ thống trở lại hoạt động bình thường - Đảm bảo sự làm việc ổn định của hệ thống

- Nắm vững diễn biến sự cố, tình trạng thiết bị ảnh hưởng bởi sự cố - Thông báo, phối hợp các bên liên quan trong suốt quá trình sảy ra sự cố.

4.2.2 Các bước xử lý chung khi SDV tại trạm bị đóng 4.2.2.1 Trạm LFS

VHV tại LFS lập tức thông báo cho Trưởng ca GDC để thông báo tình hình. Trưởng ca GDC yêu cầu vận hành viên tại LFS tiến hành điều tra để xác định vị trí và sơ bộ nguyên nhân sự cố. Song song với đó Trưởng ca GDC có trách nhiệm gọi điện cho PVPCM/A0 yêu cầu giảm dần về tải Min do tình huống khẩn cấp.

Vận hành viên tại LFS tiến hành điều tra để xác định lỗi kích hoạt là do hệ thống kích hoạt thật hay do lỗi hệ thống gây ra.

4.2.2.2 Trạm GDC

Tiến hành điều tra để xác định lỗi kích hoạt là do hệ thông kích hoạt thật hay do lỗi hệ thống gây ra

Thông báo ngay lập tức cho các bên liên quan PVPCM/A0 và nhà máy Đạm bằng điện thoại , bằng email về sự cố vừa xảy ra bao gồm các thông tin: gián đoạn cung cấp khí, thời điểm, nguyên nhân, khoảng thời gian ngưng cung cấp khí và ước lượng thời điểm khôi phục.

Sau khi đã xác định được nguyên nhân, vận hành viên GDC phải nhanh chóng tiến hành xử lý, khắc phục và đưa hệ thống hoạt động trở lại.

Nếu hệ thống FG bị kích hoạt thật (xảy ra rò rỉ, cháy tại GDC) thì thực hiện đúng quy trình “Ứng phó với tình huống khẩn cấp KCM.AT.CAM.004”. Riêng SDS kích hoạt thi tùy theo tín hiệu công nghệ nào kích hoạt mà VH xử lý để đưa các thông số công nghệ về điều kiện an toàn, sau đó tiến hành hệ thống PLC.

Nếu sau khi kiểm tra mà phát hiện hệ thống FG và SDS báo giả, báo sai thì tiến hành Reset hệ thống PLC để trả lại trạng thái ban đầu. nếu không Reset được thì tiến hành MOR tín hiệu bị lỗi. Thông báo ngay cho Tổ Điện-Điều khiển để có biện pháp xử lý và kiểm tra lại hệ thống.

Trong cả hai trường hợp khi hệ thống FG và SDS kích hoạt thật và giả thì phải chuyển tất cả các SDV sang chế độ local trước khi cấp khí trở lại. sau khi đã chắc chắn kiểm soát được sự cố thì thông báo cho Trưởng ca NM Điện và Đạm Cà Mau sự cố đã được khắc phục và sẵn sàng cung cấp khí.

Sau khi hệ thống đã chạy ổn định, các lỗi đã được phát hiện và khắc phục thì tiến hành Reset hệ thống một lần nữa trước khi chuyển tất cả các SDV sang chế độ remote.

Lưu ý:

Nếu trong quá trình chuyển và mở các SDV ở chế độ local mà không thực hiện được (mất khí điều khiển hoặc rò rỉ khí điều khiển yếu) thì tiến hành cưỡng bức các SDV bằng thuỷ lực.

Trong trường hợp xấu nhất khi các SDV không thể cưỡng bức bằng thủy lực vì có lỗi ở những bộ phận cơ khí của van, lệch seat làm kẹt ball trong quá trình đóng mở…mà cần có sự can thiệp của phòng kỹ thuật thì trưởng ca GDC thông báo ngay cho tổ cơ khí để yêu cầu hỗ trợ khắc phục, Đối với các lỗi cơ khí của SDV thì quá trình gián đoạn cấp khí sẽ kéo dài, trưởng ca GDC cần thông báo cho khách hàng bằng điện thoại và email về việc tạm thời ngừng cung cấp khí đến khi xử lý xong sự cố.

Tổ cơ khí sau khi nhận được yêu cầu hỗ trợ trong tình huống khẩn cấp thì phải lập tức huy động lực lượng, chuẩn bị các vật tư cần thiết để ƯCSC.Trong trường hợp vượt ngoài khả năng xử lý của lực lượng tại chỗ thì đại diện phòng kỹ thuật có nhiệm vụ liên lạc với Dịch vụ khí để yêu cầu sự hỗ trợ cần thiết.

4.2.3 Hệ thống điện

Hệ thông điện tại trạm gồm 3 nguồn: Điện lưới, máy phát điện, hệ thống Pin dự phòng (UPS).

Hình 4.1: Hệ thống UPS

Nguồn điện lưới: Nguồn cung cấp chính cho toàn bộ hoạt động tại các trạm. Cấp nguồn điện thông qua 2 nhánh: Main và Bypass trong đó nhánh Main cấp điện thông qua bộ chỉnh lưu (Rectifier) và bộ nghịch lưu (Inverter) để cấp điện cho thiết

bị, nhánh Bypass cấp điện trực tiếp cho thiết bị, được dùng trong trường hợp bộ inverter không hoạt động.

Nguồn điện máy phát: Dự phòng cho nguồn điện lưới, trong trường hợp mất nguồn điện lưới hệ thống ATS sẽ tự động kích hoạt máy phát điện. cấp nguồn giống nguồn điện lưới.

Hệ thống Pin dự phòng (UPS): Cấp điện cho hệ thống trong trường hợp mất nguồn điện lưới và nguồn điện máy phát hoạt trong quá trình chuyển đổi giữa nguồn điện lưới và máy phát. Pin dự phòng được nạp thông qua bộ chỉnh lưu (Rectifier). Khi nguồn từ Rectifier bị mất, UPS sẽ cấp điện thông qua Inverter.

Các sự cố điện có thể xảy ra

Nguồn điện lưới Nguồn máy phát UPS

Rectifier hỏng Không hoạt động nhánh main

Không hoạt động nhánh main

Cấp nguồn cho hệ thống điện

Inverter hỏng Chuyển sang chạy nhánh Bypass

Chuyển sang chạy

nhánh Bypass Không hoạt động

Static Switch Không đồng bộ pha, nhánh Bypass không hoạt động Không đồng bộ pha, nhánh Bypass không hoạt động Mất nguồn điện lưới Khởi động nguồn máy phát UPS cấp điện trong thời gian nguồn máy phát Mất nguồn máy phát + điện lưới Cấp nguồn chính cho hệ thống UPS không hoạt động Cấp nguồn bằng nhánh main hoặc Bypass Dự phòng cho nguồn điện lưới

Một phần của tài liệu Tài liệu Đề tài: Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của Hệ thống ống dẫn và trung tâm phân phối khí Cà Mau pdf (Trang 53 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(66 trang)