0
Tải bản đầy đủ (.doc) (90 trang)

Rác thải và vệ sinh môi trường

Một phần của tài liệu BƯỚC ĐẦU NGHIÊN CỨU HIỆN TRẠNG Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG Ở LÀNG SẮT THÉP ĐA HỘI – BẮC NINH. ĐỀ XUẤT VIỆC XÂY DỰNG MỘT MÔ HÌNH PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG CHO LÀNG NGHỀ ĐA HỘI (Trang 74 -76 )

I. XÂY DỰNG MÔ HÌNH:

I.1.3. Rác thải và vệ sinh môi trường

I.1.3.1 Rác thải : Để xử lý lượng rác thải, mỗi gia đình cần

qui hoạch nơi để rác riêng để ủ làm phân bón, hoặc đốt. Hố ủ cần đặt xa nguồn cấp nước, nhà ở.

- Thu gom và xử lí tập trung tại vị trí được quy hoạch: thu gom, phân loại. Rác có nguồn gốc động vật, thực vật thì ủ mục làm phân hoặc đem chôn, các loại rác không tiêu huỷ được, cần phân loại, tận dụng để tái chế, loại khơng tận dụng được thì đem đốt.

- Có thể phân loại, xử lý rác thải hữu cơ ngay tại hộ gia đình, bằng bể Biogas hay ủ làm phân Compost trong vườn.

I.1.3.2. Phân gia súc: Ở nông thôn Việt Nam việc chăn ni

gia súc có nhiều mục đích như: chăn ni trâu bò để cung cấp sức kéo, kết hợp chăn nuôi lợn và gia cầm để cung cấp thịt, trứng và phân bón cho sản xuất nơng nghiệp, cây trồng...

Chuồng trại chăn nuôi gia súc, gia cầm cần dời xa nhà và khu vực có nguồn cấp nước. Phân gia súc chứa trong các hố xây đúng qui cách để ủ làm phân bón ruộng. Một số hộ gia đình chăn ni nhiều gia súc, gia cầm có thể sử dụng bể Biogas để xử lý phân chuồng, phân bắc và rác hữu cơ.

Để tránh tình trạng sử dụng phân tươi, đồng thời góp phần tạo nguồn phân bón hữu cơ, cần thiết phải xử lý các loại phân người, gia súc. Việc xử lý vừa có tác dụng diệt trừ các loại mầm bệnh nguy hiểm như trứng giun sán, vi khuẩn gây bệnh, vừa tạo điều kiện phân huỷ, chuyển hoá các chất hữu cơ thành những hợp chất vô cơ chứa các nguyên tố N,P,K cho cây trng d hp th.

Để xử lý phân gia súc kết hợp với phân người, có thể dùng các loại bể tự hoại, bể khí sinh học (Biogas). Khi dùng bể khí sinh học, có thể kết hợp xử lý rác thải sinh hoạt hữu cơ. Ngồi ra, có thể sử dụng cách ủ hiếu khí để chế biến phân compost. Bà con nông thôn Việt Nam cũng rất có nhiều kinh nghiệm trong xử lý phân chuồng bằng phương pháp yếm khí. Phân được chơn vào hố hay chất thành đống rồi trát đất, bùn kín xung quanh. Để tăng nhanh quá trình phân hủy, diệt khuẩn và nâng cao hàm lượng dinh dưỡng cho phân, có thể bổ sung thêm phân lân và tro bếp, tro đốt rác vườn, ... Cần lưu ý

khơng để nước phân trơi ra ngồi tùy tiện, gây ô nhiễm đất, nước ngầm cũng như nước mặt.

Để thực hiện việc thu gom xử lý rác thải cần phải tổ chức đội thu gom, vận chuyển và xử lý; kinh phí cho đội này lấy từ việc thu phí từ các hộ gia đình.

Một phần của tài liệu BƯỚC ĐẦU NGHIÊN CỨU HIỆN TRẠNG Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG Ở LÀNG SẮT THÉP ĐA HỘI – BẮC NINH. ĐỀ XUẤT VIỆC XÂY DỰNG MỘT MÔ HÌNH PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG CHO LÀNG NGHỀ ĐA HỘI (Trang 74 -76 )

×