CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ VÀ BIỆN LUẬN 4.1 Kiểm tra khả năng chịu acid của vi khuẩn probiotics :
4.2 Kiểm tra khả năng chịu muối mật của vi khuẩn probiotics :
Tương tự như thí nghiệm kiểm tra khả năng chịu acid, khả năng chịu muối mật cũng là một tiêu chuẩn cần quan tâm của các vi khuẩn probiotic đã phân lập được. Hệ tiêu hóa vốn cần có muối mật để nhũ tương hóa, hòa tan lipid trở nên dễ hấp thu hơn. Chính vì lẽ đó, ngoài khả năng chịu đựng được nồng độ pH thấp, các vi khuẩn probiotic còn phải có khả năng chịu được nồng độ muối mật nhất định trong hệ đường ruột. Cả hai yếu tố này đều mang tính quan trọng như nhau. Xác định được phần trăm ức chế đối với mỗi chủng và tính toán tỉ lệ sống sót cũng tương tự như cách làm của thí nghiệm khả năng chịu acid. Vấn đề khó khăn trong quá trình tiến hành cũng tương tự như đối với thử nghiệm chịu acid như :
_Sử dụng pipet 1ml hút lấy dịch tế bào vi khuẩn probiotic cho vào ống nghiệm có nguy cơ bị nhiễm cao, đồng thời dịch hút không được trộn đều hoàn toàn sinh khối khiến cho mật độ tế bào cho vào từng ống nghiệm sẽ không giống nhau một cách chính xác được.
_ Đem ủ ở 24h, 370C, trong điều kiện kị khí, thời gian và nhiệt độ cần đảm bảo luôn đúng thì kết quả mới ít sai số hơn.
_Ly tâm 4000 vòng/ phút và thu cặn sinh khối. Nếu không cẩn thận sẽ hút mất một phần sinh khối trong lúc loại bỏ dịch môi trường MRS, cũng có thể hút chưa hết môi trường cũng gây nên sự khác biệt giữa hai thí nghiệm khi tiến hành đo quang. Lượng sinh khối thu lại được không thể đủ như ban đầu mà chỉ mang tính tương đối do đọng lại một phần trong ống ly tâm.
_Nếu không làm hòa tan đều dịch sinh khối trong nước muối sinh lý trước khi đo quang thì kết quả sẽ không thể chính xác như mong muốn.
Bảng 4.2 : Giá trị OD khảo sát khả năng chịu muối mật của vi khuẩn LAB :
Giống Tỉ lệ sống sót (%)= (ODTN/ODĐC)×100
S1a 21,2 C1 17,1 N3 54,2 T1a 12,7 T8 42,9 E2 56,6 N8 54,4 Y1 28,9
Phương pháp này chỉ cần tiến hành nuôi cấy để thu lấy dịch sinh khối tế bào bằng cách ly tâm 4000 vòng trong thời gian là 15 phút. Sau đó thay thế dịch môi trường bỏ đi bằng nước muối sinh lý, trộn đều sinh khối lên và tiến hành đo OD ở bước sóng 610nm và thu nhận kết quả.
Biện luận :
Bảng 4.2 cho thấy tỉ lệ sống sót trong môi trường nuôi cấy MRS có bổ sung muối mật sau 24h ở 370C cao nhất là chủng E2 phân lập từ hệ vi sinh đường ruột người với 56,6%. Hai chủng vi khuẩn lactic phân lập từ nem chua là N3 và N8 cùng có tỉ lệ sống sót khoảng 54%. Cuối cùng là chủng được phân lập từ chế phẩm dược Ybio đạt 43%.
Theo nghiên cứu của Jacobsen et al [102] [1] thì thí nghiệm được tiến hành bằng cách sử dụng môi trường MRS Broth được bổ sung 0,3% muối mật_là mức chịu đựng nằm trong giới hạn cho phép của đa số các chủng vi khuẩn lactic để khảo sát khả năng chịu đựng của các chủng vi khuẩn tiềm năng probiotics khác nhau. Từ [1] nhận thấy rằng đa số các chủng vi khuẩn lên men lactic sẽ sinh trưởng rất chậm hoặc ngừng sinh trưởng ở điều kiện này. Tuy nhiên, không có kết quả cho biết chính xác rằng tỉ lệ sống sót của các vi khuẩn lactic là bao nhiêu để có thể so sánh với kết quả đã được thử nghiệm. Do đó, với tỉ lệ phần trăm sống sót của thí nghiệm kiểm tra khả năng chịu muối mật, có thể kết luận được là các
chủng vi khuẩn LAB có thể sống sót được trong điều kiện tối thiểu là 0,3% muối mật dựa trên nghiên cứu đã khảo sát [1] và có tiềm năng probiotic.
Tóm lại, các chủng N3 và N8 được phân lập từ sản phẩm nem chua, E2 từ hệ vi sinh vật đường ruột của trẻ em, T1a và T8 từ chế phẩm dược và Y1 từ sữa chua Yakult chịu đựng tốt trong điều kiện acid thấp và bổ sung 0,3% muối mật.