1. Các dung dịch tiêm truyền cung cấp nước
Khi bị sốt cao, nôn , ỉa chảy kéo rài có thể dẫn tới tình trạng cơ thể bị mất nước, làm tăng nồng độ các chất điện giải trong các dịch cơ thể. Khi bị mất nước cần phải bù lại cho cơ thể lượng nước đã mất bằng cách truyền các dung dịch như: glucose5%, socbitol 5%, fructose 10%, saccarose thuỷ phân (dung dịch dường khử). Saccarose là hỗn hợp bằng phần của glucose và fructose được tạo ra bằng cách thuỷ phân saccarose trong mô trường acid
Khi truyền vào máu, glucose nhanh chóng được chuyển hoá thành glycogen (khả năng chuyển hoá từ fructose thành glycogen tốt hơn là từ glucose), phần nước sẽ đi vào các khoảng khác của cơ thể (trong tế bào, khoảng gian bào) để bù lại lượng nước đã mất. Tuỳ mức độ và sức khoẻ con vật để qui định tốc độ truyền dịch từ 5- 8-10ml/phút. Các dung dịch glucose với nồng độ trên 5% ngoài tác dụng cung cấp nước, chúng còn cung cấp nhiều năng lượng cho cơ thể.
Nói chung khi cơ thể bị mất nước thường kéo theo mất điện giải ở một mức độ nào đó, để đồng thời bù nước và chất điện giải, thường bào chế các dung dịch đường kết hợp với chất điện giải như dung dịch glucose 2,5 % và natri clorid 0,45%, dung dịch glucose 2,5% và natri clorid 0,9% hoặc dung dịch glucose 5% và natri clorid 0,2%...
Dung dịch glucose 5%
Glucose khan 50g
Nước cất để pha thuốc tiêm vừa đủ 1000ml
Dược điển Việt Nam qui định dùng glucose khan. Trong thực tế có thể dùng glucose kết tinh ngậm 1 phân tử nước để pha nhưng phải tính trừ lượng nước kết tinh (100g glucose khan tương dương 110g glucose ngậm một phân tử nước). Đồng thời phải tính dôi nguyên liệu để bù vào độ ẩm của nguyên liệu theo công thức:
Trong đó:
m là khối lượng nguyên liệu cần phải cân
a là khối lượng nguyên liệu lý thuyết tính theo lượng dung dịch cần pha b là độ ẩm của nguyên liệu
Glucose dùng làm nguyên liệu pha chế phải đạt các tiêu chuẩn qui định của Dược điển dùng để pha thuốc tiêm, không bị nhiễm nấm mốc và không có chất gây sốt.
Các dung dịch glucose, đặc biệt là dung dịch có nồng độ glucose cao có thể biến màu khi tiệt khuẩn ở nhịêt độ cao. Sự biến mầu này là do glucose bị caramen hoá dưới tác động của nhiệt và môi trường kiềm (kiềm nhả ra từ bề mặt của bao bì thuỷ tinh, trường hợp dùng bao bì thuỷ tinh). Để hạn chế mức độ caramen hoá đường , Dược điển Nga ghi công thức của các dung dịch glucose như sau:
Glucose khan 50g hoặc 100g hoặc 250g hoặc 400g Dung dịch aicd hydrocloric 0,1N vừa đủ đến pH = 3-4
Natri clorid 0,26g Nước cất vừa đủ 1000ml
Người ta cho rằng natri clorid tạo phức với glucose và phức hợp này khó bị caramen hoá hơn và dung dịch mặn- ngọt này phù hợp hơn với dịch sinh lý của cơ thể.
Nhiệt độ quá cao khi tiệt khuẩn cũng là một yếu tố thúc đẩy sự biến mầu của dung dịch glucose. Vì vậy, chỉ tiệt khuẩn dung dịch glucose bằng nồi hấp ở nhiệt độ ở 121oC/30 phút và khi đã đủ thời gian nên lấy thuốc ra ngay mà không nên “ủ” kéo dài trong nồi hấp.
Tuỳ theo thành phần công thức dung dịch glucose có thể có pH từ 3,5-6,5. Dung dịch saccarose thuỷ phân
Saccarose dược dụng 47,5g
Dung dịch acid hydrocloric 0,1N 4,0ml Nước cất để pha thuốc tiêm vừa đủ 1000ml
Hoà tan saccarose trong nước, thêm acid, lọc trong, hấp trong nồi hấp ở 121oC/30 phút. Dưới tác động của môi trường acid và nhiệt, saccarose sẽ được thuỷ phân thành glucose và fructose. Dung dịch có pH khoảng 4.
2. Các dung dịch tiêm truyền cung cấp chất điện giải
Tế bào sống, đơn vị cơ bản cấu tạo nên cơ thể sống luôn được “tắm” trong dịch sinh lý, được giữ ổn định và điều tiết bằng nhiều quá trình sinh lý phức tạp. Bất kỳ một sự thay đổi nào về lượng cũng như và thành phần của các dịch này đều có thể gây ra nhưng rối loạn sinh lý.
Dịch cơ thể nói chung được chia thành: Huyết tương (dịch ở trong lòng mạch máu), dịch nội bào (dịch ở trong lòng tế bào) và dịch gian bào (dịch ở khoảng giữa các tế bào). Thành phần của các dịch này là nước có chứa hỗn hợp các chất điện giải, các chất tan trung tính
Khi bị mất chất điện giải, tỷ lệ các chất điện giải bị mất không như nhau. Vì vậy cần xét nghiệm để xác định xem bị mất chất điện giải nào, cần bổ xung bao nhiêu trên cơ sở đó mà có chỉ định truyền dung dịch điện giải thích hợp. Trong những trường hợp này, dung dịch chất điện giải cần truyền có thể được kê đơn dưới dạng: Rp: Na+ 147mEq K+ 4mEq Ca++ 4mEq Cl 155mEq Nước cất vđ 1000ml M. f. infusion
Với cách kê đơn này, khi pha chế người dược sĩ phải chọn loại muối có anion phù hợp và phải tính được khối lượng muối dùng để pha đơn. Trường hợp dung dịch chưa đẳng trương thêm glucse để đẳng trương dung dịch.
Một số dung dịch điện giải được dùng nhiều trong điều trị: Dung dịch natri clorid 0,9%
Nước cất để pha thuốc tiêm vđ 1000ml
Dung dịch natri clorid 0,9% là dung dịch đẳng trương, ó pH 4,5-7,0; được tiêm truyền để thiết lập lại cân bằng điện giải của dịch ngoại bào khi bệnh nhân bị mất điện giải do bỏng, nôn và ỉa chảy. Dung dịch cũng được dùng với lượng lớn để thẩm phân phức mạc cho các bệnh nhân bị suyb thận nặng.
Dung dịch Ringer:
Natriclorid 8,6g
Kali clorid 0,3g
Calci clorid 0,33g
Nước cất để pha thuốc tiêm vđ 1000ml
Dung dịch Ringer có pH 5,0- 7,5, dùng tiêm truyền để cung cấn nước và chấ điện giải.
Dung dịch Ringer- Lactat
Natri clorid 6,0g
Kali clorid 0,3g
Calci clorid 0,2g
Nước cất để pha thuốc tiêm vđ 1000ml
Dung dịch đa điện giải:
Natri clorid 5,26g
Natri acetat 3,68g
Natri gluconat 5,02g
Kali clorid 0,37g
Magnesi clorid. 7H2O 0,30g
Nước cất để pha thuốc tiêm vđ 1000ml
Dung dịch này có thành phần các ion khá giống với thành phần của huyết tương, đẳng trương và có pH 4,0-8,0.
Ngoài ra còn có rất nhiều các dung dịch tiêm truyền đa điện giải khác mà trong thành phần có thể có thêm các ion citrat, lactat, calci... cũng có nhiều dung dịch đa điện giải phối hợp với glucose hoặc đường khử.
3. Các dung dịch tiêm truyền lập lại cân bằng acid- kiềm
Huyết tương bình thường có pH 7,35- 7,45 và được duy trì ổn định trong khoảng pH này nhờ nhiều hệ đêm sinh lý có sẵn trong cơ thể. Nhưng vì một nguyên nhân nào đó pH của huyết tương <7,35 nghĩa là máu bị nhiễm acid; ngược lại nếu pH của huyết tương > 7,45 nghĩa là máu bị nhiễm kiềm. Trong những trường hợp này cần phải truyền các dung dịch có tác dụng thiết lập lại các acid- kiềm của máu.
Một số dung dịch tiêm truyền dùng khi máu bị nhiễm acid:
Dung dịch natri hydrocarbonat 1,4%:
Natri hydrocarbonat 14g
Nước cất để pha thuốc tiêm vừa đủ 1000ml
Trong thành phần của dung dịch natri hydrocarbonat, có thể cho thêm 0,01% dinatri EDTA để khoá các cation hoá trị II như Ca++, Mg++ (nhả ra từ bao bì thuỷ tinh) tránh tạo ra các tủa không tan như CaCO3, MgCO3.
Dung dịch natri hydrocarbonat 1,4% là dung dịch đẳng trương có pH 7,0- 8,5, được dùng khi máu bị nhiễm acid, có tác dụng cung cấp trực tiếp ion HCO3 để lập lại cân bằng acid kiềm trong máu.
Ngoài dung dịch natri hydrocarbonat 1,4% còn các dung dịch tiêm truyền natri hydrocarbonat có nồng độ 1,26%, 2,74%, 4,2% và dung dịch 8,4%.
Acid lactic 14ml
Natri hydroxid 6,7g
Acid hydrocloric loãng vừa đủ Nước cất để pha thuốc tiêm vđ 1000ml
Do natri lactat kém bền vững, rất dẽ bị phân huỷ và biến màu trong quá trình bảo quản, nên để pha dung dịch tiêm truyền natri lactat thường đi từ acid lactic và natri hydroxid. Hoà tan natri hydroxid trong 400ml nước, thêm acíd lactic và hấp ở nhiệt độ 1150C trong 1 giờ, để nguội, thêm từ từ acid clohydrric loãng cho tới khi 0,15ml dung dịch này cho màu da cam với 0,05ml chỉ thị đỏ phenol, thêm nước vđ 1ml, lọc trong, đóng chai và hấp tiệt khuẩn ở nhiệt độ 1210C/30 phút,
Dung dịch có hàm lượng natri lactat từ 1,75- 1,85% và có pH từ 5,0- 7,0. Truyền dung dịch này nhằm cung cấp trực tiếp nguồn ion natri để làm tăng nồng độ ion hydrocarbonat trong trường hựo máu bị nhiễm acid nặng. Ion lactat nhanh chóng được chuyển hoá ở gan thành glycogen.
Dung dịch tiêm truyền dùng khi máu bị nhiễm kiềm: Dung dịch amoni clorid 2,14%:
Amoni clorid 21,4g
Nước cất để pha thuốc tiêm vừa đủ 1000ml Tiệt khuẩn chế phẩm ở 1150C/30 phút.
Dung dịch có chứa 400mEq/lít ion amoni và ion clorid, có pH từ 4,5-6,0 được truyền tĩnh mạch chậm (500ml/3 giờ) để lập lại câm bằng acid - kiềm khi máu bị nhiễm kiềm do chuyển hoá. Khi truyền dung dịch này vào máu, amoni clorid đi qua được màng hồng cầu, dễ gây hiện tượng phả huyết. Để đảm bảo an toàn, người ta thường thêm glucose vào dung dịch này do glucose có tác dụng làm bền màng hồng cầu.
4. Các dung dịch tiêm truyền cung cấp chất dinh dưỡng
Trong trường hợp bệnh không thể tiếp nhận được nhu cầu về các chất dinh dưỡng cho cơ thể từ thức ăn qua đường tiêu hoá. Khi đó nhu cầu về các chất dinh dưỡng cần thiết như carbon hydrrat, các acíd amin, các acid béo, các chất khoáng các nguyên tố vi lượng và các vitamin, được cung cấp bằng cách tiêm truyền các dịch truyền có thành phần dinh dưỡng cần thiết.
5. Các dung dịch bổ xung thể tích máu
Trong trường hợp bị mất máu do chấn thương, do phẫu thuật hoặc do chảy máu nội tạng. Tuỳ thuốc vào lượng máu bị mất mà có thể bị tụt huyết áp, truỵ tim hay bị tử vong nếu thể tích màu bị mất không được bù đắp kịp thời. Trong trường hợp không có máu để truyền, có thể tạm thời bù lại thể tích máu đã mất bằng cách tiêm truyền một số dung dịch của các chất có phân tử lượng cao. Khi truyền các dung dịch này, do chất tan có kích thước phân tử lớn, khó khuyếch tán qua thành mạch nên được lưu lại trong lòng mạch lâu hơn với khi truyền dung dịch mà chất tan có phân tử lượng nhỏ như glucose. Một số dung dịch thường dùng:
Dung dịch dextran:
Dextran là sản phẩm thuỷ phân có điều khiển và lên nen từng phần polysaccarrid dưới tác động của một số chủng Leuconostoc mesenteroides trên cơ chất là đường saccarose. Dextran là một polyme glucose trong đó cầu nối giữa các đơn vị glucose là cầu nối α 1-6.
6. Dung dịch tiêm truyền lợi niệu thẩm thấu
Dung dịch manitol có nồng độ: 10, 15, 20 và 25% trong nước cất pha tiêm, có pH 4,5- 7,0 hoặc dung dịch manitol kết hợp với glucose hay natriclorrid, là các dung dịch tiêm truyền có tác dụng lợi niệu thẩm thấu, dùng trong điều trị phù não và lợi niệu.
Dung dịch manitol 20% trở lên là dung dịch bão hoà, do vậy cần bảo quản chế phẩm ở nhiệt độ 20- 300C. Nếu nhiệt độ phòng giảm xuống 200C, manitol trong dung dịch sẽ bị kết tinh. Để khắc phục hiện tượng này phải làm nóng dung dịch cho manitol hoà tan hoàn toàn trong dung dịch mới được truyền. Đồng thời phải cho dung dịch qua lọc máu (có trong bộ dây truyền máu) để loại trừ hoàn toàn manitol tinh thể.
Khi cơ thể bị mất máu việc truyền dung dịch các chất cao phân tử như dextran chỉ mang tính chất tạm thời bổ xung thể tích huyết tương thiếu hụt cho cơ thể, nhưng không bổ xung được lượng tế bào máu đã mất, đặc biệt là khi cơ thể bị mất một lượng máu lớn. Trong những trường hợp như vậy tốt nhất là truyền máu. Để thực hiện việc truyền máu phải có các dung dịch có tác dụng chống đông và bảo quản máu.