3.1.Doanh thu và lợi nhuận xuất khẩu của công ty qua các năm được thể hiện qua bảng số liệu sau :
Năm 2004 2005 2006 6 tháng 2007 Doanh thu (đồng) 135.064.109.495 151.140.518.14 8 226.695.563.275 188.863.976.395 Lợi nhuận ( đồng) 2.055.128.905 3.231.368.256 4.332.142.627 2.512.000.000 Thuế nộp NSNH (đồng) 528.800.000 904.783.000 1.213.000.000 807.213.000
Nguồn Phòng kế toán – Công ty CP may Sông Hồng
Qua bảng số liệu trên doanh thu và lợi nhuận tăng nhanh qua các năm. Doanh thu năm 2005 tăng 12% so với năm 2004,năm 2006 tăng 50% so với năm 2005 nguyên nhân do năm 2006 công ty mở rộng sản xuất, xưởng 7,8,9 ở huyện Xuân Trường và là năm đầu tiên làm hàng xuất khẩu trực tiếp nên doanh thu xuất khẩu tăng mạnh trong năm 2006. Vẫn đà phát triển doanh thu sáu tháng đầu năm 2007 vẫn tăng mạnh .
Lợi nhuận năm 2005 tăng mạnh 57% so với năm 2004, năm 2006 tăng 34% so với năm 2005. Lợi nhuận sáu tháng đầu năm 2007 đạt 58% so với năm 2006.
Doanh thu và lợi nhuận tăng cao trong các năm đóng góp vào ngân sách nhà nước một khoản đáng kể, ngân sách nộp nhà nước năm 2005 tăng 71% so với năm 2004, năm 2006 tăng 34% so với năm 2005.
3.2. Thu nhập bình quân công nhân viên
Bảng : Thu nhập bình quân công nhân viên
Thu nhập công nhân viên
(đồng/người/tháng)
1.150.185 1.457.048 1.482.000 1.450.000
Nguồn Phòng kế toán – Công ty CP may Sông Hồng
Thu nhập bình quân của công nhân viên tăng qua các năm. Tiền lương tối thiểu mà doanh nghiệp áp dụng đều tăng qua các năm, mỗi năm tăng thêm 70.000đ. Hiện nay tiền lương tối thiểu là 750.000 nghìn, đây là tiền lương mà công ty tự xây dựng lên dựa trên cơ sở luật pháp của nhà nước và tình hình phát triển của công ty. Đây là tiền lương tối thiểu được đánh giá là cao so với các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh trong cả nước.
Hoạt động kinh doanh của Công ty luôn đem lại hiệu quả kinh tế bền vững. Công ty luôn bảo toàn nguồn vốn, không để đọng vốn làm tốt nghĩa vụ nộp ngân sách Nhà nước, luôn luôn bảo đảm hoàn thành kế hoạch đề ra.
Thứ nhất : Các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu đã đáp ứng được yêu cầu
của khách nước ngoài. Sản phẩm của Công ty ngày càng đa dạng: để đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng Công ty đã học hỏi từ phía khách hàng để đa dạng hoá hàng gia công. Trước đây Công ty mới chỉ gia công được áo Jacket thì ngày nay đã có thể gia công quần , quần áo trẻ em, váy……
Thứ hai : Chất lượng các sản phẩm cũng được nâng cao dần, đem lại
uy tín cho Công ty thể hiện qua số lượng hợp đồng ngày càng gia tăng, thị trường xuất khẩu mở rộng .
Thứ ba : Tổ chức bộ máy quản lý của Công ty hoạt động ngày càng
đem lại hiệu quả cao, cơ chế quản lý đó đã tạo được nhiều cơ hội cho mỗi nhiều làm việc có chất lượng hơn, phát huy hết khả năng, kinh nghiệm của bản thân cho sự phát triển của Công ty.
Thứ t : Đội ngũ cán bộ của công ty đã không ngừng nâng cao trình độ
đổi nhanh chóng của thị trường quốc tế nói chung và trong nước nói riêng.
Thứ năm : Công ty đã không ngừng đổi mới trang thiết bị máy móc,
tiến hành sắp xếp lại bộ máy quản lý và chỉ huy sản xuất với mục tiêu “Đúng người, đúng việc”, tiến hành sắp xếp lại phân xưởng may, đầu tư cải tạo lại nhà xưởng, khu làm việc, trang bị nhiều dụng cụ cần thiết để phục vụ quản lý sản xuất. Từ đó tăng năng suất lao động, cải tiến mẫu mã sản phẩm, nâng cao chất lượng sản phẩm, đáp ứng thị hiếu của người tiêu dùng.
• Thứ sáu : Công ty đã từng bước khắc phục được cách làm việc
quan liêu. Đây là yếu tố quan trọng giúp cho công ty mở rộng nhiều mối quan hệ làm ăn mới, từ đó tăng doanh thu, tạo ra nhiều việc làm cho người lao động.
II.Thực trạng xuất khẩu sang thị trường Mỹ của công ty cổ phần may Sông Hồng
1.Giai đoạn 1995-2003
Năm 1995, giá trị xuất khẩu của ngành dệt may Việt Nam đạt 850 triệu USD. Năm 2004, kim ngạch xuất khẩu đã vượt trên con số 4,3 tỷ USD; chiếm 16,35% trong tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam và tiếp tục duy trì được ở vị trí thứ hai trong số các ngành dẫn đầu về kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam. Năm 2005, Việt Nam đặt chỉ tiêu xuất khẩu đạt 5 tỷ USD và phấn đấu đạt khoảng 8-9 tỷ USD vào năm 2010.
Từ năm 2001, Hiệp định Thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ đã mở cửa thị trường Mỹ cho hàng dệt may Việt Nam, đồng thời kích thích thêm lượng tiêu thụ mặt hàng này. Theo số liệu của Hải quan Hoa kỳ, năm 2001, khả năng xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam vào thị trường Mỹ mới chỉ đứng ở vị trí 70 trong tổng số gần 200 nước xuất khẩu mặt hàng này vào thị trường Mỹ, thì đến năm 2002 đã vượt lên xếp thứ 23; năm 2003 bứt phá mạnh hơn, xếp thứ 8 và năm 2004, xếp ở vị trí thứ 6, vượt 64 bậc sau 3 năm. Năm 2004,
ngành dệt may Việt Nam chiếm gần 3,5% thị phần nhập khẩu hàng dệt may vào thị trường Mỹ với đơn giá xuất khẩu bình quân vượt Trung Quốc và trở thành một trong những nước có đơn giá xuất khẩu hàng dệt may vào Mỹ thuộc loại cao nhất trong số các nước xuất khẩu hàng dệt may vào thị trường này. Cụ thể, năm 2001, đơn giá xuất khẩu bình quân là 1,51 USD/m2 sản phẩm, đến năm 2004 tăng lên 3,14 USD/m2 sản phẩm; trong khi Trung Quốc từ 2,96 USD/m2 sản phẩm, tụt xuống còn 1,25 USD/m2 sản phẩm. Nếu tính những chủng loại hàng (cat) nóng nhất trên thế giới hiện nay xuất khẩu vào thị trường Mỹ thì khả năng cạnh tranh của hàng dệt may Việt Nam cũng rất mạnh; ví dụ như mặt hàng áo sơ mi dệt kim (cat. 388/339) tính trong 9 tháng đầu năm 2004, Việt Nam được xếp vị trí thứ năm trong số các nước xuất khẩu vào Mỹ; đặc biệt là cat. 347/348, Việt Nam xếp thứ hai trong số các nước xuất khẩu vào Mỹ.
Mức tăng trưởng của hàng dệt may Việt Nam vào thị trường Mỹ mạnh đến mức có một số nhóm vận động hành lang để Quốc hội Mỹ ban hành qui chế kiểm soát mới (từ năm 2003, Oasinhtơn đã áp dụng qui chế hạn ngạch mới đối với hàng dệt may của Việt Nam). Trong khi đó, các nhóm kinh doanh Mỹ khác, như Hiệp Hội Dệt May Quốc gia (NTA) có trụ sở ở Boston, công khai ủng hộ việc bãi bỏ hạn ngạch đối với hàng dệt may Việt Nam khi quốc gia này trở thành thành viên WTO vào cuối năm nay. Theo ông Karl Spilhous, Chủ tịch Hiệp hội NTA, chủ trương tìm kiếm cơ chế để đảm bảo điều đó thông qua khả năng vận dụng quy định tạm thời của WTO cho phép kiểm soát từng mặt hàng nhập khẩu cụ thể nếu gây thiệt hại cho sản xuất nội địa của một quốc gia.
2.T ừ 2003-2006
triệu USD thì riêng thị trường Mỹ đạt 530 triệu USD, chiếm khoảng 2/3 tổng kim ngạch của tất cả các mặt hàng xuất khẩu vào Mỹ. Tuy nhiên, lãnh đạo một số bộ, ngành đưa ra khuyến cáo cho các doanh nghiệp Việt Nam khi bước vào sân chơi Mỹ thì phải nắm vững luật pháp nước Mỹ và phải ềchơiể theo kiểu Mỹ. Ðây là thị trường tràn ngập cơ hội kinh doanh nhưng cũng đầy cam go, cạnh tranh khốc liệt...Nhiều bất lợi cho cả hai bên.Bộ Thương mại cho biết, kim ngạch xuất khẩu hàng dệt, may của Việt Nam vào thị trường Mỹ chỉ chiếm một phần rất nhỏ bé so với tổng kim ngạch nhập khẩu hàng dệt, may của Mỹ (khoảng 1,6%). Vì thế, kể từ khi Hiệp định Thương mại Việt - Mỹ được ký kết, hầu hết các doanh nghiệp ngành dệt, may Việt Nam đều tranh thủ đổi mới thiết bị công nghệ, cải tiến mẫu mã, xây dựng chất lượng hàng hóa theo tiêu chuẩn quốc tế ... nhằm chiếm lĩnh thị trường Mỹ còn đầy tiềm năng.Sản phẩm của một số doanh nghiệp như: Công ty may Việt Tiến, Công ty may Nhà Bè, Công ty dệt Phong Phú, Công ty dệt Phước Long, Công ty may Phương Ðông ... bước đầu đã chinh phục được nhiều khách hàng châu Âu và Mỹ. Một tin vui cho ngành dệt, may là Liên minh châu Âu (EU) vừa đồng ý tăng hạn ngạch cho một số sản phẩm dệt, may của Việt Nam và Chính phủ Mỹ cũng đồng ý dành cho Việt Nam hạn ngạch 1,7 tỷ USD hàng dệt, may xuất khẩu vào thị trường Mỹ trong năm đầu tiên, sau mỗi năm tiếp theo sẽ tăng hạn ngạch từ 2-7% cho từng sản phẩm cụ thể. Tuy nhiên, việc Hoa Kỳ áp dụng hạn ngạch đối với ngành dệt, may Việt Nam xuất khẩu vào thị trường Mỹ còn nhiều điều chưa thỏa đáng, gây ra sự phản đối mạnh mẽ trong giới doanh nghiệp hai nước. Nội dung của bản thỏa thuận hạn ngạch còn nhiều điểm thể hiện sự áp đặt vô cớ trong các chính sách phát triển thương mại của Hoa Kỳ, thậm chí đi ngược lại với quyền lợi người dân Mỹ. Bình luận về điều này, một số nhà doanh nghiệp Mỹ đang kinh doanh tại Việt Nam cho biết, việc Chính phủ Mỹ áp dụng hạn ngạch đối với hàng hóa dệt, may của Việt
Nam là không công bằng, người tiêu dùng Mỹ sẽ phải chịu thiệt khoảng 20 tỷ USD/năm và trong năm tới sẽ khó đáp ứng được nhu cầu mua sắm của người dân Mỹ. Bên cạnh đó, 50 nhà nhập khẩu bán lẻ Mỹ cũng phản đối gay gắt và cho rằng, hạn ngạch buôn bán hàng dệt may giữa hai nước đã vô tình kìm hãm ngay chính ềđội nhàể vì phát triển hệ thống bán lẻ đang rất có ý nghĩa trong việc khôi phục nền kinh tế Mỹ. Các nhà nhập khẩu Mỹ sẽ phải bỏ lỡ nhiều cơ hội mua hàng dệt, may từ khu vực có chi phí thấp cho các sản phẩm chất lượng cao như ở Việt Nam. Trong số khoảng 30 mặt hàng dệt, may của Việt Nam bị giới hạn số lượng vì “chuyện hạn ngạch” thì có 4 chủng loại hàng hóa gồm: quần dài, quần Jean, hàng dệt kim, áo sơ mi cộc tay là những mặt hàng quan trọng của các nhà nhập khẩu Mỹ, với số lượng tiêu thụ khoảng gần 300 triệu sản phẩm mỗi năm. Ðiều này sẽ gây thiệt hại không nhỏ cho các doanh nghiệp Mỹ khi phải mua hàng ở các khu vực có giá thành sản phẩm cao hơn nhiều so với Việt Nam. Trớ trêu thay, nguyên nhân dẫn đến việc áp dụng hạn ngạch dệt, may đối với Việt Nam lại bắt nguồn khi một số nhà sản xuất Mỹ kêu ca rằng, sản phẩm giá rẻ của Việt Nam đang tràn ngập thị trường Mỹ làm giảm lợi nhuận của họ.Theo đánh giá của ông Bùi Xuân Khu - Thứ trưởng Bộ Công nghiệp thì trong năm đầu tiên, hạn ngạch dệt, may vào Mỹ cũng có nhiều thuận lợi cho các doanh nghiệp Việt Nam, nhưng tỷ lệ tăng hạn ngạch trong các năm tiếp theo không tương xứng với năng lực sản xuất và tốc độ phát triển của ngành dệt may Việt Nam. Trước tình thế bị “ép sân” quá đáng, ngành dệt, may Việt Nam đang có nhiều nỗ lực như: đào tạo lại nguồn nhân lực, đầu tư nâng cấp công nghệ, củng cố các thị trường truyền thống và mở rộng thêm các thị trường mới ở châu Phi và các quốc gia khác. So với năng lực thực tế của ngành dệt, may Việt Nam thì con số 1,7 tỷ USD hạn ngạch vào Mỹ là không tương xứng. Nhưng một nhà nhập khẩu Mỹ lại đưa ra một giả thuyết mà các doanh nghiệp Việt Nam có thể phát huy nhiều sức
mạnh còn tiềm ẩn như: nếu cần áo sơ mi trơn - có thể tìm đến nhà sản xuất ở Trung Quốc vì giá cả rẻ nhất khu vực, nếu cần áo sơ mi thêu - hãy nghĩ tới Việt Là một trong những ngành kinh tế mũi nhọn của Việt Nam, xuất khẩu hàng dệt may năm 2003 đã đạt mức tăng trưởng rất ấn tượng với kim ngạch xuất khẩu ước tính sẽ tăng gấp đôi so với so với năm 2000, đạt con số 3,6 tỷ USD, và vượt hơn 400 triệu USD so với mục tiêu đề ra.
Có được kết quả này, theo ông Mai Hoàng Ân, Tổng Giám đốc Tổng Công ty Dệt may Việt Nam (VINATEX), là do Chính phủ đã chuẩn bị tốt khâu đàm phán mậu dịch, xúc tiến thương mại với các nước nhập khẩu để giúp doanh nghiệp tiếp cận được với thị trường nước ngoài. Kết quả này cũng phản ánh sự cố gắng cao của từng doanh nghiệp trong công tác xúc tiến thương mại, quảng bá sản phẩm và mở rộng thị trường xuất khẩu.
Đặc biệt ấn tượng là kết quả xuất khẩu hàng dệt may sang thị trường Hoa Kỳ. Bất chấp việc phía Hoa Kỳ áp đặt hạn ngạch, xuất khẩu hàng dệt may sang thị trường này năm nay có thể đạt con số 2 tỷ USD. Trong 4 tháng đầu năm, trước khi phía Hoa Kỳ áp dụng hạn ngạch, các doanh nghiệp đã nhanh chóng, chủ động ký được các hợp đồng xuất khẩu tự do và đạt kim ngạch xuất khẩu trên 650 triệu USD. Liên Bộ Thương mại, Công nghiệp, Kế hoạch và Đầu tư đã kịp thời triển khai hiệp định đã ký với Hoa Kỳ để phân bổ quota kịp thời, tạo điều kiện cho doanh nghiệp đẩy nhanh tiến độ xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ.
Mới đây, trong chuyến khảo sát thị trường Việt Nam, 12 công ty của Mỹ dự kiến sẽ bán bông cho các công ty may Việt Nam và Việt Nam sẽ xuất khẩu sản phẩm may mặc ngược trở lại thị trường Mỹ. Một số doanh nghiệp Mỹ còn cho biết, nếu hàng may mặc Việt Nam có từ 50% nguyên liệu của Mỹ trở lên thì mặt hàng đó sẽ được ưu tiên khi xuất khẩu sang thị trường Mỹ. Đây
là mô hình hợp tác khép kín, mở ra hướng mới cho các doanh nghiệp ngành dệt may Việt Nam trong việc khai thác thị trường Hoa Kỳ.
Nếu đến năm 2005, Việt Nam trở thành thành viên chính thức của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) thì Mỹ sẽ dỡ bỏ hoàn toàn hạn ngạch đối với hàng hóa có xuất xứ từ Việt Nam.
Những khuyến cáo
Hiện nay đang có thực trạng Hải quan Mỹ luôn tìm cách quy kết hàng dệt, may xuất khẩu của Việt Nam có xuất xứ bất hợp pháp. Nếu doanh nghiệp nào vi phạm, Chính phủ Mỹ sẽ trừ gấp 3 lần số lượng đơn hàng bị giữ lại trong tổng hạn ngạch cấp cho Việt Nam. Bộ trưởng Bộ Thương mại Trương Ðình Tuyển đã có chỉ thị về việc chống các hành vi gian lận thương mại, chuyển tải hàng hóa bất hợp pháp sang thị trường Mỹ. Theo đó, khi xuất hàng sang Mỹ cần kiểm tra chặt chẽ các vận đơn xuất hàng, phải nghiên cứu thực hiện đúng các quy định của Mỹ về thủ tục hải quan, xuất trình đầy đủ hợp lệ các chứng từ liên quan và lưu trữ cẩn thận tất cả hóa đơn để tiện cho Hải quan Mỹ kiểm tra. Bộ Công nghiệp cũng đưa ra khuyến cáo các doanh nghiệp cần phải bảo đảm tính minh bạch của xuất xứ hàng hóa để tránh việc Mỹ đơn phương áp đặt hạn ngạch dệt, may đối với Việt Nam. Nghiêm cấm các doanh nghiệp xuất khẩu hàng dệt, may sử dụng gi y chứng nhận xuất khẩu dệt, may sang Mỹ của Việt Nam để xuất khẩu hàng hóa có xuất xứ từ các quốc gia khác và ngược lại, sử dụng vi sa của các nước khác để xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam. Kể từ ngày 1/7/2003, hàng dệt, may của Việt Nam vào Mỹ phải có vi sa do phòng quản lý nhập khẩu khu vực thuộc Bộ Thương mại cấp, hoặc cơ quan được Bộ Thương mại ủy quyền cấp. Doanh nghiệp phải xuất theo theo lượng hạn ngạch được giao sau khi