Vấn đề hạch toán chi phí sản xuất

Một phần của tài liệu hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty phát triển công nghệ và thiết bị mỏ (Trang 63 - 78)

* Về công tác hạch toán công cụ dụng cụ

Công ty sử dụng các loaị công cụ dụng cụ có giá trị lớn, thời gian sử dụng lâu dài nhưng hiện nay công ty không tiến hành phân bổ chi phí công cụ dụng cụ làm nhiểu lần mà lại tiến hành phân bổ chi phí công cụ dụng cụ một

lần vào kì đầu tiên. Việc này đã làm ảnh hưởng đến việc tổng hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm của kì đó và các kì liên quan.

* Về công tác hạch toán chi phí sủa chữa lớn TSCĐ

Công ty Phát triển Công nghệ và Thiết bị Mỏ có số lượng máy móc, thiết bị lớn nhưng công ty không trích trước các khoản chi phí sửa chữa lớn phát sinh theo kế hoạch vào giá thành mà thường khi phát sinh kì nào thì cho luôn vào kì đó ảnh hưởng đến công tác kế toán sản phẩm sản xuất và tính giá thành sản phẩm

* Về công tác hạch toán chi phí tiền lương.

Công ty Phát triển Công nghệ và Thiết bị máy Mỏ là một công ty sản xuất lớn với đội ngũ công nhân trực tiếp sản xuất chiếm 2/3 số lượng công nhân viên trong toàn công ty song Công ty lại không trích trước tiền lương nghỉ phép của công nhân trực tiếp sản xuất. Điều này là chưa phù hợp với đặc thù của công ty vì nếu trong tháng, số lượng công nhân này đồng loạt nghỉ phép như mùa lễ hội, du lịch thì sẽ ảnh hưởng lớn đến giá thành sản phẩm, do đó sẽ làm sai lệch kết quả sản xuất kinh doanh trong tháng.

* Về công tác quản lý chi phí sản xuất.

Mặc dù công ty đã có những biện pháp để quản lý chi phí sản xuất nhưng việc tăng cường quản lý và giảm thiểu chi phí sản xuất sản phẩm rất cần được thực hiện cụ thể hơn nữa.

3.2. Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác kế toán chi phí và tính giá thành tại Công ty Phát triển Công nghệ và Thiết bị Mỏ.

3.2.1 Nguyên tắc hoàn thiện.

Việc hoàn thiện công tác hạch toán kế toán và tính giá thành sản phẩm là một công việc cần thiết. Việc hoàn thiện đó cần dựa trên các cơ sở sau:

- Đảm bảo phù hợp với đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh, quy trình công nghệ và yêu cầu cụ thể của các nhà quản lý doanh nghiệp..

- Đảm bảo cung cấp thông tin kịp thời, chính xác, đầy đủ, có hiệu quả cho mọi hoạt động kế toán tài chính của doanh nghiệp nhằm phục vụ kịp thời cho công tác chỉ đạo sản xuất..

3.2.2 Một số ý kiến nhằm hoàn thiện công tác hạch toán chi phí và tính giá thành sản phẩm.

* Kiến nghị 1:

Công ty áp dụng hình thức Nhật kí – Chứng từ nên số lượng sổ sách lớn trong khi đó lại không sử dụng kế toán máy. Vì vậy, công ty nên áp dụng một phần mềm kế toán phù hợp với đặc điểm kinh doanh của mình để giảm bớt khối lượng công việc cho kế toán viên.

* Kiến nghị 2:

Đối với công cụ dụng cụ xuất dùng có quy mô lớn, giá trị cao, có tác dụng cho nhiều kì hạch toán, công ty nên phân bổ chi phí công cụ dụng cụ cho nhiều kì để có thể tính toán và tập hợp chi phí sản xuất chính xác hơn. Việc phân bổ chi phí công cụ dụng cụ làm nhiểu kì được hạch toán theo các bút toán sau:

Khi xuất dung công cụ dụng cụ:

Nợ TK 142, 242: Giá trị công cụ dụng cụ xuất dùng. Có TK 153: Giá trị công cụ dụng cụ xuất dùng. Phản ánh giá trị phân bổ mỗi lần:

Nợ TK 627 : Giá trị phân bổ mỗi lần.

Có TK 142, 242: Giá trị phân bổ mỗi lần. Khi công cụ dụng cụ báo hỏng:

Nợ TK 627 : Giá trị còn lại – giá trị thu hồi – giá trị đã phân bổ Có TK 142, 242: Giá trị còn lại

* Kiến nghị 3:

Công ty nên lên kế hoạch trích trước chi phí sửa chữa lớn và tiến hành thực hiện trích trước tiền lương nghỉ phép của công nhân trực tiếp sản xuất. Vì Công ty Phát triển Công nghệ và Thiết bị Mỏ là một công ty sản xuất, đội ngũ công nhân trực tiếp sản xuất lớn, số lượng và giá trị máy móc thiết bị, nhà xưởng tương đối lớn nên trong quá trình sản xuất kinh doanh sẽ phát sinh những khoản chi phí sửa chữa tương đối lớn.Do vây, để quá trình sản xuất kinh doanh diễn ra ổn định, không bị đột biến về chi phí, công ty nên trích trước các khoản này.

- Trích trước chi phí sủa chữa lớn theo các bút toán sau: Khi trích trước chi phí sửa chữa lớn:

Nợ TK 627: Chi phí trích trước.

Có TK 335: Chi phí trích trước. Khi tiến hành sửa chữa.

Nợ TK 2413: Giá trị sửa chữa

Có TK 111,112,331,334….Giá trị sửa chữa. Khi quyết toán.

Nợ TK 335: Giá trị sửa chữa

Có TK 2413: Giá trị sửa chữa. Khi cần bổ sung:

Nợ TK 627: Giá trị cần bổ sung.

Có TK 335: Giá trị cần bổ sung. Khi thừa quỹ:

Nợ TK 335: Giá trị thừa. Có TK 627: Giá trị thừa.

- Trích trước lương nghỉ phép theo trình tự sau:

- Căn cứ vào dự báo kế hoạch nghỉ phép năm và chính sách tiền lương tương ứng với lao động trực tiếp sản xuất để xây dựng quỹ lương nghỉ phép kế hoạch năm.

Tỷ lệ trích trước = Quỹ lương phép kế hoạch x 100

Tổng quỹ lương kế hoạch năm

- Hàng tháng xác định mức trích lương ghi chi để lập quỹ lương phép. Quỹ lương phép /tháng = tỷ lệ trích trước x quỹ lương tháng thực tế. Ghi bút toán sau:

Nợ TK 622, 627: Lương trích trước Có Tk 335: Lương trích trước

- Căn cứ thực tế nghỉ phép tính mức lương phải trả để chi lươn phép từ quỹ đã lập.

Ghi Nợ TK 335: Lương phép, Có TK 334

- Cuối năm quyết toán quỹ Nếu thừa quỹ, ghi:

Nợ TK 335.

Có TK 622, 627 Nếu thiếu quỹ, ghi: Nợ TK 622, 627.

Có TK 335.

* Kiến nghị 4.

Công ty nên tăng cường và cụ thể hóa hơn trong công tác giảm thiểu chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm.

Đối với chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, Công ty có thể áp dụng các biện pháp sau đây:

- Nghiên cứu các biện pháp để giảm thiểu hao hụt nguyên vật liệu, so sánh tỷ lệ hao hụt của công ty với tỷ lệ hao hụt trên thị trường để từ đó tìm cách bảo quản như: quan tâm tới các điều kiện bảo quản, kho bãi…

- Đưa ra các hình thức thưởng, phạt đối với các sáng kiến cũng như các hành vi gây ra thâm hụt nguyên vật liệu.

Đối với chi phí nhân công trực tiếp, Công ty có thể áp dụng các biện pháp sau đây:

- Thực hiện tốt các công tác tổ chức sản xuất, bố trí công nhân thực hiện quá trình sản xuất một cách phù hợp.

- Tăng cường nghiên cứu và áp dụng các kĩ thuật tiến bộ vào sản xuất để tăng năng suất lao động. Đồng thời có chính sách, chế độ thưởng phạt để khuyến khích người lao động.

Đối với chi phí sản xuất chung, Công ty nên sử dụng tiết kiệm các dịch vụ mua ngoài như điện, nước và sử dụng hiệu quả công cụ dụng cụ và các tài sản cố định của công ty.

KẾT LUẬN

Trong nền kinh tế thị trường với sự cạnh tranh lành mạnh hiện nay, một doanh nghiệp chỉ có thể tồn tại và đứng vững khi có một bộ máy kế toán hoạt động có hiệu quả, cung cấp đầy đủ các thông tin cần thiết cho các đối tượng trong và ngoài doanh nghiệp, đặc biệt là trong việc ra các quyết định quản trị của các nhà quản lý. Nắm bắt được tầm quan trọng của công tác hạch toán kế toán, các doanh nghiệp hiện nay đang cố gắng cải thiện tính hiệu quả trong công tác kế toán của doanh nghiệp.

Qua một thời gian thực tập tại Công ty Phát triển Công nghệ và Thiết bị Mỏ, được sự hướng dẫn tận tình của các cô, các chú, các anh, các chị trong công ty cùng các kiến thức được trang bị trong nhà trường và thời gian tìm hiểu thực tế tại công ty, em đã đi sâu tìm hiểu chuyên để “ Hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Phát triển Công nghệ và Thiết bị Mỏ”

Em đã cố gắng vận dụng những kiến thức đã học để đi sâu tìm hiểu công tác hạch toán kế toán tại Công ty và đã cố gắng đưa những điều thu được vào bài viết. Song do trình độ còn nhiều hạn chế, bài viết khó tránh khỏi sai sót. Em rất mong nhận được sự quan tâm góp ý và chỉ bảo của các thầy cô cùng các cán bộ phòng kế toán công ty để bài viết hoàn thiện hơn.

Em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ chỉ bảo của thầy giáo hướng dẫn TS. Trần Quý Liên và các cô, các chú, các anh, các chị tại phòng kế toán Công ty Phát triển Công nghệ và Thiết bị Mỏ đã tận tình giúp đỡ em hoàn thành bài viết này.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.

1. PGS.TS. Đặng Thị Loan – 2006 – Giáo trình kế toán tài chính doanh nghiệp - NXB ĐH Kinh tế Quốc dân

2. PGS.TS. Nguyễn Văn Công – 2006 - Lý thuyết và thực hành kế toán tài chính – NXB ĐH Kinh tế Quốc dân.

3. Quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ngày 26/3/2006 về chế độ kế toán trong doanh nghiệp.

4. Các tài liệu của Công ty Phát triển Công nghệ và Thiết bị Mỏ. 5. Các website: www.mof . gov.vn

www.webketoan.vn www.kiemtoan.vn

PHỤ LỤC

Phụ lục 1

Danh mục tài khoản

STT Tên tài khoản Số hiệu tài khoản

1 Tiền mặt 111

2 Tiền gửi ngân hàng 112

3 Phải thu của khách hàng 131

4 Thuế GTGT được khấu trừ 133

5 Phải thu nội bộ 136

6 Phải thu khác 138

7 Dự phòng phải thu khó đòi 139

8 Tạm ứng 141

9 Chí phí trả trước ngắn hạn 142

10 Nguyên liệu, vật liệu 152

11 Công cụ, dụng cụ 153

12 Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang 154

13 Thành phẩm 155

14 Hàng hóa 156

15 HÀng gửi bán 157

16 Dừ phòng giảm giá hàng tồn kho 159

17 Tài sản cố định hữu hình 211

18 Tài sản cố định vô hình 213

19 Hao mòn tài sản cố định 214

20 Xây dựng cơ bản dở dang 241

21 Vay ngắn hạn 311

22 Nợ dài hạn đến hạn trả 315

23 Phải trả cho người bán 331

24 Thuế và các khoản phải nộp nhà nước 333

25 Phải trả người lao động 334

26 Chi phí phải trả 335

27 Phải trả nội bộ 336

28 Phải trả, phải nộp khác 338

29 Vay dài hạn 341

30 Nợ dài hạn 342

31 Nguồn vốn kinh doanh 411

32 Quỹ đầu tư phát triển 414

34 Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 511

35 Doanh thu hoạt động tài chính 515

36 Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp 621

37 Chi phí nhân công trực tiếp 622

38 Chi phí sản xuất chung 627

39 Giá vốn hàng bán 632

40 Chi phí tài chính 635

41 Chi phí bán hàng 641

42 Chi phí quản lý doanh nghiệp 642

43 Thu nhập khác 711

44 Chi phí khác 811

Phụ lục 2

BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN

Tại ngày 31 tháng 12 năm 2007

Đơn vị tính: vnđ TÀI SẢN số Thuyết minh Số cuối năm (3) Số đầu năm (3) 1 2 3 4 5 TÀI SẢN NGẮN HẠN (100=110+120+130+140+150) 100 9.185.674.753 6.391.531.535

I. Tiền và các khoản tương đương tiền 110 1.586.313.760 1.068.058.723

1.Tiền 111 V.01 1.586.313.760 1.068.058.723

2. Các khoản tương đương tiền 112

II. Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn 120 V.02

1. Đầu tư ngắn hạn 121

2. Dự phòng giảm giá đầu tư ngắn hạn 129

III. Các khoản phải thu ngắn hạn 130 5.193.791.175 3.921.009.807

1. Phải thu khách hàng 131 5.178.968.358 3.401.209.298

2. Trả trước cho người bán 132 30.000.000 34.000.000

3. Phải thu nội bộ ngắn hạn 133 494.000.000

4. Phải thu theo tiến độ kế hoạch hợp đồng xây dựng 134

5. Các khoản phải thu khác 135 V.03 654.508

6. Dự phòng phải thu ngắn hạn khó đòi 139 (15.177.183) (8.853.999)

IV. Hàng tồn kho 140 2.241.404.417 1.226.269.583

1. Hàng tồn kho 141 V.04 2.297.408.417 1.321.450.307

2. Dự phòng giảm giá hàng tồn kho 149 (56.004.000) (95.180.724)

V. Tài sản ngắn hạn khác 150 164.165.401 176.193.422

1. Chi phí trả trước ngắn hạn 151

2. Thuế GTGT được khấu trừ 152 130.579.176

3. Thuế và các khoản khác phải thu Nhà nước 154 V.05

1 2 3

5. Tài sản ngắn hạn khác 158 33.586.225 176.193.422

B - TÀI SẢN DÀI HẠN (200 = 210 + 220 + 240 + 250 + 260)

200 2.451.241.908 2.370.990.141

I- Các khoản phải thu dài hạn 210 21.500.368 67.500.368

1. Phải thu dài hạn của khách hàng 211 46.000.000

2. Vốn kinh doanh ở đơn vị trực thuộc 212

3. Phải thu dài hạn nội bộ 213 V.06

4. Phải thu dài hạn khác 218 V.07 21.500.368 21.500.368

II. Tài sản cố định 220 2.429.741.540 2.303.489.773

1. Tài sản cố định hữu hình 221 V.08 2.316.891.719 2.303.489.773

- Nguyên giá 222 5.120.783.176 4.886.239.582

- Giá trị hao mòn luỹ kế 223 (2.803.891.457) (2.582.749.809)

2. Tài sản cố định thuê tài chính 224 V.09

- Nguyên giá 225

- Giá trị hao mòn luỹ kế 226

3. Tài sản cố định vô hình 227 V.10

- Nguyên giá 228

- Giá trị hao mòn luỹ kế 229

4. Chi phí xây dựng cơ bản dở dang 230 V.11 112.849.821

III. Bất động sản đầu tư 240 V.12

- Nguyên giá 241

- Giá trị hao mòn luỹ kế 242

IV. Các khoản đầu tư tài chính dài hạn 250

1. Đầu tư vào công ty con 251

2. Đầu tư vào công ty liên kết, liên doanh 252

3. Đầu tư dài hạn khác 258 V.13

4. Dự phòng giảm giá đầu tư tài chính dài hạn 259

V. Tài sản dài hạn khác 260

1. Chi phí trả trước dài hạn 261 V.14

2. Tài sản thuế thu nhập hoãn lại 262 V.21

3. Tài sản dài hạn khác 268 Tổng tài sản (270 = 100 + 200) 270 11.636.916.661 8.762.521.676 NGUỒN VỐN 10.431.053.645 7.331.908.221 NỢ PHẢI TRẢ (300 = 310 + 330) 300 I. Nợ ngắn hạn 310 8.975.883.089 6.968.107.196 1. Vay và nợ ngắn hạn 311 V.15 2. Phải trả người bán 312 3.677.113.233 1.025.485.361

3. Người mua trả tiền trước 313 405.688.838

4. Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước 314 V.16 157.883.441 363.651.083

5. Phải trả người lao động 315 1.506.922.282 1.386.285.894

6. Chi phí phải trả 316 V.17

7. Phải trả nội bộ 317 3.298.953.064 3.542.920.375

8. Phải trả theo tiến độ kế hoạch hợp đồng xây dựng 318

9. Các khoản phải trả, phải nộp ngắn hạn khác 319 V.18 78.102.904 21.189.483

10. Dự phòng phải trả ngắn hạn 320 256.908.165 222.885.162

II. Nợ dài hạn 330 1.455.170.556 363.801.025

1. Phải trả dài hạn người bán 331 16.500.000 27.785.243

2. Phải trả dài hạn nội bộ 332 V.19 1.438.670.556 336.015.782

3. Phải trả dài hạn khác 333

4. Vay và nợ dài hạn 334 V.20

1 2 3

6. Dự phòng trợ cấp mất việc làm 336

7.Dự phòng phải trả dài hạn 337

B - VỐN CHỦ SỞ HỮU (400 = 410 + 430) 400

1.205.863.016 1.430.613.455

I. Vốn chủ sở hữu 410 V.22 1.205.863.016 1.430.613.455

1. Vốn đầu tư của chủ sở hữu 411 1.205.863.016 1.430.613.455

2. Thặng dư vốn cổ phần 412

3. Vốn khác của chủ sở hữu 413

4. Cổ phiếu quỹ 414

5. Chênh lệch đánh giá lại tài sản 415

6. Chênh lệch tỷ giá hối đoái 416

7. Quỹ đầu tư phát triển 417

8. Quỹ dự phòng tài chính 418

9. Quỹ khác thuộc vốn chủ sở hữu 419 10. Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối 420

11. Nguồn vốn đầu tư XDCB 421

II. Nguồn kinh phí và quỹ khác 430

1. Quỹ khen thưởng, phúc lợi 431

2. Nguồn kinh phí 432 V.23

3. Nguồn kinh phí đã hình thành TSCĐ 433

Tổng nguồn vốn (440 = 300 + 400) 440

11.636.916.661 8.762.521.676

Lập, ngày 31 tháng 12 năm2007..

Một phần của tài liệu hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty phát triển công nghệ và thiết bị mỏ (Trang 63 - 78)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(78 trang)
w