trích trước Trong đó: Tỷ lệ trích trước =
Tiền lương nghỉ phép theo kế hoạch năm
x 100 Tổng tiền lương theo kế
hoạch năm
Căn cứ vào kết quả tính ở trên, khi trích trước tiền lương nghỉ phép hoặc ngừng sản xuất có kế hoạch của lao động trực tiếp, ghi
Nợ TK 622
Có TK 335
Khi có lao động trực tiếp nghỉ phép, hoặc do ngừng sản xuất có kế hoạch, phản ánh tiền lương nghỉ phép thực tế phải trả cho họ, ghi:
Cuối niên độ kế toán xử lý số chênh lệch giữa khoản đã trích trước với khoản tiền lươngnghỉ phép thực tế phát sinh như sau:
- Nếu số trích trước lớn hơn số tiền lương nghỉ phép thực tế phát sinh, ghi Nợ TK 335
Có TK 711
- Nếu số trích trước nhỏ hơn số thực tế phát sinh thì kế toán tiến hành trích bổ sung khoản thiếu này vào chi phí sản xuất trong kỳ theo định khoản:
Nợ TK 622 Có TK 335
* Với chi phí sản xuất chung
Chi phí sản xuất chung là loại chi phí gián tiếp, bao gồm nhiều loại chi phí khá nhạy cảm như: chi phí tiếp khách, chi phí điện nước, cước viễn thông. Vì vậy, cần kiểm soát chặt chẽ hơn để tránh tình trạng phát sinh chi phí không hợp lý, làm tăng giá thành sản phẩm xây lắp.
3.2.3. Các biện pháp tăng cường quản lý chi phí nhằm giảm giá thành sản phẩm xây lắp
* Tiết kiệm chi phí nguyên vật liệu
Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp là một khoản mục chi phí chiếm tỷ trọng lớn nhất, do đó, tiết kiệm và sử dụng hiệu quả chi phí nguyên vật liệu trực tiếp góp phần làm giảm chi phí sản xuất và hạ giá thành sản phẩm. Bởi vậy, công ty cần xác định nhu cầu nguyên vật liệu cho từng công trình từ đó xây dựng kế hoạch mua sắm nguyên vật liệu phục vụ cho thi công. Ngoài ra, công ty cần tìm nguồn cung ứng nguyên vật liệu thường xuyên đảm bảo chất lượng với mức giá hợp lý nhất. Hơn nữa, việc sử dụng nguyên vật liệu trong quá trình thi công cũng cần phải được giám sát một cách chặt chẽ, tránh gây thất thoát, lãng phí. Công ty
cần cử kỹ thuật viên xuống các công trình để kiểm tra chất lượng, tiến hành kiểm kê nguyên vật liệu, đối chiếu, so sánh với sổ sách.
* Tiết kiệm chi phí nhân công
Nâng cao năng suất lao động là một yếu tố cần thiết trong việc hạ giá thành sản phẩm. Muốn nâng cao năng suất lao động, ngoài việc trang bị thêm máy móc hiện đại, công ty cần có chế độ khen thưởng phù hợp, ngoài ra, quan tâm đến sức khoẻ, đời sống của công nhân sẽ khuyến khích người lao động làm việc có trách nhiệm hơn, vì thế mà năng suất lao động cũng được nâng cao. Bên cạnh đó, Công ty cũng đưa ra những hình thức kỷ luật như phạt vật chất, trừ lương... đối với những trường hợp vị phạm kỷ luật lao động.
Mặt khác, công ty cũng cần chú trọng công tác tuyển dụng và tạo điều kiện đào tạo và đào tạo lại công nhân lành nghề, nâng cao bậc thợ kết hợp với việc sử dụng lao động thủ công tại địa phương nhằm tận dụng nguồn nhân công giá rẻ đối với những công việc không cần tay nghề cao.
* Tiết kiệm chi phí sử dụng máy thi công
Cần lên kế hoạch sửa chữa, bảo dưỡng máy móc thường xuyên cũng như thanh lý những máy móc không còn giá trị sử dụng. Đồng thời, nâng cao tay nghề của công nhân vận hành máy thi công, bồi dưỡng, chăm lo đến sức khoẻ của công nhân.
* Giảm chi phí sản xuất chung
Chi phí sản xuất chung là khoản chi phí gián tiếp, vì thế Công ty nên tìm cách giảm bớt chi phí này xuống. Những chi phí phát sinh phải được kiểm soát chặt chẽ, phải được đảm bảo đầy đủ về mặt chứng từ và sự phê duyệt của người có thẩm quyền. Đối với các khoản chi phí như tiếp khách, chi phí điện thoại... nên quy định mức tối đa, tránh sự lãng phí không cần thiết. Để thực hiện được những điều này, đòi hỏi phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa phòng tài chính kế toán với các phòng ban khác trong công ty, đồng thời, việc phân bổ chi phí sản xuất chung phải được thực hiện một cách nhất quán và hợp lý.
KẾT LUẬN
Tự do hoá thương mại, hội nhập nền kinh tế đã đem lại cho nước ta không ít thuận lợi song cũng đưa đến không ít thử thách, khó khăn. Đối với các doanh nghiệp, khó khăn lớn nhất của họ là làm sao tồn tại và phát triển trong môi trường cạnh tranh như hiện nay. Vì thế, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh đem lại lợi nhuận tối đa là mục tiêu mà bất kỳ doanh nghiệp nào cũng phải hướng đến. Và để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh thì một trong những việc cần chú trọng là hoàn thiện hệ thống kế toán doanh nghiệp, đặc biệt là hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm.
Công ty cổ phần Xây lắp Cao Bằng là một đơn vị kinh doanh trong lĩnh vực xây dựng cơ bản, trong những năm vừa qua, Công ty đã quan tâm đúng mức tới việc hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp, nâng cao sức cạnh tranh của Công ty. Song để bộ máy kế toán và hơn nữa là bộ phận kế toán chi phí sản xuất thực sự trở thành công cụ quản lý có hiệu quả thì Công ty phải luôn chú trọng hoàn thiện công tác kế toán theo hướng chính xác và khoa học hơn.
Sau một thời gian thực tập tại Công ty, cùng với sự hướng dẫn, chỉ bảo của các anh chị trọng phòng kế toán tài vụ, em đã hiểu thêm về công tác kế toán nói chung và công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp nói riêng. Tuy nhiên, dưới góc nhìn của một sinh viên thực tập, trình độ và kiến thức thực tế còn ít ỏi vì thế những thiếu sót trong quá trình thực tập là không thể tránh khỏi. Em rất mong nhận được những ý kiến đóng góp từ các thầy cô giáo và các anh chị trong Công ty để chuyên đề thực tập của em được hoàn thiện hơn.
Cuối cùng, em xin chân thành cảm ơn Th.s Nguyễn Hữu Đồng và ban lãnh đạo Công ty và các nhân viên phòng kế toán của Công ty cổ phần Xây lắp Cao Bằng đã giúp đỡ em hoàn thành báo cáo này.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giáo trình kế toán tài chính doanh nghiệp - Nhà xuất bản Đại học Kinh tế Quốc dân
2. Quyết định số 15/2006/QĐ – BTC ngày 20 tháng 3 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Tài Chính
3. Thông tư 161/2007/TT – BTC Hướng dẫn thực hiện mười sáu (16) chuẩn mực kế toán ban hành theo Quyết định số 149/2001/QĐ-BTC ngày 31/12/2001, Quyết định số 165/2002/QĐ-BTC ngày 31/12/2002 và Quyết định số 234/2003/QĐ-BTC ngày 30/12/2003 của Bộ trưởng Bộ Tài chính
4. Quy chế Công ty cổ phần Xây lắp Cao Bằng 5. Điều lệ Công ty cổ phần Xây lắp Cao Bằng
Khoa Kế toán MỤC LỤC 1.3.5.1. Phòng t ch c h nh chínhổ ứ à ...10 1.3.5.2. Phòng k toán t i vế à ụ...11 1.3.5.3. Phòng k ho ch k thu tế ạ ỹ ậ...12 1.3.5.4. Phòng th tr ngị ườ ...13 1.3.5.5. Các i s n xu tđộ ả ấ...14 1.4.2.1. K toán tr ngế ưở ...16 1.4.2.2. K toán t ng h pế ổ ợ ...16
1.4.2.3. K toán thanh toánế ...17
1.2.4.4. Th quủ ỹ...17 1.4.2.5. K toán các i s n xu tế độ ả ấ...18 1.4.2.1. Chính sách k toán chungế ...18 1.4.2.2.. Ch ch ng tế độ ứ ừ...19 1.4.2.3.. H th ng t i kho nệ ố à ả ...20 1.4.2.4.. S k toán áp d ngổ ế ụ ...21
1.4.2.5. Báo cáo k toánế ...22
1.4.2.6. Hình th c ghi sứ ổ...22
2.1.2.1. K toán chi phí nguyên v t li u tr c ti pế ậ ệ ự ế ...25
2.1.2.2. K toán chi phí nhân công tr c ti pế ự ế ...35
2.1.2.3. K toán chi phí s d ng máy thi côngế ử ụ ...42
2.1.2.4. K toán chi phí s n xu t chungế ả ấ ...46
2.1.3.1. K toán t ng h p chi phí s n xu tế ổ ợ ả ấ...52
2.1.3.2. Ki m kê ánh giá s n ph m d dangể đ ả ẩ ở ...54
3.1.1.1 i v i công tác k toán nói chungĐố ớ ế ...57
3.1.1.2. i v i công tác k toán chi phí s n xu t v tính giá th nh s n Đố ớ ế ả ấ à à ả ph m xây l pẩ ắ ...59
3.1.2.1 i v i công tác k toán nói chungĐố ớ ế ...62
3.1.2.2. i v i công tác k toán chi phí s n xu t v tính giá th nh s n Đố ớ ế ả ấ à à ả ph m xây l pẩ ắ ...63
3.2.2.1. i v i công tác k toán nói chungĐố ớ ế ...65
3.2.2.2. i v i công tác k toán chi phí s n xu t v tính giá th nh s n Đố ớ ế ả ấ à à ả ph m xây l p t i công tyẩ ắ ạ ...67
Khoa Kế toán
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
XDCB:Xây dựng cơ bản HĐQT:Hội đồng quản trị BHXH: Bảo hiểm xã hội
BHYT: Bảo hiểm y tế
KPCĐ: Kinh phí công đoàn GTGT: Giá trị gia tăng VNĐ: Việt Nam đồng
TSCĐ: Tài sản cố định
SXKD: Sản xuất kinh doanh
NVL: Nguyên vật liệu
NVLTT: Nguyên vật liệu trực tiếp NCTT: Nhân công trực tiếp
Khoa Kế toán
DANH MỤC SƠ ĐỒ BẢNG BIỂU
Bảng 1.1 Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty cổ phần xây lắp Cao Bằng
Sơ đồ 1.1 Sơ đồ bộ máy tổ chức công ty cổ phần Xây lắp Cao Bằng
Sơ đồ 1.2 Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán của Công ty cổ phần Xây lắp Cao Bằng
Sơ đồ 1.3 Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức Nhật ký - Sổ cái Sơ đồ 3.1 Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức Nhật ký chứng từ Biểu 2.1 Giấy đề nghị tạm ứng
Biểu 2.2 Phiếu chi
Biểu 2.3 Hoá đơn GTGT
Biểu 2.4 Giấy thanh toán tiền tạm ứng Biểu 2.5 Sổ chi tiết vật liệu, dụng cụ
Biểu 2.6 Bảng tổng hợp chi tiết nhập, xuất, tồn nguyên vật liệu, dụng cụ Biểu 2.7 Bảng phân bổ nguyên liệu, vật liệu, công cụ, dụng cụ
Biểu 2.8 Nhật ký sổ cái
Biểu 2.9 Bảng chấm công
Biểu 2.10 Bảng than toán tiền lương Biểu 2.11 Bảng tổng hợp tiền lương
Biểu 2.12 Biên bản nghiệm thu khối lượng công việc Biểu 2.13 Nhật ký - sổ cái
Biểu 2.14 Bảng kê chi phí sử dụng máy thuê máy trọn gói
Khoa Kế toán Biểu 2.16 Nhật ký - Sổ cái
Biểu 2.17 Bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ
Biểu 2.18 Bảng kê chi phí dịch vụ mua ngoài và chi phí bằng tiền khác Biểu 2.19 Bảng tổng hợp chi phí sản xuất chung
Biểu 2.20 Nhật ký - Sổ cái
Biểu 2.21 Bảng tổng hợp chi phí sản xuất Biểu 2.22 Nhật ký - Sổ cái
Khoa Kế toán
NhËn xÐt cña gi¸o viªn híng dÉn
... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ...