IX. Khảo sát lắp đặt mạng WLA N Site Survey
1. Những thách thức của Site Survey
Là một kỹ sư khảo sát, bạn sẽ phải đối mặt với nhiều thử thách và bạn cần phải hiểu và đánh giá chúng trước khi bắt đầu thực hiện khảo sát. Ví dụ, nếu như bạn không hiểu về hạ tầng mạng có dây trong warehouse (nhà kho) thì bạn có thể mắc sai lầm khi đặt AP ở vị trí vượt quá 100 m cable CAT5. Hậu quả là bạn phải sử dụng hàng giờ để thực hiện đo đạt. Phần này sẽ thảo luận về các thử thách mà bạn sẽ gặp và làm thế nào để phát hiện chúng.
Ngoài việc xem xét đến kích thước của facility thì bạn cũng cần phải biết môi trường quảng bá không dây sẽ thay đổi như thế nào theo thời gian. Xét ví dụ trong môi trường warehouse, môi trường này cung cấp những đặc điểm quảng bá khác nhau vì chúng có nhiều vật cản khác nhau.
Bạn cũng cần chú ý đến những vật có khuynh hướng phản xạ năng lượng vi sóng (microwave energy) gây ra hiện tượng multipath (đa đường) hay các vật hấp thu sóng vô tuyến gây ra suy yếu tín hiệu. Các kệ hàng chứa các sản phẩm có khả năng hấp thu năng lượng sẽ giới hạn khoảng cách quảng bá của tín hiệu vô tuyến. Khi khảo sát thì bạn cần phải chú ý đến nhu cầu sử dụng mạng trong các tình huống như thế này. Bạn cũng cần phải đo đạt độ mạnh tín hiệu một cách cẩn thận trong suốt quá trình khảo sát để đảm bảo sẽ có một bản thiết kế tốt.
Trong môi trường bán lẽ, nhu cầu sử dụng mạng có thể thay đổi rất khác nhau chẳng hạn như nhân viên lưu trữ chỉ sử dụng vài cuộc gọi 802.11 trong suốt giờ hành chính hay một lượng lớn nhân viên làm ngập mạng không dây trong suốt quá trình kiểm kê sản phẩm vào ban đêm sử dụng máy quét mã vạch. Các máy quét này yêu cầu việc truyền nhiều gói tin nhỏ đến đích trong một khoảng thời gian nhất định. Ngược lại, các ứng dụng streaming video có thể yêu cầu throughput cực lớn. Đối với các máy quét thì bạn nên có vùng bao phủ đầy đủ (100%) ở những nơi mà máy quét có thể hoạt động.
quan trọng.
Đôi khi bạn không thể kiểm soát được các nguồn nhiễu như điện thoại không dây (coreless phone), lò vi sóng hay thậm chí là mạng WLAN khác. Các coreless phone không dựa trên chuẩn 802.11 sẽ là một nguồn nhiễu phổ biến đối với mạng WLAN. Các điện thoại này thường được thiết kế để hoạt động trong băng tần 2.4 Ghz hay 5.8 Ghz ISM sử dụng công nghệ nhảy tần (frequency- hopping) hay công nghệ tuần tự trực tiếp (direct-sequence).
Mức độ suy giảm (nếu có) tùy thuộc vào số lượng và kiểu điện thoại được sử dụng. Một số điện thoại 2.4 Ghz có thể làm tắt nghẽn toàn bộ băng tần trong khi một số khác lại khá thân thiện với phổ tần số. Nếu chỉ có 1 điện thoại duy nhất được sử dụng (như ở nhà) thì giải pháp tốt nhất là đặt trạm cơ sở (base station) cách xa AP hay ở vị trí thuận tiện cho người sử dụng. Đối với môi trường văn phòng có nhiều điện thoại thì chúng có thể sinh ra nhiễu nền gây ảnh hưởng đến việc truyền thông trong WLAN. Trong trường hợp này thì giải pháp tốt nhất là sử dụng hệ thống điện thoại tương thích với chuẩn 802.11 hay cấu hình cho mạng dữ liệu và mạng điện thoại hoạt động ở những dãy tần số khác nhau.
Một nguồn nhiễu khác cần quan tâm, thường xuất hiện trong các trung tâm sức khỏe chính là các thiết bị y tế. Bởi vì băng tần 2.4 Ghz ISM đã được chỉ định dùng cho các thiết bị y tế. Nhìn chung thì WLAN hoạt động ở công suất phát thấp hơn nhiều so với các thiết bị y tế và bạn có thể sử dụng chúng ở các kênh mà thiết bị y tế không sử dụng hay ở mức công suất mà chúng không nhiễu nhau.
Trước hết, bạn cần phải biết được các thiết bị y tế nằm ở đâu và đặc điểm của chúng là gì. Các thiết bị WLAN tuân theo các yêu cầu của IEC (International Electrotechnical Commission) 601- 1.2 sẽ bị nhiều giới hạn. Điều này không bảo đảm rằng nhiễu sẽ không xảy ra, nó chỉ giảm khả năng xảy ra nhiễu. Để bảo đảm chắc chắn thì nếu như facility của bạn không sử dụng các thiết bị mission- critical (các thiết bị có nhu cầu kết nối thường xuyên) trong băng tần 2.4 Ghz thì bạn có thể dễ dàng thiết kế bằng cách sử dụng 802.11a trong băng tần không phải ISM như UNII 1 chẳng hạn.
Bản thân môi trường vật lý cũng có thể gây ra những thử thách chẳng hạn như khi thiết bị của bạn hoạt động ở nhiệt độ cao, độ ẩm cao hoặc thấp, môi trường ẩm ướt.
Ví dụ, nếu bạn cần cung cấp vùng bao phủ trong phòng làm lạnh trong 1 warehouse thì bạn có thể sẽ phải đặt AP bên trong một hộp cấp nhiệt (heated enclosure) nếu như nhiệt độ môi trường hoạt động vượt ra khỏi biên độ mà nhà sản xuất yêu cầu.
Tương tự, nếu bạn muốn tạo một hotspot (điểm nóng) ngoài trời và không muốn chạy một đoạn cable RF dài từ trong nhà (vị trí của AP) ra ngoài trời (nơi đặt anten) thì bạn có thể đặt AP trong một hộp theo chuẩn NEMA để bảo vệ nó khỏi mưa, gió và các yếu tố khác.
Nếu bạn muốn cung cấp vùng bao phủ cho nhiều tầng nhà của facility thì bạn cũng cần phải nhớ rằng mạng ở tầng thứ nhất có thể nhiễu với mạng ở tầng thứ 2 và ngược lại tùy thuộc vào thiết kế và cấu trúc của tòa nhà. Điều này sẽ kéo dài tiến trình site survey bởi vì chúng ta không chỉ đo độ mạnh tín hiệu ở tầng mong muốn và còn phải đo ở tầng phía trên cũng như phía dưới nó.
Trong môi trường kinh doanh hay giáo dục thì có lẽ bạn sẽ cần phải có óc thẩm mỹ để dấu hạ tầng mạng nhằm mục đích bảo vệ khỏi những kẻ phá hoại cũng như đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp. Trong những trường hợp này, thường thì chúng ta sẽ đặt các plenum-rated AP (AP đã kiểm tra để có thể đặt vào khoảng giữa trần nhà và mái nhà) bên trên mặt phẳng trần nhà, sau đó chúng ta
sẽ đặt anten ở trần nhà hay trên tường. Bởi vì patch anten có hình dáng nhỏ và phẳng nên chúng thường được sử dụng trong những trường hợp như vậy.
Ngoài những thách thức này, bạn cũng cần phải xem xét những đặt điểm của người dùng cuối. Sự xem xét này bao gồm các yếu tố như kiểu thiết bị client mà mạng của bạn sẽ hỗ trợ và kiểu ứng dụng mà người dùng sử dụng trong WLAN. Đối với các PC cố định trong môi trường văn phòng thì nhu cầu roaming là không cần thiết nên các vùng bao phủ không cần phải overlap nhau. Thậm chí nếu trong mạng có sử dụng laptop thì cũng không cần thiết phải cung cấp tốc độ dữ liệu cao ở những vùng phủ sóng cách xa những vị trí trung tâm.
Nếu công ty của bạn có sử dụng các ứng dụng có nhu cầu băng thông cao như các công cụ đồ họa CAD thì bạn cần phải tăng tối đa khả năng (về băng thông) bằng những cell có kích thước nhỏ hơn và ít người dùng trong 1 cell hơn. Ngược lại, nếu chỉ sử dụng các ứng dụng như máy quét mã vạch thì bandwidth yêu cầu sẽ rất thấp nhưng yêu cầu vùng bao phủ phải cho phép chuyển vùng thông suốt (seamless roaming). Đối với thoại (voice) thì trong mạng sẽ xuất hiện nhiều gói tin dữ liệu nhỏ, vì thế bạn cần phải biết khả năng của các thiết bị hạ tầng WLAN để hỗ trợ voice. Nói chung, điều cơ bản nhất mà bạn cần phải biết là các yêu cầu về throughput cũng như tốc độ truyền gói tin của mạng.
Ngoài việc hiểu được các yêu cầu của mạng không dây thì bạn cũng cần phải hiểu rõ về hạ tầng mạng LAN có dây. Một trong những câu hỏi quan trọng nhất cần phải trả lời là “Topology của mạng là gì?”. Bạn cần phải biết các thiết bị mạng, hub, switch, router đang sử dụng cũng như vị trí của chúng. Biết kiểu của media interface mà mạng LAN cung cấp (thường là UTP nhưng có thể là Fiber).
Hãy chú ý rằng 100BASE-T Ethernet chỉ có khoảng cách tối đa là 100 m trên cable CAT5 UTP. Nếu có sử dụng DHCP thì cần phải biết vị trí đặt Server. Nói chung, nhu cầu của các client trong WLAN là hoàn toàn khác so với nhu cầu của các client trong mạng LAN.
Bạn cần phải biết việc cài đặt cable có đi qua vùng đông đúc hay không và các thiết bị hạ tầng có cần phải triển khai ở đó hay không. Hầu hết các tòa nhà đều có tường chống lửa (firewall) nên bạn cần phải có các thủ tục cần thiết để kéo cable qua nó. Bạn cũng nên đo đạt chiều dài của cable.