- Trường hợp hai khách hàng mở tài khoản ở hai Ngân hàng khác nhau
3.3.2 Đối với Ngân hàng Công thương Việt nam
Thường xuyên quảng cáo, tuyên truyền các công cụ thanh toán không dùng tiền mặt cũng như những tiện ích của nó trên các phương tiện thông tin đại chúng để khách hàng biết và sử dụng.
Cách thức tỏ chức thanh toán chủ yếu khép kín theo từng pháp nhân Ngân hàng, Kho bạc riêng biệt như hiện nay là chật hẹp, cắt khúc không đủ sức đáp ứng yêu cầu dịch vụ thanh toán cho những quan hệ giao dịch kinh tế đa dạng, đa phương. Do vậy cần hình thành một tổ chức liên kết giữa các đơn vị giao dịch của các pháp nhân Ngân hàng để tiến hành hợp đồng tác nghiệp cùng làm dịch vụ thanh toán cho khách hàng.
Cần có sự cải tiến, bổ sung các thể thức thanh toán tại thể lệ thanh toán không dùng tiền mặt ban hành theo quyết định 22/QĐ -NH ngày 21/12/1994 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước. Cụ thể như:
Đối với thể thức uỷ nhiệm chi – chuyển tiền cần phải được nới rộng phạm vi thanh toán, không phân biệt cùng hay khác hệ thống.
Đối với thể thức uỷ nhiệm thu cũng là một thể thức thanh toán rất phù hợp với cung cách giao dịch trong nền kinh tế hàng hoá lớn cần phải có sự mở rộng đối tượng, quy định các hình thức phạt khi bên mua chậm thanh toán…
Đối với thể thức séc cần khuyến khích trong khu vực dân cư đẩy mạnh thanh toán bằng séc thông qua tài khoản tiền gửi mở taị Ngân hàng. Trong thời kỳ đầu để thu hút và tạo thói quen cho khách hàng thì tiền gửi để phát hành séc sẽ được tính lãi theo mức lãi suất tiết kiệm không kỳ hạn, các dịch vụ thanh toán séc trên tài khoản này Ngân hàng không thu phí dịch vụ.
Đối với thể thức thư tín dụng là thể thức thanh toán mang hình thức “Bảo lãnh” rất phù hợp với quan hệ giao dịch thanh toán phong phú trong điều kiện hiện tại nhưng quy định vận hành chỉ theo một cách thức đơn thuần là ký gửi toàn bộ số tiền “ bằng tổng giá trị hàng mua”, và chỉ được nhận thanh toán “trong trường hợp bên thụ hưởng mở tài khoản ở Ngân hàng cùng hệ thống hoặc trên địa bàn đó có Ngân hàng cùng hệ thống hoạt động”. Điều này làm cho thể thức thư tín dụng chưa được ưa dùng mặc dù điều kiện khách quan nền kinh tế hàng hoá đã có sự phát triển. Vì vậy cần xoá bỏ bức tường ngăn cách giữa các đơn vị cùng hệ thống với khác hệ thống, mở rộng cách thức vận hành theo nhiều cách như ký gửi toàn bộ, ký gửi một phân hoặc ký gửi dần theo tiến độ giao nhận hàng, dịch vụ …
Trang bị máy rút tiền tự động (ATM). Từng bước áp dụng mở rộng các loại thẻ thanh toán như: thẻ thanh toán điện tử của Ngân hàng và Doanh nghiệp, thẻ thanh toán không dùng tiền mặt và thẻ rút tiền mặt, thẻ phát hành séc của Ngân hàng…
Thiết nghĩ với hướng xây dựng, cải tiến và thực hiện các giải pháp trên một cách đồng bộ tin tưởng trong thời gian tới, hệ thống thanh toán Ngân hàng Việt Nam sẽ phục vụ khách hàng một cách tốt hơn, thu hút cũng như đáp ứng được nhu cầu của mọi cá nhân, doanh nghiệp, tổ chức kinh tế trong và ngoài nước.
Kết luận
Ngành Ngân hàng Việt Nam đã có tuổi đời nửa thế kỷ. Sự nghiệp Ngân hàng Việt Nam gắn liền với sự nghiệp kháng chiến kiến quốc của Đảng và nhân dân trong suốt 50 năm qua. Những đóng góp của Ngân hàng Việt Nam cho đất nước có tầm quan trọng đặc biệt và được mọi người nhìn nhận. Nhất là hoạt động thanh toán qua Ngân hàng.
Hiện nay tình hình thanh toán không dùng tiền mặt trong cả nước nói chung cũng như tại chi nhánh Ngân hàng Công thương Đống Đa vẫn còn tồn tại nhiều vấn đề chưa hợp lý, mặc dù ngành Ngân hàng đã có nhiều cải tiến song vẫn chưa giải quyết triệt để được. Để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của nền kinh tế hiện nay, góp phần thúc đẩy lưu thông hàng hoá phát triển, điều hoà lưu thông tiền tệ…
Để đưa đất nước cất cánh trong thế kỷ 21, cần phải xây dựng cho được một hệ thống Ngân hàng Việt Nam hiện đại và nhiệm vụ của ngành Ngân hàng là phải đẩy nhanh tiến độ cải tổ và đổi mới mọi mặt nhất là mảng thanh toán, chỉnh sửa nhứng khuyết tật làm suy yếu hệ thống nhằm đuổi kịp hệ thống Ngân hàng các nước đang phát triển trong khu vực và thế giới, đồng thời khai thác được triệt để mọi tinh hoa về kỹ thuật nghiệp vụ với bề dày lịch sử lâu đời của ngành công nghiệp đặc biệt này
Mục lục
Lời mở đầu ... 4
Chương I Những vấn đề cơ bản về thanh toán không dùng tiền mặt trong nền kinh tế 1.1. Tổng quát về thanh toán không dùng tiền mặt (Thanh toán qua Ngân hàng- Kho bạc Nhà nước) ... 5
1.1.1. Khái niệm và đặc điểm của thanh toán không dùng tiền mặt ... 5
1.1.2. ý nghĩa của thanh toán không dùng tiền mặt trong nền kinh tế thị trường .... 5
1.1.3. Điều kiện để khách hàng tham gia thanh toán không dùng tiền mặt... ... 6
1.1.4. Trách nhiệm của Ngân hàng trong thanh toán ... ..6
1.1.5. Thủ tục mở và sử dụng tài khoản tiền gửi ... ..7
1.2. Các thể thức thanh toán không dùng tiền mặt ... ..8
1.2.1. Thanh toán bằng Séc ... ..8
1.2.2. Thanh toán bằng Uỷ nhiệm chi- chuyển tiền ... 14
1.2.3. Thanh toán bằng Uỷ nhiệm thu ... 17
1.2.5. Thanh toán bằng Ngân phiếu thanh toán... 20
1.2.6. Thanh toán bằng thẻ thanh toán ... 22
1.3. Những quy định về thanh toán không dùng tiền mặt ở nước ta ... 23
1.3.1. Những quy định chung ... 23
1.3.2. Quy định đối với người chi trả (Người mua) ... 24
1.3.3. Quy định đối với người thụ hưởng (Người bán) ... 24
1.3.4. Quy định đối với Ngân hàng ... 25
1.4. Yêu cầu phát triển và hoàn thiện các thể thức thanh toán không dùng tiền mặt ở Việt nam hiện nay ... 25
Chương II Thực trạng về công tác thanh toán không dùng tiền mặt tại chi nhánh Ngân hàng Công thương Đống Đa 2.1. Khái quát về chi nhánh Ngân hàng Công thương Đống Đa ... 27
2.1.1. Khái quát tình hình kinh tế - xã hội địa bàn quận Đống Đa... 27
2.1.2. Khái quát về chi nhánh Ngân hàng Công thương Đống Đa ... 27
2.1.3. Mô hình bộ máy tổ chức... 28
2.2. Các hoạt động của chi nhánh Ngân hàng Công thương Đống Đa... 29
2.2.1. Hoạt động huy động vốn ... 29
2.2.2. Hoạt động sử dụng vốn ... 30
2.2.3. Công tác thanh toán ... 30
2.2.4. Kết quả hoạt động kinh doanh ... 31
2.3. Các thể thức thanh toán không dùng tiền mặt ... 31
2.3.1. Tỷ trọng thanh toán không dùng tiền mặt ... 31
2.3.2.1. Thể thức thanh toán bằng séc ... 34
2.3.2.2. Thể thức thanh toán bâừng uỷ nhiệm chi – chuyển tiền ... 36
2.3.2.3. Thể thức thanh toán bằng uỷ nhiệm thu ... 37
2.3.2.4. Thể thức thanh toán bằng ngân phiếu thanh toán ... 38
2.3.2.5. Các thể thức thanh toán khác ... 38
2.4. Đánh giá chung về thực trạng các thể thức thanh toánkhông dùng tiền mặt .... 39
Chương III Một số giải pháp góp phần mở rộng và hoàn thiện các thể thứcthanh toán không dùng tiền mặt ở Chi nhánh Ngân hàng Công thương Đống Đa 3.1. Phương hướng phát triển hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt ở nước ta trong thời gian tới ... 41
3.2. Một số giải pháp nhằm hoàn thiện và mở rộng hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt ... 42
3.2.1. Hiện đại hoá công nghệ thanh toán, nâng cao trình độ cán bộ Ngân hàng .... 43
3.2.2. Khuyến khích khách hàng mở tài khoản cá nhân qua đó mở rộng việc thanh toán qua tài khoản cá nhân ... 43
3.2.3. Đơn giản hoá thủ tục ... 44
3.2.4. Hợp lý hoá quá trình thanh toán không dùng tiền mặt theo hướng tiện dụng cho khách hàng ... 44
3.2.5. Nghệ thuật kinh doanh (Marketing Ngân hàng) ... 45
3.3. Một số kiến nghị ... 45
3.3.1 Đối với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Chính phủ ... 45