II.3 HIỆN TRẠNG QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN

Một phần của tài liệu xây dựng các cơ sở khoa học phục vụ việc quy hoạch hệ thống thoát nước thị xã trà vin (Trang 40 - 43)

HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG THỊ XÃ TRÀ VINH II.1 HIỆN TRẠNG CHẤT LƯỢNG MÔI TRƯỜNG NƯỚC

II.3 HIỆN TRẠNG QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN

II.3.1 Hệ thống hành chính quản lý chất thải rắn trên địa bàn thị xã

Đơn vị chịu trách nhiệm thu gom và vận chuyển rác trên địa bàn thị xã Trà Vinh là Công Ty Công Trình Đô Thị Trà Vinh. Tổng số cán bộ công nhân viên trong công ty gồm 206 người, trong đó lực lượng lao động trực tiếp vệ sinh môi trường là 64 người gồm 1 đội trưởng, 3 đội phó và 60 đội viên.

Trang thiết bị thu gom và vận chuyển rác của Công Ty Công Trình Đô Thị Trà Vinh hiện nay bao gồm: 6 xe ép rác (xe có tải trọng 15 tấn/xe: 1 chiếc; xe có 7 tải trọng 7 tấn/xe: 1 chiếc; xe có tải trọng 5 tấn: 4 chiếc), 60 xe kéo thu gom rác với tải trọng 1 tấn/xe và 410 thùng chứa CTR công cộng bố trí dọc các tuyến đường với dung tích chứa 240 lít/thùng (trong đó có 300 thúng đã cũ chỉ sử dụng tạm). Với số lượng trang thiết bị thu gom CTR hiện nay chỉ đáp ứng khoảng 80% tổng lượng rác phát sinh từ thị xã Trà Vinh.

II.3.2 Hiện trạng quản lý chất thải rắn trên địa bàn thị xã

Rác sinh hoạt

Theo số liệu thống kê của Công Ty Công Trình Đô Thị Trà Vinh, trong năm 2005 tổng khối lượng rác thu gom hàng ngày trên địa bàn thị xã là 19.345 tấn/năm (tương ứng khoảng 53 tấn/ngày bao gồm rác từ các hộ gia đình, từ các cơ

thị xã Trà Vinh phù hợp với định hướng phát triển đô thị loại 3

sở sản xuất và rác từ các công trình công cộng như: chợ, bệnh viện, khu vui chơi, rác đường phố…)

Tính đến tháng 04/2007, dân số thị xã Trà Vinh là 109.341 người, nếu tính mức rác của mỗi người là 0,6 kg/người/ngày (theo chiến lược quản lý CTR đô thị và KCN Việt Nam đến năm 2020) thì tổng lượng rác phát sinh trên địa bàn thị xã sẽ là 65,6 tấn/ngày; chưa tính lượng rác từ các công trình công cộng như: chợ, bệnh viện, khu vui chơi, rác đường phố..). So với lượng CTR được thu gom hiện nay 53 tấn/ngày từ các nguồn phát sinh như trên thì có thể đánh giá lựng rác sinh hoạt phát sinh tại thị xã thu gom chưa triệt để và ước chỉ đạt 30-40% tổng lượng rác phát sinh. Lượng CTR sau khi thu gom được vận chuyển ra bãi chôn lấp rác tại ấp Sam Bua xã Lương Hoà huyện Châu Thành với diện tích bãi chôn lấp hiện hữu khoảng 3ha, xử lý bằng cách đổ bỏ lộ thiên và đốt.

Nhìn chung công tác quản lý rác sinh hoạt hiện nay trên địa bàn thị xã Trà Vinh được thực hiện khá tốt đặc biệt là khu vực nội thị. Khu vực ngoại thị phần lớn đều là nhà vườn, người dân thường có khuynh hướng tận dụng lại hầu hết tất cả các loại thực phẩm, rau quả thừa làm thức ăn chăn nuôi gia súc, đây lại là thành phần chiếm tỷ lệ cao trong rác sinh hoạt (từ 72-84,8%), nên phần rác còn lại có khối lượng rất ít, có thể đổ bỏ hoặc đốt trong vườn nhà. Chính vì điều đó nên mặc dù tỷ lệ thu gom rác trên địa bàn thị xã thấp (30-40%), nhưng vấn đề vệ sinh môi trường trong khu vực vẫn được thực hiện tốt.

Rác nông nghiệp

Thị xã Trà Vinh là một trong những khu vực có diện tích đất nông nghiệp chiếm ưu thế (60,18% so với tổng diện tích tự nhiên của thị xã), do đó lượng rác thải từ nông nghiệp củng tỷ lệ thuận với diện tích. Rác nông nghiệp hiện nay bao gồm: rơm rạ sau khi thu hoạch lúa, những phần thải của các loại cây hoa màu, cây công nghiệp ngắn ngày. Phần lớn người dân ậtn dụng loại rác này làm thức ăn cho gia súc hoặc làm chất đốt hoặc sử dụng cho mục đích sản xuất khác (trồng

thị xã Trà Vinh phù hợp với định hướng phát triển đô thị loại 3

nấm rơm). Tuy nhiên vẫn có một lượng nhỏ rác này người dân vứt bỏ trên đồng ruộng, kênh rạch gây cản trở dòng chảy và gây ô nhiễm dòng nước. Ngoài ra rác phát sinh từ nông nghiệp còn có một lượng khá nhỏ nhưng mang tính độc hại cao là các vỏ bao bì thuốc bảo vệ thực vật vứt bỏ bừa bãi trên đồng ruộng, không được kiểm soát.

Nhìn chung lượng rác phát sinh từ nông nghiệp hầu như chưa được kiểm soát, phần lớn người dân chưa ý thức trong việc thu gom các vỏ bao bì thuốc BVTV sau khi dùng.

Rác công nghiệp

Theo số liệu thống kê của phòng CN-TM-KHCN thị xã Trà Vinh vào thời điểm tháng 10/2006, trên địa bàn thị xã có 614 cơ sở sản xuất công nghiệp lớn nhỏ, trong đó ngành chiếm ứu thế là ngành chế biến và sản xuất long thực thực phẩm; ngành gia công cơ khí may mặc. Khối lượng chất thải rắn công nghiệp phát sinh tổng cộng ở thị xã Trà Vinh ước tính khoảng 20-25 tấn/ngày, hiện tại chỉ thu gom và xử lý 6 tấn/ngày. Như vậy tỷ lệ thu gom CTR công nghiệp chỉ đạt khoảng 25-30% so với tổng lượng CTR công nghiệp phát sinh.

Với các loại ngành nghề sản xuất công nghiệp chiếm ưu thế ở thị xã Trà Vinh như chế biến thực phẩm (xay sát, sản xuất bột thô, sản xuất bánh mì, dầu thực vật, trà cà phê, nước uống…); chế biến thuỷ hải sản (tôm, cá mực đông lạnh các loại); gia công cơ khí (ron, ốc vít các loại, tráng phủ kim loại…); gia công chế biến gỗ, sửa chữa ô tô, đóng sửa chữa tàu…Vì vậy lượng CTR phát sinh phần lớn được tái sử dụng cho các mục đích khác như: làm chất đốt (CTR từ xay xát- trấu;gia công gỗ gia dụng-dăm bào, mùn cưa…), chế biến thức ăn gia súc (CTR từ chế biến thuỷ hải sản), tái sử dụng lại sắt thép phế liệu (gia công cơ khí, sửa chữa xe ô tô, môtô)…Do đó lượng CTR công nghiệp còn lại không có giá trị hoặc không thể tái sử dụng với khối lượng tương đối nhỏ chiếm khoảng 30-40% so với

thị xã Trà Vinh phù hợp với định hướng phát triển đô thị loại 3

tổng lượng CTR công nghiệp phát sinh trên địa bàn thị xã Trà Vinh và phần lớn được thu gom và xử lý.

Rác y tế

Tổng số cơ sở y tế trên địa bàn thị xã Trà Vinh trong năm 2006 có 10 cơ sở khám và chữa bệnh, bao gồm: 1 bệnh viện, 1 phòng khám đa khoa khu vực và 8 trạm y tế phường xã. Ngoài ra trên địa bàn phường xã còn có 5 cơ sở khám chữa bệng tập thể: (Chùa Thành Thất cao đài A và B; chùa Thịnh Độ; Chùa Long Khánh và tổ y tế ấp Vĩnh Hưng), còn có 218 cơ sở y tế tư nhân và 1 công ty sản xuất dược phẩm.

Hiện nay CTR y tế tại bệnh viện, phòng khám đa khoa khu vực, trạm y tế phường xã và Công Ty Cổ Phần Dược Phẩm TVPHAMR Trà Vinh thuộc địa bàn thị xã được thu gom và xử lý tại bệnh viện Đa Khoa tỉnh bằng lò đốt. CTR y tế tại các cơ sở y tế tư nhân, được thu gom chung với rác sinh hoạt hoặc được xử lý theo cách đốt và chôn lấp tại nhà.

Một phần của tài liệu xây dựng các cơ sở khoa học phục vụ việc quy hoạch hệ thống thoát nước thị xã trà vin (Trang 40 - 43)