Với phương châm hội nhập để phát triển, tư tưởng hàng đầu của ngành nông nghiệp là phải nâng cao sức cạnh tranh của hàng hoá nông sản Việt nam thay vì bảo hộ cao. Trên tinh thần ấy, mấy năm qua, ngành Nông nghiệp đã quan tâm hàng đầu tới các chương trình nâng cao chất lượng giống cây trồng, giống vật nuôi, chương trình khoa học kỹ
thuật và khuyến nông và đã đạt được những thành tựu nhất định. Trong 5 - 10 năm tới, các chương trình này sẽ phải được tiếp tục được triển khai mạnh mẽ hơn.
Xây dựng thể chế chính sách trong nước tạo môi trường kinh doanh bình đẳng trong nước: Nhìn chung, các chính sách về sản xuất, tiêu thụ và kinh doanh nông sản là rất thông thoáng cho mọi thành phần kinh tế. Tuy nhiên, giá nông sản trên thị truờng thế giới rất khó lường, đã ảnh hưởng rất mạnh mẽđến nông sản trong nước. Cơ chế, chính sách
để bình ổn và các công cụ bảo hiểm cho giá cả trong nước chưa có, hoặc chưa đủ mạnh. Khu vực tư nhân chiếm vai trò chủ đạo trong khâu thu gom, tiêu thụ nông sản. Nhưng, phần lớn các doanh nghiệp tư nhân đều là có quy mô vừa và nhỏ. Các chính sách Nhà nước, nhất là các chính sách vay vốn, hỗ trợ XTTM vv... chưa đến được hoặc đến rất ít
đối với khu vực này. Cần tiếp tục cải thiện môi trường kinh doanh bình đẳng cho mọi thành phần kinh tế.
Chính sách thu hút FDI trong nông nghiệp: Hiện nay, Nhà nước có chính sách ưu đãi đối với các dự án chế biến nông lâm sản, sản xuất giống, trồng rừng nguyên liệu vv... Tuy nhiên, vẫn chưa thu hút được đầu tư nước ngoài nhiều. Cần nghiên cứu một số chính sách khuyến khích nhưđầu tư hạ tầng cho vùng nguyên liệu, hỗ trợ khuyến nông vv...
Chiến lược phát triển xuất khẩu đối với những ngành hàng có thế mạnh xuất khẩu sang 2 thị trường này. Thủ tướng Chính phủ đều đã phê duyệt đề án quy hoạch phát triển các ngành hàng như cà phê, chè, cao su, hạt điều, lâm sản, rau quả vv.. đến năm 2010, trong
đó đều đã có chỉ tiêu xuất khẩu. Các ngành đang đẩy mạnh việc thực hiện chương trình này. Với việc thị trường được mở rộng, khả năng thực thi các chỉ tiêu này sẽ càng trở nên hiện thực hơn. Phân tích cho thấy mặt hàng rau quả có nhiều lợi thế để đẩy mạnh xuất khẩu, tuy nhiên công tác về bảo quản cũng như tiến hành ký kết hiệp định về vệ sinh dịch tễ có vai trò quan trọng để thúc đẩy các mặt hàng này sang thị trường trên.
Ký kết Hiệp định SPS với Nhật và Hàn quốc: Trước tiên, trong nước phải triển khai mạnh mẽ hơn nữa chương trình phòng chống dịch bệnh, xây dựng các vùng an toàn dịch bệnh. Trên cơ sở 2 nước đã ký kết chương trình hợp tác về thú y và VBTV với Việt nam, ta cần tiếp tục đề nghị các nước tiếp tục hõ trợ kỹ thuật và xem xét khả năng ký kết các thoả
thuận trong lĩnh vực này. Nếu không được trên phạm vi cả nước thì công nhận các danh nghiệp có đủđiều kiện và và các vùng an toàn dịch bệnh để xuất khẩu vào các thị trường này.
Tăng cường hợp tác quốc tế, trao đổi khoa học kỹ thuật. Chủ động đưa ra các sáng kiến về hỗ trợ kỹ thuật đề nghị các nước này giúp đỡđể tăng cường năng lực.
Tăng cường công tác thông tin và XTTM: Thông tin kịp thời các tiến độ đàm phán khu vực mậu dịch tự do, các cơ hội thị trường để các ngành các cấp, nhất là doanh nghiệp và nông dân để họ có kế hoạch điều chỉnh kế hoạch và phương án sản xuất. Nông nghiệp là một trong những ngành được Nhà nước quan tâm hỗ trợ qua chương trình XTTM trọng
điểm quốc gia. Các doanh nghiệp, Hiệp hội ngành hàng phải đưa các thị trường này vào thành thị trường trọng điểm để tạo điều kiện cho các thành viên xâm nhập thị trường này (quảng bá thương hiệu, khảo sát thị trường, hội chợ triển lãm vv...).
Tóm lại, việc tham gia vào khu vực mậu dịch tự do khu vực tuy sẽ gây ra nhiều khó khăn thách thức, nhưng cũng sẽ đem lại nhiều cơ hội to lớn cho hàng hoá dịch vụ Việt Nam nói chung, cho nông sản Việt Nam nói riêng. Trong giai đoạn hiên nay, điều quan trọng nhất là, một mặt, phải chuẩn bị phương án đàm phán, mặt khác tích cực chuẩn bị các điều kiện trong nước để biến các cơ hội đó thành thực tiễn ngay khi có thể.
Trong bài phát biểu của Phó Thủ tướng Nguyễn tấn Dũng tại cuộc hội thảo Việt nam sẵn sàng ra nhập Tổ chức thương mại Thế giới có viết "Chính phủ và các doanh nghiệp Việt nam đã hình dung được những khó khăn thách thức hết sức to lớn ở phía trước, nhưng với ý chí quật cường của dân tộc, vì sự phát triển lâu dài và bền vững của đất nước, Việt nam sẽ quyết vượt qua những trở ngại, thách thức , thực hiện nhanh và có hiệu quả tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế cũng như gia nhập WTO". Hy vọng rằng tình thần ấy sẽ được thực hiện và thành công trong ngành nông nghiệp.
Tài liệu tham khảo
1. Hisao Fukuda, John Dyck, and Jim Stout. 2003. Rice sector Policies in Japan. USDA 2. Hisao Fukuda, John Dyck, and Jim Stout. 2003. Sweetener Policies in Japan. USDA 3. James Seale, Jr., Anita Regmi, and Jason Bernstein. 2003. International Evidence on Food Consumption Patterns. USDA. Economic Research Service
4. Kakuyu Obara, John Dyck, and Jim Stout. 2003. Pork Policies in Japan. USDA. 5. Kenzo Ito and John Dyck. 2002. Vegetable Policies in Japan. USDA
6. Kim Seh Won. 2003. Korea, Republic of Exporter Guide Annual 2003. USDA. Foreign Agricultural Service
7. Paul Gibson, John Wainio at al. 2001. Profiles of Tariffs in Global Agricultural Markets. USDA.
8. Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam. 2001. Kinh doanh với thị trường Nhật Bản.
9. Susan Phillips. 2004. Korea, Republic of Agricultural Situation Economic and Agricultural Overview. USDA. Foreign Agricultural Service.
10.WTO. 2001. Market access: unfinished business post uruguay round, inventory and issues. Economic research and analysis devision.
11.Yulkwon. 2004. Promoting economic cooperation between ASEAN and Korea. ASEAN-KOREA Dialogue.