Thông thường, xuất khẩu các loại nông sản chế biến được coi là có lợi hơn cho quốc gia so với nông sản chưa qua chế biến vì nó làm tăng giá trị gia tăng của sản phẩm và lợi nhuận xuất khẩu. Tuy nhiên, về phương diện này, thị trường rau qủa khá khác biệt so với nhiều loại nông sản khác.
Rau: Theo dự báo của Bộ nông nghiệp Hoa Kỳ (USDA), do tác động của các yếu tố như sự thay đổi cơ cấu dân số, thị hiếu tiêu dùng và thu nhập dân cư… tiêu thụ nhiều loại rau sẽ tăng mạnh trong giai đoạn 2000-2010, đặc biệt là các loại rau ăn lá. Theo USDA, nếu như nhu cầu tiêu thụ rau diếp và các loại rau xanh khác sẽ tăng khoảng 22-23% thì tiêu thụ khoai tây và các loại rau củ khác sẽ chỉ tăng khoảng 7-8%. Giá rau tươi các loại sẽ tiếp tục tăng cùng với tốc độ tăng nhu cầu tiêu thụ nhưng giá rau chế biến sẽ chỉ tăng nhẹ, thậm chí giá khoai tây có thể sẽ giảm nhẹ so với giai đoạn 2000-2004.
Nhu cầu nhập khẩu rau dự báo sẽ tăng khoảng 1,8%/năm. Các nước phát triển như Pháp, Đức, Canada… vẫn là những nước nhập khẩu rau chủ yếu. Các nước đang phát triển, đặc biệt là Trung Quốc, Thái Lan và các nước Nam bán cầu vẫn đóng vai trò chính cung cấp các loại rau tươi trái vụ.
Quả nhiệt đới: Nhu cầu về quả nhiệt đới sẽ tăng trưởng nhanh trong giai đoạn dự báo với tốc độ tăng trưởng 8%. Nhập khẩu toàn cầu sẽ đạt 4,3 triệu tấn năm 2010, trong đó 87% (3,8 triệu tấn) được nhập khẩu là nhu cầu nhập khẩu của các nước phát triển. Hai khu vực EU và Hoa Kỳ chiếm 70% tổng nhập khẩu quả nhiệt đới toàn cầu. EU vẫn là khu vực nhập khẩu quả nhiệt đới lớn nhất thế giới với Pháp là thị trường tiêu thụ chính và Hà Lan là thị trường trung chuyển lớn nhất châu Âu. Ngoài Hoa Kỳ và EU, Nhật Bản, Canada và Hồng Kông cũng là những thị trường nhập khẩu quả nhiệt đới lớn.
Quả có múi: Sản xuất tăng nhanh trong khi nhu cầu tăng trưởng chậm đã gây sức ép lên giá cả các loại quả có múi tươi cũng như chế biến, làm giảm các diện tích trồng mới trong thời gian qua. Vì vậy, tốc độ tăng sản lượng vẫn