Đĩa hình chữ S là một loại đĩa mới được ứng dụng trong vài chục năm trở lại đây trong công nghệ hóa học và kỹ nghệ dầu mỏ.
Cấu tạo: đĩa gồm nhiều bản uốn cong hình chữ S ghép lại với nhau thành chóp và rãnh.
Hoạt động: khi vận tốc khí càng nhỏ thì tháp làm việc không bền do lúc đó chất lỏng chảy qua không gian của hơi. Tăng vận tốc lên thì chế độ làm việc trở nên bền vững hơn.
3.3.3. Đĩa van
Cấu tạo: đĩa van là đĩa trung gian giữa đĩa chóp và đĩa lỗ, van có thể là hình tròn hay hình chữ nhật. Đối với van bản người ta thường chế tạo với chiều rộng 25mm, chiều dài 120 – 150 mm, chiều rộng lỗ dưới van từ 10 – 15 mm, đường kính van tròn là 50mm và đường kính lỗ từ 10 – 40 mm.
Hoạt động: Khi dòng hơi đi từ dưới lên thì tùy theo vận tốc lớn hay nhỏ mà van được nâng lên nhiều hay ít ( đối với van tròn ), đối với van bản thì vận tốc khí không lớn lắm chỉ có đầu nhẹ được nâng lên và khi vận tốc đủ lớn thì toàn bộ van được nâng lên.
Tháp đĩa van có thể làm việc đều hoặc không đều tùy thuộc vào vận tốc khí và lỏng. Khi vận tốc khí bé thì van chỉ được nâng lên từng lúc một, khí qua lỏng dạng bong bóng. Nếu tăng vận tốc lên nữa thì các van nhẹ sẽ làm việc còn các van năng chưa làm việc. Ta tiếp tục tăng vận tốc lên nữa thì các van khác mới bắt đầu làm việc.
3.3.4. Đĩa lỗ
Cấu tạo: Trên đĩa có nhiều lỗ hoặc rãnh chiếm từ 8 – 15% diện tích mặt đĩa, đường kính đĩa lỗ từ 3 – 8 mm.
Hoạt động: dòng khí đi từ dưới lên qua các lỗ của đĩa và phân tán vào lớp chất lỏng chuyển động từ trên xuống dưới theo ống chạy chuyền
Tùy theo vận tốc của khí mà trong tháp có 3 chế độ thủy động :
- Chế độ sủi bong bóng: Khi vận tốc khí bé thì khí đi qua lỏng ở dạng từng bong bóng riêng biệt, ở chế độ này chất lỏng lọt qua các lỗ của đĩa .
- Chế độ dòng: Khi vận tốc của khí tăng lên thì khi đó khí đi qua lỏng bằng những tia liên tục, chất lỏng không lọt qua lỗ đĩa nữa, ở chế độ này tháp làm việc đều đặn .
- Chế độ sủi bọt: Nếu vận tốc tiếp tục tăng khí tạo thành với lỏng thành bọt, lớp chất lỏng trên đĩa không còn nữa, bọt trở nên linh động .