- Có thể định nghĩa CSSR như là tỉ lệ mà người sử dụng (thuê bao) thành công trong việc bắt đầu thực hiện cuộc
KẾT QUẢ DRIVING TEST
5.1.Driving Test giữa hai trạm.
-Cùng với các công cụ khác, máy TEMS được sử dụng thường xuyên trong việc đo và kiểm tra chất lượng hệ thống.
Kết quả hai trạm
-Từ biểu đồ phổ tín hiệu ta thấy mức thu của cell phục vụ đã giảm xuống thấp hơn so với mức thu của cell lân cận, đồng thời tỷ số tín hiệu trên nhiễu C/ I cũng giảm xuống chỉ còn 12 dB.
-Mức thu cell phục vụ là -53 dBm, tỷ số C/ I được cải thiện là 22dB.
5.2. Phân tích kết quả đo sóng để phát hiện nhiễu tần số
-Sử dụng máy TEMS T68i của Sony Ericsson để đo sóng để phát hiện nhiễu tần số tại An Giang. Dưới đây là phổ tín hiệu thu được tại An Giang.
Kết quả đo sóng phát hiện nhiễu tần số tại An Giang
-Trên biểu đồ phổ tín hiệu thu được ta thấy: một số vị trí có chỉ số C/ I rất thấp, có những lúc bị giảm xuống dưới 9dB (giá trị C/ I bé nhất mà chất lượng có thể chấp nhận được theo khuyến nghị GSM ). Mức nhiễu đồng kênh quá cao là nguyên nhân dẫn đến số lượng yêu cầu Handover tăng đột biến trong khi mức thu tín hiệu vẫn tốt (RxLevel khoảng -52 dBm).
Kết luận
-Mức nhiễu đồng kênh như vậy là vượt quá mức cho phép, điều này có thể là do khi thực hiện quy hoạch tần số đã có sự khai báo nhầm tần số (sau khi kiểm tra dữ liệu mạng cho thấy 2 trạm BTS tại An Giang khai báo cùng tần số BCCH). Như vậy cần kiểm tra và tiến hành khai báo lại tần số để đảm bảo yêu cầu.
LỜI KẾT
-Đồ án tốt nghiệp đã trình bày những nét cơ bản nhất về mạng thông tin di động GSM, cùng với một số công tác Driving Test tối ưu hóa hệ thống được thực hiện tại mạng GSM. Driving Test làm nhiệm vụ giám sát và kiểm tra rồi từ đó mới đưa ra các công việc thực hiện tối ưu hoá.
-Do thời gian thực tập có hạn và những hạn chế không tránh khỏi của việc hiểu biết các vấn đề dựa trên lý thuyết là chính nên báo cáo tốt nghiệp của em chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong có được những ý kiến đánh giá, góp ý của các thầy và các bạn để đồ án thêm hoàn thiện.