III.ĐÁNH GIÁ CHUNG SỰ CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ 1 Những thành tựu đạt được

Một phần của tài liệu Tài liệu Luận văn: THỰC TRẠNG CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU NGÀNH KINH TẾ doc (Trang 56 - 62)

D ựa vào công thức xác độ mức độ chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế ta có:

III.ĐÁNH GIÁ CHUNG SỰ CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ 1 Những thành tựu đạt được

1997 1999 2000 Giá trị sản xuất

III.ĐÁNH GIÁ CHUNG SỰ CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ 1 Những thành tựu đạt được

1. Những thành tựu đạt được

Thực hiện công cuộc đổi mới của Đảng và nhà nước nhân dân trong tỉnh đã khắc phục mọi khó khăn, nỗ lực phấn đấu tạo ra sự phát triển liên tục trên các mặt kinh tế xã hội . Nhìn tổng quát trong những năm qua,quy mô GDP tăng liên tục, nhịp độ tăng trưởng bình quân năm tăng 7%/ năm. Cơ cấu kinh tế đã có sự chuyển dịch đúng hướng . Tỷ trọng nông nghiệp trong GDP từ 46,2% năm 1990 đã giảm xuống 42% năm 1999 và 40,9% năm 2000, tỷ trọng ngành công nghiệp và dịch vụ tăng từ 53,8% năm 1990 lên 58% năm 1999. Kinh tế nhiều thành phần được hình thành và phát triển. Điều này đã tạo khả năng mới để phát triển một nền kinh tế toàn diện theo hướng đa ngành đa sản phẩm .

Cơ cấu ngành kinh tế của tỉnh đã có sự chuyển dịch theo hướng tiến bộ : tăng tỷ trọng ngành công nghiệp và dịch vụ, giảm dần tỷ trọng ngành nông nghiệp

Ngành nông nghiệp nhờ áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, thâm canh tăng vụ tăng năng suất cây trồng và vật nuôi cùng với việc chuyển dịch

cơ cấu kinh tế từ cơ cấu thuần nông sang sản xuất hàng hoá theo hướng tiến bộ , gia tăng tỷ trọng ngành chăn nuôi phát triển nuôi trồng các loại cây, con đặc sản có giá trị kinh tế cao. Sản xuất nông nghiệp đạt đươc an toàn về lương thực, nông nghiệp có bước tăng trưởng liên tục theo hướng sản xuất hàng hoá. Gía trị tăng thêm toàn ngành, trong ngành riêng giá trị tổng sản lượng lương thực tăng 7,3%/ năm . Sản xuất lương thực có những bước tiến vượt bậc và liên tục, đạt những đỉnh cao mới, năng suất lúa vụ/ năm đạt 10- 10,5 tân/ha. Chăn nuôi gia súc gia cầm liên tục tăng cả về số lượng đầu con và trọng lượng thị. Riêng sản lượng thịt hơi xuât chuồng bình quăn đạt trên 30000 tấn/năm .

Ngành công nghiệp : đạt mức tăng trưởng bình quân 7,4%/năm. Từ năm 1994 đến nay sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh đã tăng , riêng công nghiệp quốc doang địa phương và ngoài quốc doang tăng nhanh. Trung ương đóng trên địa bàn và cơ bản đã tránh được tình trạng sa sút của những năm trước đó. Nhiều ngành nghề truyền thống , làng nghề đã được khôi phục, nhiều sản phẩm tăng nhanh như thịt đông lạnh ,tôm đông lạnh , bia các loại , khăn mặt quằn áo may sẵn ...

Ngành dịch vụ: có tốc độ tăng bình quân năm 7.9%, tỷ trọng trong GDP chuyển dịch từ 33.0% năm 1990 đến 38,2% năm 2000. Các thành phần kinh tế tham gia dịch vụ ngày càng đa dạng, nhiều hàng hoá, lưu thông thông suất Bên cạnh đó hoạt động giao thông vân tải ngày càng tăng về số lượng và chất lượng phục vụ, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu sản xuất và đi lại của nhân dân. Ngoài ra, hoạt động tín dụng của tỉnh trong mấy năm trở lại đây củng khá phát triển, tạo nhiều thuận lợi cho dân vay cả về số lượng lẫn phương thức thủ tục cho dân vay giúp cho dân có điều kiện chuyển đổi cơ cấu sản xuất, cây trồng, vật nuôi có hiệu quả.

Cơ cấu lao động cũng có sự dịch chuyển đổi cơ cấu sản xuất, cây trồng vật nuôi có hiệu quả.

Cơ cấu lao động cũng có sự chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng lao động ngành công nghiệp và dịch vụ, giảm tỷ trọng lao động công nghiệp, đưa dân đi xây dựng vùng kinh tế mới để giảm bớt sức ép về dân số và lao động nông thôn.

2.Những hạn chế và nguyên nhân

- Khó khăn lớn nhất vủa kinh tế tỉnh là kinh tế nông nghiệp mang tính thuần nông độc canh lúa, trong khi đó diện tích đất bình quân đầu người thấp. Tốc độ phát triển kinh tế chậm. Một số ngành, lĩnh vực tuy có tăng trưởng khá nhưng chất lượng và hiệu quả chưa cao, sản xuất kinh doanh gặp khó khăn. GDP bình quân đầu người có tăng nhưng năm 2000 mới chỉ bằng 59,6% bìnhquân cả nước và 68,5% của vùng Đồng bằng sông Hồng.

- Cơ cấu kinh tế chuyển dịch chậm và đang có nhiều tồn tại. Trong nông nghiệp trồngtrọt vẫn là chính, chăn nuôi và dịch vụ mới chỉ chiếm khoảng 21-23%. Tiềm năng kinh tế biển được khai thác chưa nhiều, đầu tư chưa đồng bộ và tỷ trọng đầu tư trong GDP còn bé.

- Tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm toàn ngành công nghiệp thấp hơn so với kế hoạch dự kiến và so với cả nước. Đổi mới công nghệ chậm, chất lượng sản phẩm kém, sức cạnh tranh yếu. Chưa có ngành mũi nhọn và sản phẩm mũi nhọn. Khu vực DNNN nhiều đơn vị làm ăn thua lỗ, thiếu năng động, khu vực dân doanh tuy có phát triển nhưng quản lý còn lỏng lẻo, hạn chế các nguồn thu ngân sách của địa phương. Các sản phẩm công nghiệp phục vụ trực tiếp cho nông nghiệp trên địa bàn của tỉnh còn ít. Những ngành sản xuất công nghiệp có thế mạnh, nhất là ngành dệt may, da giầy trong thời gian dài bị khủng hoảng sa sút nghiêm trọng, tỷ trọng giảm từ 55% năm 1995 xuống còn 42,3% năm 2000, nhiều sản phẩm truyền thống bị mai một mất thị trường tiêu thụ.

- Công nghệ sử dụng trong các ngành sản xuất nông nghiệp nhìn chung còn lạc hậu, chưa chế biến sâu, thất thoát sau thu hoạch lớn. Ngành nghề, dịch vụ trong nông thôn chưa phát triển mạnh, chất lượng sản phẩm nông nghiệp còn thấp, giá thành cao, tiêu thụ khó khăn.

- Chất lượng hoạt động một số ngành dịch vụ nhất là dịch vụ phục vụ ăn uống nghỉ ngơi kém phát triển, nhiều mặt giảm sút. Xuất khẩu có tăng nhưng quy mô nhỏ, giá trị xuất khẩu bình quân đầu người thấp, hàng xuất khẩu chủ yếu là nguyên liệu khô theo kiểu thu gom hoặc mới qua sơ chế, chưa tạo được vùng chuyên sản xuất hàng xuất khẩu với số lượng và giá trị lớn. Việc mở rộng giao lưu kinh tế thị trường tỉnh ta với các tỉnh bạn và nước ngoài tạo cơ hội liên doanh, liên kết kinh tế, thu hút đầu tư nước ngoài còn yếu.

- Thu ngân sáhc từ ngân sách trên địa bàn chỉ đảm bảo dưới 30% tổng chi ngân sách địa phương và có xu hướng giảm dần (năm 1997 là 28,87%, năm 1999:28,4%, năm 2000: 28,71%), phần còn lại phải dựa vào sự hỗ trợ của Trung ương. Các khoản chi ngân sách vừa thấp vừa bị co kéo dàn trải cho nhiều mục tiêu làm hạn chế lớn đến hiệu quả sử dụng ngân sác, tỷ lệ sử dụng tiền mặt còn lớn. Các loại dịch vụ tài chính tiền tệ còn nghèo nàn.

- Chưa có nhiều dự án trong điểm phát triển sản xuất kinh doanh để thu hút đầu tư và khai thác tiềm năng lao động sẵn có. Các cơ sở hạ tâng tuy đã được quan tâm đầu tư nâng cấp hoặc xây dựng mới nhưng chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển của thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá.

- Nhiều vấn đề xã hội đặt ra bức xúc, các tệ nạn xã hội tuy đã cố gắng ngăn chặn nhưng vẫn còn nhức nhối nhất là ma tuý. Cuộc đấu tranh

chống các thói hư tật xấu, hủ tục, mê tín dị đoan, suy thoái đạo đức... chậm mang lại hiệu quả thiết thực.

Tỷ lệ lao động thiếu việc làm, lao động thất nghiệp còn nhiều, chất lượng lao động chưa cao, năng suất lao động thấp. Tỷ lệ lao động qua đào tạo chưa đạt mục tiêu đề ra.

* Nguyên nhân:

+ Nam Định là một tỉnh đất chật người đông, thu nhập bình quân đầu người thấp, do đó khả năng tích luỹ để tiết kiệm là hạn chế, dẫn đến nguồn huy động từ dân thấp. Hơn nữa đây là một tỉnh nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ phát triển chậm, do đó việc huy động vốn từ các tổ chức nước ngoài là khó khăn do hiệu quả đầu tư không cao.

+ Một số chính sách kinh tế xã hội chưa đồng bộ, chưa kịp thời. Việc cho vay vốn đầu tư, bảo hiểm các sản phẩm mới, hỗ trợ giống cây, con, tích tụ ruộng đất, chính sách giá nông sản... chưa đồng bộ. Nhận thức về sản xuất nông nghiệp hàng hoá ở nhiều cán bộ và nông dân còn chậm, chưa nắm bắt được yêu cầu của thị trường để sản xuất. Do đó đã ảnh hưởng đến quá trình chuyển từ nền sản xuất nông nghiệp thuần nông sang nền sản xuất nông nghiệp hàng hoá.

+ Cơ sở vật chật trang thiết bị ở các doanh nghiệp chế biến, các cơ sở sản xuất còn lạc hậu dẫn đến chất lượng các mặt hàng làm ra không cao, không đủ sức cạnh tranh trên thị trường.

+ Trong sản xuất nông nghiệp những năm vừa qua mới tập trung giải quyết về lượng là chính, chưa mạnh dạn tập trung nghiên cứu ứng dụng đưa vào sản xuất những giống cây, con có chất lượng cao, sản xuất nông nghiệp còn độc canh, chưa đa dạng hoá cây trồng, vật nuôi.

+ Các doanh nghiệp công nghiệp địa phương chủ yếu là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, trình đọ công nghệ, thiết bị lạc hậu, không đồng bộ. Đây là hạn chế cơ bản làm cho sản xuất tiêu hao nhiều nguyên nhiên vật liệu, năng suất lao động thấp, chất lượng sản phẩm không cao, hiệu quả sản xuất kinh doanh thấp, khôngđủ sức cạnh tranh trong cơ chế thị trường.

+ Công nghiệp dệt- may trong đó công nghiệp Trung ương có tỷ trọng lớn chiếm trên 30% giá trị sản xuất công nghiệp trên địa bàn, thời gian qua bị sa sút.Công ty dệt Nam Định bị khủng hoảng nghiêm trọng đã ảnh hưởng đến sự tăng trưởng chung của toàn ngành công nghiệp trên địa bàn. Đến nay tuy đã phục hồi đi vào ổn định và đang từng bước phát triển nhưng để phát triển nhanh hơn, Công ty dệt Nam Định cần có thời gian và vốn đầu tư lớn.

Thời gian qua đầu tư vào công nghiệp chưa nhiều. Sau khi tách tỉnh mới đi vào xây dựng quy hoạch phát triển công nghiệp, do đó chậm xác địng

ngành công nghiệp trọng điểm để tập trung đầu tư tạo thành mũi nhọn. Đầu tư chưa đồng bộ, chưa đủ tầm, còn phân tán. Thực tế cho thấy, vốn không thiếu mà thiếu các dự án khả thi. Công nghiệp là lĩnh vực nhiều khó khăn đòi hỏi phải kiên trì và tập trung chỉ đậo quyết liệt. Chỉ đạo công nghiệp cấp tỉnh và huyện những năm qua đã được chú ý nhưng chưa đủ tầm, chưa thực sự quan tâm chỉ đạo tập trung và thường xuyên phát triển sản xuất-kinh doanh từ quy hoạch phát triển, cơ chế chính sách, chọn lựa, bồi dưỡng và đào tạo cán bộ quản lý.

Việc gọi vốn đầu tư trong nước và nước ngoài còn hạn chế, trước hết do bản thân các doanh nghiệp trong tỉnh chưa đủ năng lực tài chính, thiếu các dự án khả thi và nhất là tỉnh chưa có khu công nghiệp tập trung và thiếu cơ chế mở đủ sức thu hút đối tác.

Việc sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp còn gặp nhiều khó khăn, tiến độ bị chậm lại nhất là sử lý công nợ, vốn, tài sản, lao động. Các doanh nghiệp công nghiệp đã cổ phần hoá nhìn chung hiệu quả rõ, tăng nhanh về giá trị sản xuất công nghiệp, doanh thu, việc làm và thu nhập, lợi nhuận so với trước khi cổ phần hoá, nhưng chưa đạt được yêu cầu huy động vồn đầu tư phát triển, một số doanh nghiệp sau khi cổ phần hoá chậm đầu tư để đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng. Số doanh nghiệp Nhà nước địa phương còn phần lớn là những đơn vị nhiều năm yếu kém, chậm được tháo gỡ, khắc phục, chưa đóng được vai trò liên kết hợp tác trong các thành phần kinh tế. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Đội ngũ cán bộ: cán bộ quản lý, cán bộ kỹ thuật, công nhân lành nghề tuy có tích luỹ được kinh nghiêm trong quá trình đổi mới, song còn nhiều bất cập trước cơ chế thị trường, tính năng động còn hạn chế. Chậm đổi mới công tác cán bộ, thiếu đội ngũ giám đốc, chủ doanh nghiệp giỏi, đội ngũ kế cận mỏng. Thiếu hẳn đội ngũ cán bộ tiếp thị, thiết kế mẫu mã, kiểu dáng sản phẩm, cán bộ kinh tế đối ngoại, cán bộ lập các dự án đầu tư.

Tác động của Nhà nước vào công nghiệp, đặc biệt là công nghiệp dân doanh, để khai thác thế mạnh làng nghề còn hạn chế: mặc dù Nhà nước đã ban hành nhiều cơ chế chính sách tạo điều kiện cho công nghiệp phát triển: luật doanh nghiệp, luật khuyến khích đầu tư ttrong nước, luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam sửa đổi, luật thuế... và các nghị định, thông tư triển khai của các Bộ, ngành Trung ương, nhưng chưa đồng bộ, còn chồng chéo. Nhất là việc chốnh hàng giả, hàng nhập lậu còn nhiều bất cập. Chưa có cơ chế khuyến khích việc tạo dựng thị trường, giải quyết vốn, mặt bằng đất đai...Mặt khác,địa phương cũng chưa có chính sách hiệu quả, thiết thực khuyến khích công nghiệp phát triển. Đây cũng là lý do vì sao công nghiệp nói chung và làng nghề nói riêng tỉnh ta chậm hình thànhcác doanh nghiệp mạnh. Sự phối hợp các nghành, cấp chưa chặt chẽ và không rõ nét, nhiều

nghành chồng chéo và quản lý doanh nghiệp, nhiều thủ tục còn rườm rà, phức tạp, môi trường hoạt động của doanh nghiệp chưa thật thông thoáng, đã hạn chế phát huy nội lực phát triển công nghiệp.

3.Tác động của chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế đến sự phát triển kinh tế- xã hội của tỉnh Nam Định.

Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế của tỉnh Nam Định trong thời gian qua tuy diễn ra chậm nhưng nó phù hợp với điều kiện của tỉnh, và nó có tác động tới sự phát triển kinh tế của tỉnh:

• Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế tác động lớn đến tăng trưởng kinh tế, thu nhập, việc làm và tích luỹ. Thời kỳ 1996-2000 nhịp độ tăng trưởng kinh tế bình quân của tinh gần 7%, con số của từng ngành được thể hiện rõ trong bảng sau:

Bảng22: Giá trị GDP tỉnh Nam Định thời kỳ 1995- 2000

( tính theo giá so sánh 1994) Đơn vị: tỷ đồng 1995 2000 Nhịp độ tăng trưởng bình quân % ( 1995-2000) Tổng số 3.217,9 4.412,0 6,5 Công nghiệp 344,7 571,0 10,6 Xây dựng 262,4 360,7 6,4 Nông nghiệp 1.437,9 1.23,5 4,85 Dịch vụ 1.172,9 1.656,8 7,15

Nguồn: Báo cáo kinh tế - xã hội tỉnh Nam Định.

Nhờ cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực mang lại hiệu quả cao trong sản xuất kinh doanh công nghiệp, nông nghiệp mà GDP bình quân đầu người của tỉnhtrong những năm qua tăng lên, GDP năm 1995 là 1.951.000 đồng đến năm 2000 tăng lên .768.000 đồng. Do đó tỷ lệ tích luỹ đầu tư từ GDP cùng tăng lên từ 20,1% tăng lên 24,6% trong thời kỳ này.

Đồng thời, sự chuyển dịch cơ cấu lao động trong thời kỳ này đã góp phần tạo việclàm, nhờ đó mà giải quyết được vấn đề việc làm cho xã hội trong thời gian qua, giảm dần lao động thất nghiệp từ 20.900 người (chiếm 2,3% so với lực lượng lao động) năm 1995 xuống còn 18.000 người (chiếm 1,8%) năm 2000.

+ Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn lực: vốn, lao động, các lợi thế so sánh khác. Trong thời hian qua tỉnh đã tận dụng được lợi thế so sánh của tỉnh về các yếu tố như điều kiện tự nhiên, lao động để tạo ra hàng hoá, dịch vụ có sức cạnh tranh với các tỉnh trong cả nước. Đồng thời, điều này tạo nên nền kinh tế mêm dẻo, linh hoạt

và thích nghi nhanh với điều kiện môi trường thay đổi, tạo điều kiện cho Nam Định bắt nhịp được với sự phát triển chung của cả nươc, từng bước xây dựng Nam Định vững mạnh, giàu đẹp.

+ Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế tác đọng mạnh đến hoạt động xuất khẩu, kim ngạch nhập khẩu và cơ cấu xuất khẩu của tỉnh trong thời gian qua. Tổng kim ngạch xuất khẩu tăng đều qua các năm năm 1995 là 32,78 triệu USD, tăng lên 40,986 triệu USD vào năm 2000. Trong đó giá trị nhập khẩu của địa phương năm 1995 là 10,26 triệu USD và đến năm 2000 là 15,61 triệu

USD. Các mặt hàng nhập khẩu chủ yếu là máy móc, thiết bị công nghiệp. Các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu là nông sản, thuỷ sản như: gạo, lạc nhâ, thuỷ sản đông lạnh, gạo, tơ tằm...

Một phần của tài liệu Tài liệu Luận văn: THỰC TRẠNG CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU NGÀNH KINH TẾ doc (Trang 56 - 62)