Thiết đặt phần mềm

Một phần của tài liệu Tìm hiểu về nguyên lý hoạt động của ổ đĩa cứng (Trang 79 - 95)

ỨNG DỤNG THỰC TẾ VỚI Ổ ĐĨA CỨNG 4.1 Cài đặt ổ đĩa cứng vào hệ thống máy tính

4.1.2. Thiết đặt phần mềm

Các ổ đĩa cứng khi xuất xưởng thì bề mặt đĩa vẫn là lớp từ tính đồng nhất, để có thể ghi dữ liệu lên đĩa ta phải thực hiện qua ba bước :

- Phân vùng

- Định dạng cấp cao

Trong đó định dạng cấp thấp là công việc của nhà sản xuất ổ đĩa còn phân vùng và định dạng cấp cao là công việc của người dùng.

Định dạng vật lý(Định dạng cấp thấp): Đây là công việc của nhà sản xuất

ổ đĩa, quá trình được thực hiện như sau :

+ Sử dụng chương trình định dạng để tạo các đường Track

+ Chia các Track thành các Sector và điền các thông tin bắt đầu và kết thúc cho mỗi Sector

Hình : Đĩa chưa định dạng cấp thấp

Đàm Phương KHMT1K2 HaUI 2011

các phần mềm này không nhận biết đúng các thông số của ổ đĩa cứng khi tiến hành định dạng lại).

Khi các ổ cứng đã làm việc nhiều năm liên tục hoặc có các khối hư hỏng xuất hiện nhiều, điều này có hai khả năng: sự lão hoá tổng thể hoặc sự rơ rão của các phần cơ khí bên trong ổ đĩa cứng. Cả hai trường hợp này đều dẫn đến một sự không đáng tin cậy khi lưu trữ dữ liệu quan trọng trên nó, do đó việc định dạng cấp thấp có thể kéo dài thêm một chút thời gian làm việc của ổ đĩa cứng để lưu các dữ liệu không mấy quan trọng. Format cấp thấp giúp cho sự đọc/ghi trên các track đang bị lệch lạc trở thành phù hợp hơn khi các track đó được định dạng lại (có thể hiểu đơn giản rằng nếu đầu đọc/ghi bắt đầu làm việc dịch về một biên phía nào đó của track thì sau khi format cấp thấp các đầu đọc/ghi sẽ làm việc tại tâm của các track mới). Không nên lạm dụng format cấp thấp nếu như ổ đĩa cứng của bạn đang hoạt động bình thường bởi sự định dạng lại này có thể mang lại sự rủi ro: Sự thao tác sai của người dùng, các vấn đề xử lý trong bo mạch của ổ đĩa cứng. Nếu như một ổ đĩa cứng xuất hiện một vài khối hư hỏng thì người sử dụng nên dùng các phần mềm che dấu nó bởi đó không chắc đã do sự hoạt động rơ rão của phần cứng.

Dĩ nhiên định dạng cấp thấp có thể không trực tiếp làm hư đĩa nhưng nói chung nó vẫn có hại về mặt từ tính và an toàn dữ liệu. Như vậy tuyệt đối không nên lạm dụng nó một cách quá đáng.

Định dạng cấp thấp cho ổ đĩa cứng sẽ thực hiện 3 nhiệm vụ: + chia track - Tạo Track Number ở mỗi đầu track để quản lý track .

+ chia sector -tạo sector ID (identify ) ở đầu mỗi sector để giúp cho đầu từ có thể nhận diện được bắt đầu của một sector. Tạo một byte kiểm tra lỗi hay kiểm tra tình trạng của sector CRC (Cyclic Redundancy Check). Giữa hai sector kế tiếp nhau trên cùng một track sẽ cách nhau một khoảng trống, khoảng trống này được dùng để dự phòng trong trường hợp đầu từ bị lệch, nó vẫn có thể đọc được sector tiếp theo.

+ Đánh số thứ tự của các sector trên track (đánh hệ số đan xen cho ổ đĩa cứng). Thông thường ta chỉ nên định dạng cấp thấp lại đĩa trong các trường hợp sau:

+ Không phân vùng được đĩa cứng: Đấy là trường hợp bắt buộc bởi vỉ như ta đã biết nếu một HDD không phân vùng được thì không thể định dạng được và như thế thì không thể sử dụng được.

+ Không định dạng cấp cao được, lúc ta định dạng một phân vùng thì có thể ta nhận được một câu thông báo hư track 0 giống như thường gặp ở đĩa mềm: Bad track 0 – Disk Unsusable.

Nói chung trong những trường hợp bên trên đều là những trường hợp đĩa bị hư quá nhiều hoặc chạy không được ổn định và trong những trường hợp này theo tôi thì ta nên format cấp thấp đĩa lại bởi vì chính việc format cấp thấp này lại có lợi. Thông thường khi nhà sản xuất sản xuất ổ đĩa cứng, để dự phòng một số sự cố hay dự phòng cho một số sector trên đĩa bị hư ,lúc nào người ta cũng sản xuất dung lượng vật lý trên đĩa luôn lớn hơn dung lương thực tế khai báo trong CMOS và thực tế theo một số tài liệu về ổ đĩa cứng thì cứ mỗi 1 track hay 1 Cylinder đều có dư 1 sector để dự phòng, và thực chất kích thước thật của một sector vật lý trên đĩa lúc nào cũng lớn hơn 512 bytes rất nhiều (có thể là 574 bytes ,582 bytes …tuỳ theo từng loại đĩa).

Sector xấu (bad sector): trong quá trình định dạng cấp thấp, các sector xấu không thể lưu trữ dữ liệu sẽ được đánh dấu để không dùng nữa. Vậy trong quá trình định dạng cấp thấp nếu số sector trên đĩa bị hư ít hơn số sector dự phòng thì lúc này có thê các chương trình này sẽ lấy sector dự phòng còn tốt trên đĩa để lắp qua thay cho 1 sector bị hư ,và nếu như vậy thì bề mặt đĩa của chúng ta trở nên sạch và tốt trở lại, nhưng nếu số lương các sector bị bad trên đĩa nhiều hơn số sector dư phòng thì có thể đĩa cứng chúng ta sẽ bị mất một ít dung lượng đi hoặc vẫn còn bị một ít BAD, chắc chắn tình trạng của đĩa cứng lúc này luôn sẽ khá hơn trước khi định dạng (tuỳ thuộc vào chương trình định dạng cấp thấp, không theo một quy tắc nào cố định cả).

Đàm Phương KHMT1K2 HaUI 2011

3. In BIOS FEATURES SETUP ,Set Boot Sequence option to "A,C,xx" or "C,A,xx"

4. Save CMOS and exit setup “ Và ta thấy thêm nữa là:

“Have you done the above steps (Y/N)?” Nếu ta chọn Y ta sẽ gặp tiếp dòng thông báo sau :

“Select the number of the hard disk to be formated (1/none )?” Nếu ta chọn 1 thì có dòng thông báo:

“Warning:All DATA on Non-ReMovable Disk

Drive c: Will be lost And you must Repartition later! “ Nếu tiếp tục chọn Y:

“Proceed with lowlevel format (Y/N)?”

Tới đây, ta chọn Y thì sau đó ta phải chờ đến khi kết thúc quá trình định dạng cấp thấp. Kết thúc, ta khởi động lại máy tính là hoàn thành.

Phân vùng(partition): là tập hợp các vùng ghi nhớ dữ liệu trên các

cylinder gần nhau với dung lượng theo thiết đặt của người sử dụng để sử dụng cho các mục đích sử dụng khác nhau.

Thông thường thì ổ cứng được chia làm 2 ổ. Ổ đầu tiên chứa hệ điều hành gọi là primary partition (phân vùng chính) phân vùng còn lại là Extended Partion (phân vùng mở rộng) phân vùng này chứa 1 logical drives (ổ đĩa Logic).

Hình : Minh họa Ổ đĩa cứng có 2 phân vùng, với E là phân vùng chính, D là phân vùng mở rộng.

Vậy để chia 1 ổ thành 2 ổ thì ta sẽ tạo: Primary Partition, Extended Partition và Logical drives.

Hình : Phân vùng chính(Primary) là C, Phân vùng mở rộng(Extended) chứa 2 phân vùng H và I.

Muốn chia ổ cứng thành 3 ổ thì ta sẽ tạo: Primary Partition , Extended Partition và 2 Logicaldrives. Vậy công việc đầu tiên phải làm đối với ổ cứng là chia ổ cứng (fdisk) và định dạng (format).

Sự phân chia phân vùng giúp cho ổ đĩa cứng có thể định dạng các loại tập tin khác nhau để có thể cài đặt nhiều hệ điều hành đồng thời trên cùng một ổ đĩa cứng. Ví dụ trong một ổ đĩa cứng có thể thiết lập một phân vùng có định dạng FAT/FAT32 cho hệ điều hành Windows 9X/Me và một vài phân vùng NTFS cho hệ điều hành Windows NT/2000/XP/Vista với lợi thế về bảo mật trong định dạng loại này (mặc dù các hệ điều hành này có thể sử dụng các định dạng cũ hơn). Phân chia phân vùng không phải là điều bắt buộc đối với các ổ đĩa cứng để nó làm việc (một vài hãng sản xuất máy tính cá nhân nguyên chiếc chỉ thiết đặt một phân vùng duy nhất khi cài sẵn các hệ điều hành vào máy tính khi bán ra), chúng chỉ giúp cho người sử dụng có thể cài đặt đồng thời nhiều hệ điều hành trên cùng một máy tính hoặc giúp việc quản lý các nội dung, lưu trữ, phân loại dữ liệu được thuận tiện và tối ưu hơn, tránh sự phân mảnh của các tập tin.

Những lời khuyên dưới đây giúp sử dụng ổ đĩa cứng một cách tối ưu hơn:

- Phân vùng chứa hệ điều hành chính: Thường nên thiết lập phân vùng chứa hệ điều hành tại các vùng chứa phía ngoài rìa của đĩa từ (outer zone) bởi vùng này có tốc độ đọc/ghi cao hơn, dẫn đến sự khởi động hệ điều hành và các phần mềm khởi động và làm việc được nhanh hơn. Phân vùng này thường được gán tên là

Đàm Phương KHMT1K2 HaUI 2011

việc khác nên đặt tại phân vùng thứ hai ngay sau phân vùng chứa hệ điều hành. Sau khi quy hoạch, nên thường xuyên thực thi tác vụ chống phân mảnh tập tin trên phân vùng này.

- Phân vùng chứa dữ liệu ít truy cập hoặc ít bị sửa đổi: Nên đặt riêng một phân vùng chứa các dữ liệu ít truy cập hoặc bị thay đổi như các bộ cài đặt phần mềm. Phân vùng này nên đặt sau cùng, tương ứng với vị trí của nó ở gần khu vực tâm của đĩa (inner zone).

Lựa chọn định dạng các phân vùng là hành động tiếp sau khi quy hoạch phân vùng ổ đĩa cứng. Tuỳ thuộc vào các hệ điều hành sử dụng mà cần lựa chọn các kiểu định dạng sử dụng trên ổ đĩa cứng. Một số định dạng sử dụng trong các hệ điều hành họ Windows có thể là:

- FAT (File Allocation Table): Chuẩn hỗ trợ DOS và các hệ điều hành họ Windows 9X/Me (và các hệ điều hành sau ). Phân vùng FAT hỗ trợ độ dài tên 11 ký tự (8 ký tự tên và 3 ký tự mở rộng) trong DOS hoặc 255 ký tự trong các hệ điều hành 32 bit như Windows 9X/Me. FAT có thể sử dụng 12 hoặc 16 bit, dung lượng tối đa một phân vùng FAT chỉ đến 2 GB dữ liệu.

- FAT32 (File Allocation Table, 32-bit): Tương tự như FAT, nhưng nó được hỗ trợ bắt đầu từ hệ điều hành Windows 95 OSR2 và toàn bộ các hệ điều hành sau này. Dung lượng tối đa của một phân vùng FAT32 có thể lên tới 2 TB (2.048 GB).

- NTFS (Windows New Tech File System): Được hỗ trợ bắt đầu từ các hệ điều hành họ NT/2000/XP/Vista. Một phân vùng NTFS có thể có dung lượng tối đa đến 16 exabytes.

Không chỉ có thế, các hệ điều hành họ Linux sử dụng các loại định dạng tập tin riêng.

Phân vùng là việc chia không gian lưu trữ dữ liệu của một ổ cứng thành các vùng riêng biệt được gọi là các Partition (phân vùng). Các partition thường được tạo khi ổ cứng chuẩn bị được đưa vào sử dụng. Khi một ổ cứng được chia thành nhiều partition, các thư mục và các file có thể được lưu trong các partition này. Do những thay đổi sau này trên máy tính và hệ điều hành, nên các quản trị viên hoặc người dùng thường có nhu cầu kích thước lại các phân vùng, tạo các partition mới trong một vùng chưa được chỉ định, thậm chí đôi khi cả các

partition không thể xóa. Các công cụ phân vùng ổ cứng sẽ cho phép ta có thể tạo các partition bổ sung từ các partition đang tồn tại bằng cách kích thước lại các partition đang tồn tại này và tạo một vùng không gian trống dành cho các partition mới. Khía cạnh quan trọng nhất của các công cụ như vậy là khả năng thực hiện việc phân vùng như vậy mà không làm mất đi dữ liệu hiện có trên các partition đang tồn tại của bạn. Các công cụ như vậy sẽ cho phép ta tạo và format các partition mới này.

Hướng dẫn sử dụng phần mềm Partition Magic 8 để phân vùng ổ đĩa cứng:

Hầu hết các công cụ sẽ đều cho phép ta chuyển đổi partition từ một kiểu file này thành kiểu file khác, chẳng hạn như từ NTFS thành FAT/FAT32 hoặc ngược lại. Trong hầu hết các trường hợp, chẳng hạn như một quá trình chuyển đổi, đặc biệt từ NTFS thành FAT/FAT32 sẽ làm cho các file mất đi các quyền hạn NTFS của chúng (ACL), trong một số trường hợp nơi EFS được sử dụng để mã hóa các file, khi đó người dùng sẽ không thể truy cập các file này.

Chạy Partition Magic Pro 8.05 từ đĩa CD Hiren’s Boot 9.5: Khởi động bằng đĩa CD Hiren’s Boot 9 rồi bấm phím 2 để chọn mục Start BootCD (hay dùng phím mũi tên lên, xuống để di chuyển vệt chọn rồi bấm Enter). Bấm phím 1 là khởi động từ ổ cứng.

Chọn mục Start BootCD

Trong màn hình 2, bấm phím 1 để chọn mục Disk Partition Tools rồi bấm Enter.

Đàm Phương KHMT1K2 HaUI 2011

Chọn mục Disk Partition Tools

Trong màn hình thứ 3, bấm phím 1 để chọn mục Partition Magic Pro 8.05

bấm Enter.

Chọn mục Partition Magic Pro 8.05

Tạo phân vùng (partition) trên một ổ đĩa ta có thể tạo 4 phân vùng Primary

hay 3 phân vùng Primary và 1 phân vùng Extended. Mỗi phân vùng

Primary là một ổ đĩa logic, riêng phân vùng Extended cho phép bạn tạo bao nhiêu phân vùng con cũng được (mỗi phân vùng con là 1 ổ đĩa logic).

Chọn ổ đĩa cứng: Trong cửa sổ chương trình Partition Magic Pro, ta bấm mũi tên chỉ xuống trong ô chọn trên thanh toolbar để chọn ổ cứng cần phân vùng.

Chọn ổ cứng cần phân vùng

Tạo phân vùng Primary: Bấm phím phải chuột vào không gian trống – Unallocated rồi chọn Create trong menu ngữ cảnh (hay chọn partition rồi mở menu Operations > chọnCreate).

Chọn Create trong menu ngữ cảnh

Xác lập thông số cho phân vùng Primary: Trong hộp thoại Create Partition ta xác lập như sau:

- Chọn Primary Partition trong danh sách thả xuống của mục Create as (bấm chuột vào mũi tên chỉ xuống để hiển thị danh sách). Đây là phân vùng khởi động của ổ đĩa.

- Chọn định dạng cho phân vùng này trong danh sách thả xuống của mục Partition Type. Ta có thể định dạng phân vùng theo các chuẩn FAT, NTFS, Linux.

- Đặt tên cho ổ đĩa logic tại mục Label.

- Chỉ định dung lượng (tính bằng MB) cho phân vùng tại mục Size (dùng bàn phím số hay bấm chuột vào 2 nút mũi tên lên, xuống).

Đàm Phương KHMT1K2 HaUI 2011

Trong quá trình tạo phân vùng, ta có thể xóa và tạo lại phân vùng một cách dể dàng (xem hướng dẩn xóa phân vùng trong phần 3).

Tạo phân vùng Extended: Quay lại cửa sổ chính, ta tiếp tục bấm phím phải chuột vào phần dung lượng chưa sử dụng của ổ đĩa (Unallocated) rồi chọn Create trong menu ngữ cảnh.

Chọn phần dung lượng chưa sử dụng của ổ đĩa

Xác lập thông số cho phân vùng Logical: Do phân vùng Extended chứa các phân vùng Logical nên ta chỉ cần xác lập thông số cho phân vùng Logical. Trong hộp thoại Create Partition ta cũng xác lập tương tự như khi tạo phân vùng Primary nhưng trong mục Create as ta phải chọn là Logical Partition (các phân vùng này không thể khởi động được). Sau khi xác lập xong, ta bấm nút OK.

Nếu ta muốn chia nhiều phân vùng logic thì ta điều chỉnh dung lượng trong mục Size rồi lập lại hai bước 2d, 2e để tạo thêm các phân vùng logic khác. Nếu không thì để Size mặc định.

Tiến hành phân hoạch: Sau khi kết thúc việc tạo phân vùng, ta bấm nút Apply để chương trình tiến hành phân hoạch đĩa thật sự.

Bấm nút Apply để tiến hành phân hoạch ổ đĩa

Khi hộp thoại Apply Changes xuất hiện, bạn bấm nút Yes để xác nhận việc phân vùng.

Bấm Yes để xác nhận

Xóa phân vùng (partition)

Khi xóa phân vùng, chương trình đòi hỏi ta phải xóa phân vùng Logical trước rồi mới được xóa phân vùng Extended.

Xóa phân vùng Primary và Logical: Ta bấm phím phải chuột vào phân vùng Primary hay Logical rồi chọn Delete trong menu ngữ cảnh (hay chọn phân vùng rồi mở menu Operations > chọn Delete)

Đàm Phương KHMT1K2 HaUI 2011

Khi hộp thoại Delete Partition xuất hiện, ta gõ OK vào ô Type OK to confirm partition deletion để xác nhận xóa phân vùng này. Sau đó, bấm nút OK.

Gõ OK để xác nhận xóa phân vùng

Xóa phân vùng Extended: Sau khi xóa tất cả phân vùng Logical xong, ta bấm phím phải chuột vào phân vùng Extended rồi chọn Delete trong menu ngữ cảnh.

Chọn phân vùng Extended để xóa

Khi hộp thoại Delete Partition xuất hiện, ta bấm nút OK để xác nhận.

Một phần của tài liệu Tìm hiểu về nguyên lý hoạt động của ổ đĩa cứng (Trang 79 - 95)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(110 trang)
w