Một giao thức xuyên lớp tích hợp lớp MAC và lớp định tuyến đƣợc đề xuất, phân tích hiệu suất của thuật toán GeRaF. Thuật toán này giới thiệu các tiếp nhận và định tuyến dựa trên lớp MAC và tƣơng tác với định tuyến xuyên lớp. Tuy nhiên, GeRaF đòi hỏi một nút cảm biến với hai radio phát tín hiệu ( có thể không khả thi đối với một số trƣờng hợp ).
Lúc này, các tiếp nhận và định tuyến đƣợc xem xét lại, tại đây hiệu thức của các giao thức đƣợc phân tích dựa trên mô hình kênh đơn giản và mất ít liên kết. Hơn nữa độ trễ của giao thức đƣợc trình bày căn cứ vào độ trễ của các chức năng và mức va chạm. Ngoài ra, hiệu quả của lớp vật lý không đƣợc quan tâm ở đây .
Một giải pháp tích hợp lớp MAC và định tuyến đƣợc đề xuất cho định tuyến với mạng WSN. Các giải pháp đề xuất xem xét một mô hình thực tế bao gồm cả kênh thống kê, kênh fading. Tuy nhiên công việc này chỉ xem xét sự tƣơng tác giữa lớp MAC và lớp định tuyến bỏ qua lớp giao vận và các vấn đề của lớp vật lý. Đề án này không giải quyết rõ ràng các nhu cầu cần sử dụng năng lƣợng hiệu quả cho WSN.
Một giải pháp tối ƣu hóa để kiểm soát năng lƣợng tại tầng vật lý và kiểm soát tắc nghẽn tại tầng giao vận đƣợc đƣa ra, phân tích xuyên lớp về sự hạn chế của mức độ liên kết cảm biến trong lớp vật lý và hiệu suất mạng lƣới mạng CDMA, Điều này nhấn mạnh tầm quan trọng của sự cân bằng cấu trúc liên kết giữa kiểm soát và nguyên tắc thiết kế tiếp nhận.
Tuy nhiên, những nghiên cứu này chỉ áp dụng cho gói đa chuyển tiếp tại mạng không dây CDMA mà không thể áp dụng cho WSN nơi mà công nghệ CDMA có thể không phải là hiệu quả nhất.Chiến lƣợc chuyển tiếp địa lý sử dụng cho định tuyến địa lý đƣợc đề xuất.
Các tác giả cung cấp các biểu thức để tối ƣu các khoảng cách chuyển tiếp cho các mạng có hoặc không có ARQ, phân tích để phân phối khoảng cách tối ƣu của các nút chuyển tiếp, dựa trên một cấu trúc mạng tuyến tính và cũng có thể không thực hiện đƣợc với định tuyến địa lý, nơi một địa hình hai chiều tồn tại.