Thông tin phản hồi:

Một phần của tài liệu Cau hoi on thi tot nghiep mon dia 2009-2010 (Hot) (Trang 74 - 76)

II- Đọc Các Trang Atlat TựNhiên

3. Thông tin phản hồi:

3.1. Cộng đồng dân tộc Việt Nam:

-Việt Nam có 54 dân tộc thuộc 8 nhóm và đại diện các nhóm, 3 dòng. -Tỷ lệ các nhóm ngôn ngữ: +87,8% là nhóm Việt Mường +5,0 là nhóm Thái-Kađai +2,8% là nhóm Môn-Khơme +1,8% là nhóm H’Mông, Dao +1,1% là nhóm Nam Đảo +1,5% là nhóm Hán-Tạng

Kết luận: nhóm Việt Mường là bản địa có tỷ lệ lớn, có vai trò lớn và là nòng cốt hình thành dân tộc Việt Nam.

b. Sự phân bố các nhóm:

+ Việt Mường: tập trung chủ yếu ở đồng bằng sông Hồng, duyên hải miền Trung, Đông nam bộ và đồng bằng sông Cửu Long.

+ Môn-Khơme: Gia Lai, Kon Tum, Lâm Đồng, đảo Phú Quốc, vùng Hà Tiên. + Tày Thái: Trung du-miền núi Bắc Bộ, Tây và Bắc trung bộ.

+ H’Mông, Dao: Hà Giang, Tây bắc và thượng du sông Mã, Cả. + Nam Á khác: Trung du-miền núi Bắc Bộ

+ Nam Đảo: Đắc Lắc

+ Hán: Quảng Ninh, Hà Giang, Mường Xén. Ngoài ra còn có ở các thành phố lớn như thành phố Hồ Chí Minh...(tuy trên bản đồ không thể hiện rõ nhưng cần nêu lên).

+ Tạng-Miến: chủ yếu ở Lai Châu, Lào Cai.

So sánh với bản đồ địa hình để thấy các thành phần dân tộc ít người chủ yếu sống ở miền núi, còn người Việt Mường chủ yếu sống ở đồng bằng và ven biển.

3.2. Sự phát triển dân số qua khai thác biểu đồ và tháp dân số:

*Biểu đồ:

-Đặc điểm dân số nước ta tăng nhanh. -Dân số tương đối đông.

*Tháp dân số:

Đáy rộng, đỉnh nhọn và thu hẹp nhanh.

Kết luận: tỷ lệ tăng dân số cao, độ tuổi sinh đẻ nhiều, tuổi thọ trung bình thấp dẫn đến tỷ lệ ngoài tuổi lao động không cao, có bổ sung lực lượng lao động nhiều, gây sức ép dân số đến chất lượng cuộc sống và tài nguyên môi trường.

3.3. Sự phân bố dân cư:

*Mật độ dân số:

-Mật độ dân số trên 2.000 người/km2: Hà Nội, Hải Phòng, Thái Bình, Hải Dương, thành phố Hồ Chí Minh.

-Mật độ dân số từ 1.001-2.000 người/km2: hầu hết các tỉnh Đồng bằng sông Hồng và các tỉnh An Giang, Đồng Nai, Bà Rịa-Vũng Tàu, Thanh Hóa, Đà Nẵng.

-Mật độ dân số từ 501-1.000 người/km2: hầu hết các tỉnh Đồng bằng sông Hồng và Duyên hải miền Trung, Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long.

-Mật độ dân số từ 201-500 người/km2: Duyên hải miền Trung, Sóc Trăng, Trà Vinh, Đắc Lắc, Bình Thuận, Lâm Đồng và rải rác ở Cao Bằng, Tây Ninh.

-Mật độ dân số từ 101-200 người/km2: một số tỉnh ở Duyên hải miền Trung, Cà Mau, Bạc Liêu. -Mật độ dân số từ 50-100 người/km2: Bắc và Đông bắc, Tây Nguyên, Bắc Trung Bộ.

-Mật độ dân số < 50 người/km2: Kon Tum, Gia Lai, Tây Bắc.

So sánh bản đồ địa hình: dân cư tập trung đông ở đồng bằng và duyên hải, thưa dân ở miền núi.

* Các điểm dân cư lớn:

-Thành phố trên 1 triệu người: Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng. -Thành phố từ 500.001-1.000.000 người: Cần Thơ, Biên Hoà, Đà Nẵng.

-Thành phố từ 200.001-500.000 người: Nam Định, Thái Nguyên, Vinh, Huế, Quy Nhơn, Buôn Mê Thuột, Nha Trang, Vũng Tàu, Long Xuyên.

-Thành phố từ 100.001-200.000 người: rất nhiều

-Thành phố dưới 100.000 người: Sơn La, Lào Cai, Hà Tỉnh...

CÁC BẢN ĐỒ ĐỊA LÝ KINH TẾ VÀ CÁC VÙNG KINH TẾ1. Trang 13. Bản đồ Nông nghiệp chung. 1. Trang 13. Bản đồ Nông nghiệp chung.

-Trong nông nghiệp, đất có vai trò hết sức quan trọng. Do đó, hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp được trình bày trước tiên, nổi bật. Đất sử dụng với mục đích khác nhau được thể hiện bằng các màu sắc khác nhau.

Ví dụ: Vùng nền màu vàng thể hiện loại đất trồng cây LT-TP và cây công nghiệp hàng năm; vùng nền màu nâu thể hiện loại đất trồng cây công nghiệp lâu năm; . . .

-Các vùng nông nghiệp được thể hiện bằng các chữ số La mã & đường ranh giới. Diện tích nằm trong đường ranh giới cùng với các chữ số La mã xếp theo thứ tự từ I đến VII thể hiện 7 vùng nông nghiệp của nước ta.

-Trên nền màu đất đang sử dụng thể hiện các cây trồng & vật nuôi.

Ví dụ: Cây cà phê, cây hồ tiêu, cây điều, . . . được trồng trên đất trồng cây công nghiệp lâu năm. Trâu bò được nuôi trên đất nông lâm kết hợp; . . .

-HS đối chiếu bảng ký hiệu chung ở trang bìa với ký hiệu trình bày trên bản đồ sẽ đọc được toàn bộ các cây trồng, vật nuôi mà người thiết kế bản đồ muốn truyền đạt.

-Ngoài bản đồ chính, còn có bản đồ phụ & biểu đồ. +Bản đồ phụ thể hiện quần đảo Trường Sa.

+Biểu đồ đặt bên ngoài bản đồ biểu hiện giá trị sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản liên tục tăng từ 1990-2000, HS nhận rõ những nét khái quát về quá trình phát triển nền nông nghiệp VN.

2. Trang 14. Các bản đồ Nông nghiệp VN. Bản đồ cây công nghiệp

-Trên bản đồ cây công nghiệp thể hiện các cây mía, lạc, hồ tiêu, chè, thuốc lá, cafe, bông, dừa. Những nơi trồng nhiều cây công nghiệp trên đất nước ta được đặt các ký hiệu cây trồng vào đó.

Ví dụ: các tỉnh Qtrị, Glai, Đlăk trồng nhiều hồ tiêu được đặt ký hiệu cây hồ tiêu vào các tỉnh đó. -Nền màu trên bản đồ thể hiện tỉ lệ diện tích gieo trồng cây công nghiệp so với tổng DT gieo trồng đã s.dụng. Nền màu càng đậm, tỉ lệ diện tích gieo trồng càng cao.

Ví dụ: Các tỉnh Bắc Bộ & Nam Bộ tỉ lệ : <15%. Tây Nguyên, ĐNB > 40%.

-Ngoài bản đồ, có thiết kế các biểu đồ thể hiện diện tích cây công nghiệp phát triển qua các năm 1990, 1995, 2000.

Ví dụ: Năm 1990, diện tích trồng cây công nghiệp lâu năm là 657.000 ha, đến năm 2000 là 1.451.000 ha…

-Dựa vào kiến thức đã học & bản đồ, HS đọc bản đồ để ghi vào bảng sau đây:

Tên cây công nghiệp Phân bố (tên tỉnh) Nhận xét

Một phần của tài liệu Cau hoi on thi tot nghiep mon dia 2009-2010 (Hot) (Trang 74 - 76)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(91 trang)
w