TIMER VÀ ỨNG DỤNG

Một phần của tài liệu Tài liệu Bài giảng PIC pdf (Trang 124)

CHƯƠN G4 MỘT SỐ ỨNG DỤNG CỤ THỂ CỦA PIC16F877A

4.5 TIMER VÀ ỨNG DỤNG

Như ta đã biết PIC16F877A có 3 bộ định thời là Timer0, Timer1 và Timer2. Mỗi Timer có một cấu trúc và chức năng riêng tùy thuộc vào mục đích sử dụng. Có thể phân chia một cách tương đối mục đích sử dụng của một Timer như sau:

Tác dụng định thời (Timing): các Timer sẽ sử dụng xung clock đồng bộ được cung cấp bởi oscillator của vi điều khiển hoặc từ một oscillator cố định RC0/T1OSO/T1CKI và RC1/T1OSICCP2 đối với Timer1. Giá trị đếm chứa trong thanh ghi của các Timer sẽ tăng tuần tự sau một khoảng thời gian tuần tự được định trước dựa vào các thông số của prescaler, postscaler, chu kì lệnh và các giá trị định trước được đưa vào các thanh ghi chứa giá trị đếm của các Timer. Dây cũng là lí do tại sao ta nói Timer có tác dụng định thời vì dựa vào giá trị đếm của các Timer, ta có thể xác định một cách tương đối chính xác thời gian thực.

Tác dụng đếm (Counting): các Timer sẽ lấy xung đếm từ bên ngoài. Các xung đếm này có tác dụng phản ánh một hiện tượng nào đó từ thế giới bên ngoài và thông qua việc đếm các xung clock đó, ta có thể xác định được số lần một hiện tượng nào đó xảy ra, từ đó ấn định các thao tác tương ứng đối với hiện tượng đó.

Thông thường các thao tác đối với Timer dựa vào các ngắt và chương trình ngắt. Ta cần xem lại cấu trúc một chương trình ngắt được trình bày ở phần trước để quá trình viết chương trình cho Timer trở nên thuận lợi hơn. Bên cạnh đó cách thiết lập các chế độ hoạt động đối với mỗi Timer cũng khác nhau. Vấn đề này sẽ được trình bày cụ thể trong từng chương trình ứng dụng, ngoài ra có thể tham khảo thêm một số tài liệu của nhà sản xuất Microchip để biết thêm chi tiết.

Một phần của tài liệu Tài liệu Bài giảng PIC pdf (Trang 124)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(173 trang)