Các nhân tố tác động đến hiệu quả tín dụng ngân hàng.

Một phần của tài liệu Mở rộng và nâng cao hiệu quả cho vay đối với khu vực kinh tế ngoài quốc doanh tại Chi nhánh Ngân hàng Công thương Hà Tây (Trang 27 - 31)

IV. Hiệu quả của tín dụng ngân hàng.

3.Các nhân tố tác động đến hiệu quả tín dụng ngân hàng.

Tóm lại hiệu quả hoạt động cho vay là một phạm trù rộng nên nó chịu ảnh hởng của rất nhiều nhân tố. Để có thể mở rộng và nâng cao hiệu quả của hoạt động này thì cần phải xem xét từng nhân tố một. Cụ thể:

* Chính sách tín dụng:

Chính sách tín dụng là kim chỉ nam đảm bảo cho hoạt động tín dụng đi đúng quỹ đạo. Do đó việc hoạch định chính sách tín dụng có ý nghĩa quyết định đến sự thành công hay thất bại đối với mỗi Ngân hàng. Một chính sách tín dụng đúng đắn thu hút đợc nhiều khách hàng, đảm bảo khả năng sinh lời của hoạt

ROE = LNSTVốn chủ sở hữu x 100%

Tỷ suất sinh lợi

động tín dụng trên cơ sở phân tán rủi ro, tuân thủ đờng lối của Ngân hàng Nhà nớc đảm bảo công bằng xã hội, bất kỳ một Ngân hàng nào muốn nâng cao hiệu quả của mình thì phải có chính sách tín dụng kịp thời, hợp lý với điều kiện cụ thể của Ngân hàng.

* Quy trình cho vay:

Quy trình cho vay bắt đầu từ khi tiếp nhận hồ sơ xin vay của khách hàng đến khi thu hồi nợ vay. Việc thực hiện quy trình này nh thế nào sẽ ảnh hởng trực tiếp đến hiệu quả của khoản vay đó. Quy trình cho vay gồm rất nhiều khâu, nếu không đợc chấp hành một cách đúng đắnn, chính xác nhịp nhàng thỉ rất dễ xảy ra rủi ro gây thất thoát vốn của Ngân hàng, mặt khác quy trình này phải đảm bảo tính thuận tiện, gọn nhẹ, không gây khó khăn, mất thời gian cho khách hàng thì mới thu hút đợc đông đảo khách hàng đến vay vốn.

Trong quy trình cho vaymột khâu đặc biệt quan trọng quyết định chính đến hiệu quả công tác cho vay đó chính là khâu thẩm định. Công việc này cần tiến hành một cách chặt chẽ, xác thực và toàn diện. Cán bộ tín dụng khi tiến hành thẩm định không chỉ thu thập thông tin phân tích mà phải đi vào thực tế kiểm tra. Kết quả của công tác thẩm định để đa ra quyết định có nên cho vay hay không. Nếu kết quả thẩm định càng chính xác bao nhiêu thì hiệu quả cho vay càng cao bấy nhiêu. Đi đôi với việc mở rộng cho vay Ngân hàng cần phải nâng cao chất lợng thẩm định.

Hiệu quả hoạt động cho vay còn phụ thuộc vào công tác kiểm tra. Cán bộ tín dụng không chỉ thực hiện việc kiểm tra trớc khi cho vay mà diễn ra trong suốt quá trình cho vay và thu nợ. Vì chỉ có kiểm tra trớc, trong và sau khi phát tiền vay thì Ngân hàng mới có thể nắnm chắnc đợc mình cho vay có đúng đối tuợng không, khách hàng sử dụng vốn vay có đúng mục đích không và hiệu quả vốn vay nh thế nào. Thông qua kiểm tra Ngân hàng có thể đảm bảo khản vay nh mong muốn và đồng thời có những biện pháp kịp thời khi phát hiện những sai

trái bất hợp pháp, Đó là biện pháp ngăn ngừa, hạn chế rủi ro có thể xảy ra góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay của Ngân hàng.

Việc xác định thu nợ gốc và lãi của Ngân hàng cho từng đối tợng khách hàng là rất quan trọng, vì hiệu quả đợc đánh giá trên kết quả thu đợc. Đối với các doanh nghiệp đặc biệt là doanh nghiệp ngoài quốc doanh chu kỳ sản xuất kinh doanh thờng hay biến động, có thể vì một lý do nào đó mà khách hàng cha muốn trả nợ, cha tìm đợc nguồn trả nợ. Do vậy nếu Ngân hàng không thu nợ kịp thời hay xác định kỳ hạn trả nợ không hợp lý có thể dẫn đến nợ quá hạn gia tăng, mất khả năng thu đợc nợ sẽ làm ảnh hởng đến hiệu quả khoản vay của Ngân hàng. Nếu khi xuất hiện khoản nợ có vấn đề thì Ngân hàng phải nhanh chóng đa ra những biện pháp sử lý kịp thời. Tuỳ theo những điều kiện cụ thể mà Ngân hàng áp dụng các biện pháp sử lý có vấn đề nh tổ chức khai thác (t vấn khách hàng), thanh lý tài sản (phát mại tài sản thế chấp và cầm cố, yêu cầu tuyên bố phá sản).

* Chất lợng nhân sự:

Con ngời là yếu tố quyết định đến sự thành bại trong quản lý vốn tín dụng cũng nh trong hoạt động kinh doanh của Ngân hàng. Chất lợng nhân sự là "cơ sở vật chất" để thực hiện thành công những kế hoạch kinh doanh trong cơ chế thị trờng thờng xuyên thay đổi và chịu nhiều tác động nh hiện nay. Do vậy trong quá trình tuyển chọn cán bộ Ngân hàng cần phải u đãi với những ngời có t cách đạo đức tốt, giỏi chuyên môn nghiệp vụ, năng động sáng tạo, trong quá trình hoạt động thờng xuyên tiến hành đào tạo và đào tạo lại để nâng cao chất lợng cán bộ, chất lợng cán bộ sẽ đảm bảo quá trình thực thi nghiệp vụ sẽ nhanh chóng, chính xác, linh hoạt trong xử lý những sai sót có thể xảy ra, đảm bảo hiệu quả hoạt động kinh doanh trong đó có hoạt động cho vay của Ngân hàng.

* Môi trờng kinh tế:

Môi trờng kinh tế có thể chi phối trực tiếp đến hoạt động sản xuất kinh doanh của tất cả các thành phần kinh tế. Ngay cả bản thân Ngân hàng trong quá

trình kinh doanh tiền tệ của mình mà không dự đoán trớc đợc sự biến động của thị trờng tiền tệ, tỷ giá hối đoái, giá trị đồng tiền... cũng dễ dẫn đến kinh doanh thua lỗ và sụp đổ. Môi trờng kinh tế sẽ ảnh hởng đến giá trị đồng tiền sự sút giảm của tiền tệ chính là hao mòn của đồng tiền. Nguyên tắc cho vay của Ngân hàng là một lợng tiền cho vay thì sau một thời gian nhất định sẽ quay trở về Ngân hàng với một lợng giá trị lớn hơn. Tuy nhiên sự chênh lệch giữa lợng giá trị mà Ngân hàng thu đợc với lợng giá trị mà Ngân hàng cấp ra trớc đó mới chỉ phản ánh sự lớn lên về mặt lợng, còn giá trị thực sự tăng lên hay không lại phụ thuộc vào sự biến động của giá trị đồng tiền trong thời gian cấp tín dụng. Sự gia tăng giá trị này là thực sự tăng khi đồng tiền ổn định và tăng lên. Ngựơc lại sự phát triển nên chỉ là đúng nghĩa nếu sức mua của đồng tiền tại thời điểm cấp tín dụng lớn hơn nhiều so với sức mua của đồng tiền tại thời điểm hoàn trả thì sẽ gây tổn thất cho Ngân hàng. Ngân hàng sẽ khó tránh khỏi rủi ro nếu nền kinh tế không ổn định, lạm phát cao, chu kỳ kinh tế có tác động không nhỏ đến hoạt động cho vay của Ngân hàng.Trong thời kỳ trì trệ sản xuất kinh doanh bị thu hẹp thì nhu cầu vốn tín dụng giảm và nếu vốn tín dụng đã đợc thực hiện cũng khó có thể sử dụng có hiệu quả hoặc khó có thể trả nợ đúng hạn cho Ngân hàng. Ngợc lại, thời kỳ hng thịnh, nhu cầu vốn tín dụng tăng, rủi ro ít nhng không loại trừ trờng hợp do chạy đa sản xuất, nạn đầu cơ tích trữ làm nhu cầu tín dụng lên quá cao khó có thể hoàn trả cho Ngân hàng. Nh vậy chu kỳ kinh doanh cũng ảnh hởng trực tiếp đến hiệu quả các khoản vốn tín dụng của Ngân hàng.

Việc quy định lãi suất phù hợp với điều kiện cụ thể của từng Ngân hàng cũng nh tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp là cần thiết, nó quyết định khả năng cạnh tranh của Ngân hàng trên thị trờng. Cụ thể nếu quy định mức lãi xuất phù hợp giữa lãi suất Ngân hàng với tỷ suất lợi nhuận của các doanh nghiệp thì sẽ thúc đẩy sản xuất phát triển và đảm bảo khả năng trả nợ cho Ngân hàng, Ngân hàng giảm đợc chi phí vốn mà vẫn đảm bảo hoạt động có hiệu quả. Khi Ngân hàng giảm lãi suất cho vay thì Ngân hàng sẽ thu hút đợc đông

đảo khách hàng đến giao dịch. Có thể nói lãi suất ảnh hởng không nhỏ đến hiệu quả tín dụng nói chung và cho vay ngắn hạn nói riêng của Ngân hàng.

Sự thay đổi chính sách phát triển kinh tế của chính phủ: Chính sách về xuất nhập khẩu hàng hoá cha ổn định, nhu cầu của xã hội thay đổi doanh nghiệp nào kém năng động không kịp điều chỉnh dễ làm ăn thua lỗ, gây thất thoát vốn của Ngân hàng, làm cho hiệu quả tín dụng của Ngân hàng bị giảm sút.

* Môi trờng pháp lý:

Môi trờng pháp lý bao gồm tính đồng bộ của hệ thống pháp luật, tính đầy đủ thống nhất của các văn bản dới luật, đồng thời gắnn liền với quá trình chấp hành và trình độ dân trí.

Môi trờng pháp lý có chức năng tạo ra môi trờng cho các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế tiến hành thuận tiện và đạt kết quả cao, là cơ sở pháp lý để giải quyết các vấn đề khiếu nại khi có tranh chấp sảy ra. Các doanh nghiệp cũng nh Ngân hàng phải tuân thủ những quy định nghiêm chỉnh của pháp luật thì hiệu quả và lợi ích sẽ đợc đảm bảo. Môi trờng pháp luật này luôn đợc điều chỉnh, bổ xung hoàn thiện để nó ngày càng phù hợp với sự phát triển chung của nền kinh tế trong đó có hệ thống Ngân hàng.

* Các nhân tố khác:

Ngoài những nhân tố kể trên, hiệu quả công tác cho vay của Ngân hàng còn chịu ảnh hởng của nhiều nhân tố chủ quan, khách quan khac nh: thái độ phục vụ khách hàng, đạo đức xã hội trang thiết bị phục vụ hoạt động hay những yếu tố môi trờng nh thời tiết, bệnh dịch,... và các biện pháp trong việc bảo vệ và bảo vệ môi trờng sinh thái.

Một phần của tài liệu Mở rộng và nâng cao hiệu quả cho vay đối với khu vực kinh tế ngoài quốc doanh tại Chi nhánh Ngân hàng Công thương Hà Tây (Trang 27 - 31)