Nguyên tắc chung: Hội đồng tín dụng/Ban tín dụng quyết định việc định

Một phần của tài liệu Tài liệu Thực trạng và một số biện pháp nâng cao công tác thẩm định Tín Dụng tại pptx (Trang 76 - 77)

giá tài sản bảo đảm theo thẩm quyền của từng cấp và hạn mức phán quyết được giao.

- Việc định giá tài sản bảo đảm để xác định mức cho vay trên cơ sở đảm bảo an toàn, có phòng ngừa rủi ro khi xử lý tài sản.

- Đối với việc định giá BĐS:

+ Trường hợp BĐS bảo đảm cho tổng mức cấp tín dụng tại ACB <= 100 triệu đồng: nhân viên tín dụng phụ trách hồ sơ thực hiện việc thẩm định.

+ Trường hợp BĐS cho tổng mức tín dụng tại ACB > 100 triệu đồng:

• Tại TP HCM: Phòng thẩm định tài sản thực hiện việc thẩm định

• Tại các địa phương khác: Trường hợp đơn vị có bộ phận thẩm định tài sản thì do bộ phận thẩm định tài sản thực hiện. Trường hợp đơn vị chưa có bộ phận thẩm định tài sản thì tùy theo mô hình tổ chức, trưởng đơn vị quy định nhân viên khác không phải nhan viên tín dụng phụ trách hồ sơ đó thực hiện thẩm định.

+ Hội đồng thẩm định tài sản bảo đảm có thể trực tiếp thẩm định tài sản trong bất kỳ trường hợp nào.

- Thẩm quyền ký duyệt định giá:

+ Trường hợp nhân viên tín dụng phụ trách hồ sơ thực hiện việc thẩm định thì trưởng bộ phận tín dụng ký duyệt phiếu thẩm định.

+ Trường hợp khác:

• Tại TP HCM:

o Nếu BĐS có giá trị <= 10 tỷ: Trưởng phòng thẩm định tài sản ký duyệt phiếu thẩm định.

o Nếu BĐS có giá trị > 10 tỷ: Ngoài trưởng bộ phận thẩm định tài sản phải có Chủ tịch Hội đồng thẩm định tài sản bảo đảm ký duyệt phiếu thẩm định.

• Tại địa phương khác:

o Nếu BĐS có giá trị <= 1 tỷ: Trưởng bộ phận thẩm định tài sản / bộ phận tín dụng ký duyệt phiếu thẩm định.

o Nếu BĐS có giá trị > 1 tỷ: Giám đốc / Phó Giám đốc Chi nhánh hoặc trưởng phòng giao dịch ký duyệt phiếu thẩm định.

d) Trình tự cầm cố, thế chấp tài sản bảo đảm:

Một phần của tài liệu Tài liệu Thực trạng và một số biện pháp nâng cao công tác thẩm định Tín Dụng tại pptx (Trang 76 - 77)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(89 trang)
w