Hình tượng nhân vật Tnú trong truyện ngắn Rừng xà nu của Nguyễn Trung Thành.

Một phần của tài liệu ĐỀ CƯƠNG ÔN TỐT NGHIỆP MÔN VĂN (Trang 49 - 53)

D. NGHỊ LUẬN VĂN HỌC

7. Hình tượng nhân vật Tnú trong truyện ngắn Rừng xà nu của Nguyễn Trung Thành.

- Có nỗi đau lớn thù sâu : Vợ con bị lính ngụy dùng gậy sắt đánh đến chết , anh bị bắt đốt 10 đầu ngón tay .

- gắn bó, trung thành với CM: lúc nhỏ đã vào rừng nuôi c/bộ , không sợ bị giặc treo cổ . Sau đó anh vào lực lượng vũ trang , cầm súng c/đ với quân giặc bảo vệ làng bản đất nước .

- rất g/dạ : tuổi niên thiếu Tnú làm liên lạc cho cán bộ từ xã lên huyện , thường xé rừng mà đi lọt qua tất cả các vòng vây của giặc . bắt địch phục kích bắt đánh tra dã man ,Tnú nhất quyết không khai .

- dũng cảm biết vượt lên trên đau đớn & bi kịch cá nhân : 10 ngón tay mỗi ngón chỉ còn 2 đốt nhưng vẫn quyết tâm gia nhập quân giải phóng để giết giặc trả thù cho quê hương & những người thân của mình .

- có kỉ luật rất cao : tuy rất nhớ nhà nhớ quê hương nhưng phải được cấp trên cho phép mới về & cũng chỉ về đúng 1 đêm như qui định trong giấy phép .

- Tnú giàu tình thương yêu : đối với vợ con , với những bà con trong làng : chị Blom, ông già Tâng , anh Pre , bà già Prôi , ông cụ Mết ..

NHỮNG ĐỨA CON TRONG GIA ĐÌNH – Nguyễn Thi

1. Tác giả(1928- 1968)

-Tên : Nguyễn Hoàng Ca ,bút danh Nguyễn Ngọc Tấn., quê ở Hải Hậu- Nam Định. -Là nhà văn quân đội , hi sinh trong cuộc tổng tiến công và nổi dậy Mậu thân 1968.

- Sáng tác nhiều thể loại: bút kí, truyện ngắn, tiểu thuyết. Ông được tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật năm 2000.

- Phong cách nghệ thuật: đậm đà bản sắc dân gian mà hiện đại, lối kể chuyện tự nhiên như cách cảm cách nghĩ của người dân NB, xây dựng được những nhân vật thường ấn tượng : trẻ trung , bộc trực , mãnh liệt đáng yêu.

2. Hoàn cảnh sáng tác :

- Tác phẩm được viết vào tháng 2 năm 1966 tại chiến trường miền Nam khi đế quốc Mĩ đổ mấy chục vạn quân viễn chinh vào nhằm mục đích bình định và tìm diệt. Sau được in trong Truyện và kí, NXB Văn học Giải phóng, 1978.

- Tp đã thể hiện dược khí thế ra trận của tuổi trẻ MN trong giờ phút lịch sử sôi sục đó 3. Tóm tắt :

- Truyện kể về Việt và Chiến -những đứa con trong một gia đình nông dân Nam Bộ có truyền thống yêu nước. Hai chị em cùng vào bộ đội một ngày. Trong một trận đánh lớn Việt đã tiêu diệt một chiếc xe tăng của địch , anh bị thương nặng và bị lạc đơn vị.Giữa những lần mê tỉnh ,Việt nhớ về tuổi thơ về gia đình với chú Năm, ba má đã hi sinh, chị Chiến.Ba ngày sau đơn vị tìm thấy Việt - bị thương khắp người vẫn ở tư thế sẵn sàng chiến đấu - và đưa về bệnh viện quân y.

4. Tình huống truyện.

Nhân vật Việt rơi vào một tình huống đặc biệt: trong một trận đánh, bị thương nặng phải nằm lại giữa chiến trường. Câu chuyện của gia đình được kể theo dòng nội tâm của Việt khi đứt (ngất đi) khi nối (tỉnh lại)=> tình huống truyện dẫn đến một cách trần thuật riêng của thiên truyện theo dòng ý thức của nhân vật.

5. Chủ đề :

Ca ngợikhí thế ra trận và khí phách anh hùng của tuổi trẻ miền nam trong cuộc k/c chống Mĩ cứu nước. 6. Chất sử thi của thiên truyện :

- thể hiện qua cuốn sổ của gia đình với truyền thống yêu nước, căm thù giặc, thủy chung son sắt với quê hương.

+ Cuốn sổ là lịch sử gia đình mà qua đó thấy lịch sử của một đất nước, một dân tộc trong cuộc chiến chống Mĩ.

+ Số phận của những đứa con, những thành viên trong gia đình cũng là số phận của nhân dân miền Nam trong cuộc kháng chiến chống Mĩ khốc liệt.

- Truyện về một gia đình nhưng ta lại cảm nhận được cả một Tổ quốc đang hào hùng chiến đấu bằng sức mạnh sinh ra từ những đau thương.

+ Mỗi nhân vật trong truyện đều tiêu biểu cho truyền thống, đều gánh vác trên vai trách nhiệm với gia đình, với Tổ quốc trong cuộc chiến tranh vệ quốc vĩ đại.

7.Nét đặc sắc về nghệ thuật :

- phương thức trần thuật đặc sắc: người trần thuật tự giấu mình nhưng cách nhìn và lời kể lại theo giọng điệu của nhân vật.

* Lối trần thuật này có hai tác dụng về mặt nghệ thuật:

- Câu chuyện vừa được thuật, kể cùng một lúc tính cách nhân vật cũng được khắc họa.

- Câu chuyện dù không có gì đặc sắc cũng trở nên mới mẻ, hấp dẫn vì được kể qua con mắt, tấm lòng và bằng ngôn ngữ, giọng điệu riêng của nhân vật.

- ngôn ngữ phong phú, góc cạnh và đậm chất Nam Bộ. 8. Truyền thống gia đình.

Trong truyện ngắn Những đứa con trong gia đình của Nguyễn Thi có nêu lên quan niệm: Chuyện gia đình cũng dài như sông, mỗi thế hệ phải ghi vào một khúc. Rồi trăm con sông của gia đình lại cùng đổ về một biển, "mà biển thì rộng lắm […], rộng bằng cả nước ta và ra ngoài cả nước ta".

Chứng minh rằng, trong thiên truyện của Nguyễn Thi, quả đã có một dòng sông truyền thống gia đình liên tục chảy từ những lớp người đi trước: tổ tiên, ông cha, cho đến đời chị em Chiến, Việt.

- Truyền thống yêu nước mãnh liệt, căm thù ngùn ngụt bọn xâm lược và tinh thần chiến đấu cao đã gắn kết những con người trong gia đình với nhau.

a. Chú Năm: đại diện cho truyền thống và lưu giữ truyền thống (trong câu hò, trong cuốn sổ).

b. Má Việt cũng là hiện thân của truyền thống. - một con người chắc, khỏe, sực mùi lúa gạo và mồ hôi, thứ mùi của đồng áng, của cần cù sương nắng.

- ghìm nén đau thương để sống và duy trì sự sống, che chở cho đàn con và tranh đấu. c. Hai chị em Chiến và Việt.

* Nét tính cách chung của hai chị em:

- sinh ra trong một gia đình chịu nhiều mất mát đau thương (cùng chứng kiến cái chết đau thương của ba và má).

- có chung mối thù với bọn xâm lược, cùng một ý nghĩ: phải trả thù cho ba má, và có cùng nguyện vọng: được cầm súng đánh giặc.

- Tình yêu thương , sự ngây thơ là vẻ đẹp tâm hồn của hai chị em (giành nhau ghi tên tòng quân và sáng hôm sau trước khi lên đường nhập ngũ cùng khiêng bàn thờ má sang nhà chú Năm )

- đều là những chiến sĩ gan góc dũng cảm, niềm say mê lớn nhất của hai chị em Việt và Chiến là đánh giặc: "Hạnh phúc của tuổi trẻ là trên trận tuyến đánh quân thù".

=> Chiến và Việt là khúc sông sau nên đi xa hơn trong cả dòng sông truyền thống. 9.Nhân vật Việt :

Nhân vật Việt giúp em hiểu gì về tuổi trẻ miền Nam những năm k/c chống Mĩ ?

Cảm nhận của anh(chị) về nhân vật Việt trong truyện ngắn Những đứa con trong gia đình của Nguyễn Thi.

1. Việt là một nhân vật đáng yêu- rất vô tư và dường như chưa bao giờ hết thơ ngây.

- Có dáng vẻ vụng về, lộc ngộc của một câu bé mới lớn, chỉ thích bắt ếch, bắt cá, bắn chim…

- Trước ngày lên đường, Chiến bàn việc gia đình, Việt không mấy quan tâm mà chỉ mải chụp đom đóm, rồi ngủ lúc nào không hay

- Vào bộ đội còn mang theo cây súng cao su - Ra trận không sợ chết nhưng lại sợ ma. - Gặp lại đồng đội mừng quá, khóc òa.

2. Việt còn là một nhân vật rất đáng phục vì phẩm chất gan dạ, anh hùng. - Từ nhỏ đã dám xông vào đá cái thằng đã giết cha mình.

- Việt cùng với chị mình đã đã chủ động tìm giặc để đánh : bắn tàu giặc trên sông, phá xe tăng địch - Giành nhau với chị đi tòng quân để trả thù cho gia đình.

- Khi chỉ còn một mình trên chiến trường, mình đầy thương tích nhưng Việt vẫn quyết sống mái với quân thù.

Dường như Việt là khúc sông đi xa hơn cả trong dòng sông truyền thống của một gia đình cách mạng. 9. Nhân vật Chiến :

Cảm nhận của anh(chị) về nhân vật Chiến trong truyện ngắn Những đứa con trong gia đình của Nguyễn Thi.

- chững chạc,kiên nhẫn: Chiến có thể bỏ ăn để đánh vần cuốn sổ gia đình. Chiến không chỉ "nói in như má" mà còn học được cách nói "trọng trọng" của chú Năm,…

- nhường nhịn : Tuy có lúc giành nhau với em tranh công bắt ếch, đánh tàu giặc, đi tòng quân nhưng cuối cùng bao giờ cô cũng nhường em hết trừ việc đi tòng quân.

- Căm thù giặc sâu sắc, gan dạ : xung phong ra trận với quyết tâm : hễ giặc còn thì tao mất ,bắn cháy tàu giặc trên sông.

10. Nêu và cảm nhận về đoạn văn hay nhất trong truyện ngắn Những đứa con trong gia đình của Nguyễn Thi.

- không khí thiêng liêng hoán cải cả cảnh vật lẫn con người.

- Không khí thiêng liêng đã biến Việt thành người lớn. Lần đầu tiên Việt thấy rõ lòng mình (thương chị lạ, mối thù thằng Mĩ thì có thể rờ thấy vì nó đang đè nặng trên vai).

- Hình ảnh có ý nghĩa tượng trưng thể hiện sự trưởng thành của hai chị em có thể gánh vác việc gia đình và viết tiếp khúc sông của mình trong dòng sông truyền thống gia đình, cứng cáp, trưởng thành và có thể đi xa hơn.

CHIẾC THUYỀN NGOÀI XA- Nguyễn Minh Châu

1. Tác giả(1930- 1989) :

- Nguyễn Minh Châu, quê :Nghệ An.

- là một trong số những nhà văn đầu tiên của thời kì đổi mới đã đi sâu khám phá sự thật đời sống ở bình diện đạo đức thế sự.

- Tác phẩm chính (SGK)

2 . Tóm tắt và nêu ý nghĩa tình huống truyện : a. Tình huống :

- Nghệ sĩ Phùng đến một vùng ven biển chụp một tấm ảnh cho cuốn lịch năm sau.Anh chụp được cảnh chiếc thuyền ngoài xa đẹp như tranh vẽ.

- Khi chiếc thuyền vào bờ,Phùng chứng kiến cảnh người chồng đánh vợ ,đứa con đánh bố. - Ở tòa án Phùng chứng kiến cảnh người vợ van xin tòa đừng bắt chị ta bỏ chồng

b. Tình huống truyện mang ý nghĩa khám phá, phát hiện về đời sống và con người : +chánh án Đẩu ,nghệ sĩ Phùng vỡ lẽ ra nhiều điều trong cuộc sống

3. Ý nghĩa truyện :

- Từ câu chuyện về một bức ảnh nghệ thuật và sự thật đầy đau đớn của con người trong cuộc đời. Đằng sau bức ảnh hoàn hảo ấy, tác phẩm đem đến cho người đọc một bài học về cách nhìn nhận cuộc sống và con người.Ta cần nhìn đời, nhìn người một cách toàn diện, đa chiều để phát hiện ra bản chất thực sự. (Liên hệ “Đôi mắt”-Nam Cao)

- Điều đó càng trở nên quan trọng hơn với một người nghệ sỹ-Không thể có cách nhìn đơn giản và sơ lược về cuộc sống và con người. Đó là vấn đề muôn thuở .

3. Quan niệm nghệ thuật :

-Tấm ảnh đẹp trên tờ lịch chỉ là ảnh nghệ thuật chứ chưa phải là bức tranh cuộc sống, vẫn thiếu hơi thở của cuộc sống.

- Đằng sau bức ảnh đẹp hoàn hảo có thể làm rung động tâm hồn con người là biết bao số phận cay đắng, bao mảnh đời éo le.

- Đoạn kết là sự tự ý thức của người nghệ sỹ. Người phóng viên đã thấy được điều chưa hoàn thiện của tác phẩm nghệ thuật do mình sáng tạo để tự đấu tranh và hoàn thiện hơn.

Nhà văn bày tỏ khát vọng hướng đến Chân-Thiện-Mỹ.

Nghệ thuật phải quan tâm đến số phận con người, Cái Đẹp không tách rời cái Chân thật 4.Gia đình thuyền chài :

a.Hình ảnh người đàn bà hàng chài::

+ gọi tên một cách phiếm định “người đàn bà”.

+Ngoại hình : thô kệch, mặt rỗ, xuất hiện với “khuôn mặt mệt mỏi” ->một cuộc đời nhọc nhằn, lam lũ, nhiều cay đắng.

+ thầm lặng chịu mọi đau đớn khi bị chồng đánh, -> Dạn đòn, tê liệt tinh thần .

+van xin tha tội cho chồng, vui mừng khi kg phải ly hôn ->một con người có một bản năng sinh tồn mãnh liệt, thấu hiểu lẽ đời.

-> Hình ảnh bãi xe tăng hỏng như một gợi ý rằng cuộc chiến đấu chống đói nghèo, tăm tối còn gian nan hơn cả cuộc chiến chống ngoại xâm và chừng nào chưa thoát khỏi đói nghèo, chừng đó con người còn phải chung sống với cái xấu, cái ác...?

b.Người chồng ::

+ Lão đàn ông “mái tóc tổ quạ”, “chân chữ bát”, “hai con mắt đầy vẻ độc dữ “Chẳng nói chẳng rằng lão trút cơn giận như lửa cháy bắng cách dùng thắt lưng quật tới tấp vào lưng người đàn bà, lão vừa đánh vùa thở hồng hộc”…

+ Tả thực, so sánh giàu sức gợi

->Thô lỗ , cộc cằn , tức tối đánh vợ như một thói quen để giải toả tâm lý về nỗi khổ đời thường - > nạn nhân khốn khổ của cuộc mưu sinh.

c.Đứa con trai ::

+Phản ứng mãnh liệt với cha

“Như một viên đan trên đường lao tới đích đã nhắm, nó lập tức nhảy xổ vào lão đàn ông” để giằng cái thắt lưng.

+Tình thương chân thành với với mẹ

“Cái thằng nhỏ, lăng lẽ đưa mấy ngón tay sờ trên khuôn mặt mẹ, như muốn lau đi những giọt nước mắt chứa đầy trong những nốt rỗ chằng chịt” .

- cậu bé giàu lòng yêu thương,hiếu thuận,bị tác động xấu trước bạo lực gia đình.

=>Nhà văn lên án thói vũ phu, báo động về tình trạng bạo lực, ca ngợi vẻ đẹp của tình mẫu tử, bảo vệ khát vọng được sống trong yêu thương của trẻ em -> t ư tư ởng nhân đạo của Nguyễn Minh Châu

HỒN TRƯƠNG BA DA HÀNG THỊT - (trích) – Lưu Quang Vũ

1. Tác giả(1948- 1988)

- quê gốc ở Đà Nẵng, sinh tại Phú Thọ trong một gia đìng trí thức.

- Lưu Quang Vũ là một nghệ sĩ đa tài: làm thơ, vẽ tranh, viết truyện, viết tiểu luận,… nhưng thành công nhất là kịch. Ông là một trong những nhà soạn kịch tài năng nhất của nền văn học nghệ thuật Việt Nam hiện đại

Lưu Quang Vũ được tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật năm 2000. 2.Hoàn cảnh sáng tác :viết năm 1981,thời kì đầy biến độngcủa xhVN sau chiến tranh

3.Vị trí :là phần lớn cảnh VII. Đây cũng là đoạn kết của vở kịch, đúng vào lúc xung đột trung tâm của vở kịch lên đến đỉnh điểm.

- nội dung : Sau mấy tháng sống trong tình trạng "bên trong một đằng, bên ngoài một nẻo", nhân vật Hồn Trương Ba ngày càng trở nên xa lạ với bạn bè, người thân trong gia đình và tự chán ghét chính mình, muốn thoát ra khỏi nghịch cảnh trớ trêu.

4.Ý nghĩa đoạn trích :

+ con người đang có nguy cơ chạy theo những ham muốn tầm thường về vật chất, chỉ thích hưởng thụ đến nỗi trở nên phàm phu, thô thiển.

+ lấy cớ tâm hồn là quý, đời sống tinh thần là đáng trọng mà chẳng chăm lo thích đáng đến sinh hoạt vật chất, không phấn đấu vì hạnh phúc toàn vẹn.

+ tình trạng con người phải sống giả, không dám và cũng không được sống là bản thân mình. Đấy là nguy cơ đẩy con người đến chỗ bị tha hóa do danh và lợi.

- ý nghĩa triết lí :

+ Cuộc sống thật đáng quý ,nhưng không phải sống thế nào cũng được.Con người phải luôn đấu tranh với bản thân để vươn tới sự thống nhất hài hòa giữa linh hồn và thể xác ,hướng tới hoàn thiện nhân cách. 5.Ý nghĩa màn đối thoại giữa hồn và xác :

- Trong cuộc sống :

+ Con người luôn phải đấu tranh với chính mình trên nhiều phương diện (vật chất và tinh thần, nội dung và hình thức, bản năng và lí tưởng, cao cả và tầm thường…)

- Cần nhận thức đúng đắn tương quan giữa Hồn và Xác: chúng luôn cùng tồn tại; Hồn giữ vai trò chủ

Một phần của tài liệu ĐỀ CƯƠNG ÔN TỐT NGHIỆP MÔN VĂN (Trang 49 - 53)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(53 trang)
w