L ời mở đầu
2.5.4 Một số chỉ tiêu cơ bản đánh giá khái quát tình hình tài chính công ty
ty
Tình hình tài sản, nguồn vốn của công ty như sau
Đơn vị : 1 triệu đồng
Năm Tài sản Nguồn vốn
Số đầu năm Số cuối năm Số đầu năm Số cuối năm
2001 20797 32435 20797 32435
Tổng tài sản và tổng nguồn vốn cuối năm so với đầu năm có sự gia tăng đáng kể.
- Hệ số tài trợ là chỉ tiêu phản ánh mức độ độc lập về mặt tài chính của
công ty nó cho biết vốn chủ sở hữu chiếm tỷ trọng bao nhiêu trong tổng nguồn
Nguồn vốn CSH Hệ số tài trợ = --- Tổng nguồn vốn ĐV : 1 000 000 đồng Chỉ tiêu 2000 2001 1. Nguồn vốn CSH 2. Tổng nguồn vốn 3. Hệ số tài trợ 10730 20797 0,516 12032 32435 0,371
Hệ số tài trợ của công ty giảm, tỷ trọng nguồn vốn CSH giảm, mức độ độc
lập về mặt tài chính giảm.
- Hệ số thanh toán nợ hiện hành là chỉ tiêu dùng để đánh giá khả năng
thanh toán tổng quát của công ty trong kì báo cáo : Hệ số thanh Tổng số tài sản toán hiện = --- hành Tổng số nợ phải trả ĐV : 1 000 000 đồng Chỉ tiêu 2000 2001 1. Tổng tài sản 2. Tổng nợ phải trả 3. Hệ số TT hiện hành 20797 10067 2,07 32435 20403 1,59
Hệ số thanh toán hiện hành của công ty năm 2001 kém hơn so với năm
2000. Tuy nhiên hệ số các năm đều lớn hơn 1, công ty luôn bảo đảm được khả năng thanh toán các khoản nợ của mình.
- Hệ số thanh toán nợ ngắn hạn là chỉ tiêu cho thấy khả năng đáp ứng các
khoản nợ ngắn hạn :
Hệ số thanh Tổng giá trị thuần TSLĐ
toán nợ = ... ngắn hạn Tổng số nợ ngắn hạn ĐV : 1 000 000 đồng Chỉ tiêu 2000 2001 1. Tổng TSLĐ 2. Tổng nợ ngắn hạn 3. Hệ số TT nợ ngắn hạn 16642 8979 1,85 27756 20141 1,38
Công ty có khả năng đáp ứng các khoản nợ ngắn hạn. Tuy nhiên khả năng đáp ứng ngày càng giảm. Tình hình tài chính của công ty bình thường và, hệ số
thanh toán nợ ngắn hạn chưa cao cần tìm cách nâng lên.
- Hệ số thanh toán nhanh là chỉ tiêu được dùng để đánh giá khả năng thanh
toán các khoản nợ ngắn hạn của công ty :
Tiền & Các khoản phải thu Hệ số thanh toán nhanh = ---
ĐV : 1 000 000 đồng
Chỉ tiêu 2000 2001
1. Tổng số tiền & các khoản phải thu
2. Tổng nợ ngắn hạn 3. Hệ số TT 12820 8979 1,43 19278 20141 0,96
Qua hệ số thanh toán ta thấy khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của công ty
là tốt.
- Một số tỷ số phản ánh hiệu quả hoạt động kinh doanh :
Tỷ lệ lãi gộp là chỉ tiêu cho ta thấy được biến động của giá bán với biến động của chi phí là khía cạnh quan trọng giúp doanh nghiệp nghiên cứu quá
trình hoạt động với chiến lược kinh doanh. Nếu giá bán giữ nguyên mà mà tỷ lệ
lãi gộp giảm thì có thể kết luận chi phí tăng lên. Lãi gộp
Tỷ lệ lãi gộp = --- Doanh thu thuần
ĐV : 1 000 000 đồng
Chỉ tiêu 2000 2001
1. Lãi gộp
2. Doanh thu thuần
3. Tỷ lệ lãi gộp 16098 95521 0,17 16992 97225 0,18
Tỷ lệ lãi gộp của công ty năm 2001 tốt hơn năm 2000 doanh nghiệp làm ăn
Tỷ lệ lãi thuần từ hoạt động kinh doanh trước thuế tỷ số này càng cao thì doanh nghiệp càng làm ăn có hiệu quả.
Tỷ lệ lãi thuần Lãi thuần từ HĐKD trước thuế
từ HĐKD = --- trước thuế Doanh thu thuần
ĐV : 1 000 000 đồng
Chỉ tiêu 2000 2001
1. Lãi thuần từ HĐKD trước thuế
2. Doanh thu thuần
3. Tỷ lệ 977 95521 0,01 1194 97225 0,012
Qua bảng số liệu của doanh nghiệp ta thấy doanh nghiệp làm ăn có hiệu
quả hơn. Nhưng tỷ lệ lãi thuần từ HĐKD trước thuế chỉ chiếm có 1,2% doanh
thu là tỷ lệ quá thấp, chưa đủ phản ảnh sự hoạt động có hiệu quả của hoạt động
kinh doanh.
Một số chỉ tiêu khác đánh giá tình hình tài chính và kinh doanh của công ty
ĐV : 1 000 000 đồng Chỉ tiêu Năm 2000 Năm 2001 Năm 2001 so với năm 2000
1. Bố trí cơ cấu tài sản & nguồn vốn
1.1 Bố trí cơ cấu tài sản
- TSCĐ/TTS - TSLĐ/TTS 0,20 0,8 0,15 0,85 -0,05 0,05
1.2 Bố trí cơ cấu nguồn vốn
- Nợ phải trả/Tổng nguồn vốn
- Nguồn vốn CSH/Tổng nguồn vốn
2. Tỷ suất lợi nhuận
- Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu - Tỷ suất lợi nhuận trên vốn
3. Hệ số công nợ 0,48 0,52 0,009 0,043 0,71 0,63 0,37 0,011 0,033 0,50 0,15 -0,15 0,002 -0,01 -0,21
Hệ số công nợ thấp nhỏ hơn 1, các khoản phải thu nhỏ hơn các khoản phải
trả. Chứng tỏ công ty chiếm dụng vốn của đơn vị khác.
Hiệu quả kinh doanh của công ty còn thấp, khả năng sinh lợi của vốn thấp. Năm 2000 một đồng vốn kinh doanh bỏ ra thu được 0,043, năm 2001 là 0,033.
Nhìn chung tình hình tài chính của công ty chưa được tốt lắm, tỷ trọng vốn
chủ sở hữu trong tổng nguồn vốn có chiều đi xuống.
Công ty vẫn đảm bảo khả năng thanh toán các khoản nợ của mình. Công ty không mấy gặp khó khăn trong khả năng thanh toán nợ ngắn hạn.
Phần 3 Đánh giá chung và lựa chọn đề tài tốt nghiệp 3.1 Đáng giá và nhận xét chung về tình hình của công ty 3.1.1 Đánh giá chung về tình hình Marketing
Trong những năm qua, các hoạt động Marketing của công ty đã thu được
một số thành tựu đáng kể. Công ty đã xây dựng được mối quan hệ truyền thống
tốtđẹp với nhiều khách hàng, tăng khả năng cạnh tranh, mở rộng thị trường tiêu thụ hàng hoá và dịch vụ. Tiếp tục khẳng định uy tín của công tỷtên thị trường,
mở rộng thêm bạn hàng mới để thúc đẩy nhanh việc tiêu thụ hàng hoá.
Tuy nhiên bên cạnh những thành công đó hoạt động Marketing của công ty
còn một số mặt hạn chế :
- Hệ thống giao tiếp khuyếch trương của công ty chưa được quan tâm thoả đáng, chi phí cho hoạt động quảng cáo còn ít. Công ty chưa có phòng Marketing riêng biệt.
- Việc nghiên cứu thị trường, phân đoạn thị trường chưa được chú trọng.
Việc nghiên cứu thị trường để phát triển mặt hàng mới ở công ty chưa được tiến
hành một cách có hệ thống.
Như vậy các hoạt động Marketing của công ty chưa được chú trọng một
cách thoả đáng. Trong những năm tới công ty cần chú trọng, đầu tư cả về vật
chất, nhân lực hơn nữa cho hoạt động này nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh
toàn công ty.
3.1.2 Đánh giá chung về tình hình lao động tiền lương
Công ty đã chú trọng đầu tư, đào tạo, bồi dưỡng nguồn lao động của mình. Tỷ trọng người lao động có trình độ ngày càng tăng, chất lượng lao động được nâng cao đáng kể. Đời sống cán bộ, công nhân viên luôn được quan tâm chăm
sóc.
Tuy nhiên công ty còn có một số yếu kém như là người có trình độ đại học và trên đại học còn chiếm tỷ trọng thấp, hiệu quả thời gian lao động còn chưa
cao còn có người làm việc riêng trong giờ làm việc.
3.1.3 Đánh giá chung về tình hình sử dụng tài sản cố định
Tài sản cố định của công ty năm sau không ngừng tăng so với năm trước, năm 2001 đã tăng 2296 triệu đồng so với năm 2000. Nhìn chung tình hình sử
dụng tài sản cố định của công ty là tốt.
3.1.4 Đánh giá chung về chi phí chung và giá vốn hàng bán của công ty
Là công ty thương mại nên chi phí là một nhân tố hết sức quan trọng đến
giá bán hàng hoá, dịch vụ và ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả hoạt động sản xuất
kinh doanh. Trong những năm gần đây công ty đã có nhiều biện pháp nhằm
chống lãng phí đã được thực hiện do vậy đã giảm được nhiều chi phí không cần
thiết.
Tuy nhiên công ty vẫn còn một số hạn chế trong mặt hoạch toán kế toán về
chi phí. Toàn bộ chi phí phát sinh trong kỳ được phân bổ hết cho hàng hoá tiêu thụ trong kỳ. Hoạch toán như thế đảm bảo cho doanh nghiệp tránh được rủi ro
kinh tế phát sinh nhưng trong trường hợp chi phí kinh doanh phát sinh lớn mà trong kỳ lại có ít hàng hoá tiêu thụ thì dẫn đến việc phản ánh kết quả kinh doanh
trong kỳ không chính xác. Chi phí mua hàng cũng được tập hợp vào tài khoản
641.
3.1.5 Đánh giá chung về tình hình tài chính của công ty
Hệ số công nợ thấp nhỏ hơn 1, các khoản phải thu nhỏ hơn các khoản
phải trả. Chứng tỏ công ty chiếm dụng vốn của đơn vị khác.
Hiệu quả kinh doanh của công ty còn thấp, khả năng sinh lợi của vốn thấp.
Năm 2000 một đồng vốn kinh doanh bỏ ra thu được 0,043, năm 2001 là 0,033. Nhìn chung tình hình tài chính của công ty chưa được tốt lắm, tỷ trọng vốn
chủ sở hữu trong tổng nguồn vốn có chiều đi xuống.
Công ty vẫn đảm bảo khả năng thanh toán các khoản nợ của mình. Công ty không mấy gặp khó khăn trong khả năng thanh toán nợ ngắn hạn.
3.2 Các thành công và những hạn chế của công ty
3.2.1 Những thành công và nguyên nhân của thành công
Những thành công :
- Trong những năm gần đây công ty đã hoàn thành tốt một số chỉ tiêu chính
- Công ty đã đảm bảo và phát triển nguồn vốn kinh doanh, đảm bảo thu
nhập cho toàn bộ cán bộ công nhân viên trong công ty, tiếp tục khẳng định uy
tín củacông ty trên thị trường.
- Doanh số bán các sản phẩm của năm sau cao hơn so với năm trước. Đội
ngũ cán bộ ngày càng được nâng cao.
- Công ty đã xây dựng được mối quan hệ truyền thống, tốt đẹp với nhiều
bạn hàng.
Nguyên nhân của thành công
- Toàn công ty có tinh thần đoàn kết nhất trí cao, đội ngũ cán bộ năng động
sáng tạo, công nhân viên nhiệt tình, có trình độ.
Công ty luôn quan tâm đến vấn đề con người trong lao động, cùng với sự
phát triển mạnh mẽ của đất nước tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động sản xuất
kinh doanh của công ty.
3.2.2 Những tồn tại và nguyên nhân tồn tại của công ty
Những tồn tại
- Hệ thống giao tiếp khuyếch trương của công ty chưa được chú trọng thoả đáng chưa phát huy hết khả năng nội tại của công ty.
- Một số cán bộ, công nhân viên do ảnh hưởng những hạn chế từ thời bao
cấp để lại nên chưa thực sự năng động còn có nhiều yếu kém.
Nguyên nhân của những tồn tại
- Công ty chưa có phòng Marketing riêng biệt, chưa ý thức được bán hàng là khâu trọng yếu góp phần quan trọng trong hiệu quả kinh doanh, tiêu thụ sản
- Do ảnh hưởng từ thời bao cấp để lại.
3.3 Hướng đề tài tốt nghiệp
Qua quá trình phân tích, đánh giá một cách khái quát chung về các mặt
hoạt động của công ty, công ty đã có nhiều thành tựu đáng kể tuy nhiên bên cạnh đó còn có nhiều mặt hạn chế mà công ty cần khắc phục. Trong đó vấn đề
về tập hợp chi phí của công ty còn rất nhiêu hạn chế.
Kết luận
Trong nền kinh tế thị trường, cạnh tranh diễn ra gay gắt tạo nên nhiều khó khăn cho các doanh nghiệp trong việc duy trì và phát triển. Nó đòi hỏi mỗi
doanh nghiệp phải có sự thích ứng mới phù hợp với nền kinh tế. Sự hỗ trợ chặt
chẽ với nhau của các phòng ban trong công ty là rất cần thiết với mục đích là
đẩy mạnh sản xuất, tiêu thụ sản phẩm...
Hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp là một vấn đề quan trọng,
nó là nhân tố quyết định sự thành bạicủa mỗi doanh nghiệp. Nhận thức được vấn đề đó trong thời gian thực tập tại công ty kho vận và dịch vụ thương mại em đã hoàn thành báocáo thực tập này
Tài liệu tham khảo
1. Ngô Trần ánh (chủ biên), Kinh Tế & Quản Lý, Khoa Kinh Tế & Quản Lý, Đại Học Bách Khoa Hà Nội, 1999.
2. Nguyễn Năng Phức, Phân Tích Hoạt Động Sản Xuất Kinh Doanh Của
Doanh Nghiệp, NXB Thống Kê, 1998.
3. Nghiêm Sĩ Thương, Cơ Sở Của Quản Lý Tài Chính Doanh Nghiệp,
Khoa Kinh Tế & Quản Lý, Đại Học Bách Khoa Hà Nội, 1999.
4. Nguyễn Văn Công, Kế Toán Doanh Nghiệp, NXB Thống Kê, 1998. 5. Nguyễn Tấn Thịnh, Quản lý nhân lực trong Doanh Nghiệp, khoa kinh tế