Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương

Một phần của tài liệu Tài liệu Luận văn: KẾ TOÁN VỐN BẰNG TIỀN LƯƠNG TẠI XÍ NGHIỆP XÂY DỰNG 492 pdf (Trang 42 - 48)

III Giá trị còn lại 2 062 733 03 47 849 255 49 03 239 078 013 77 695 516 13 158 762

Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương

Để đảm bảo tiến hành liên tục quá trình tái sản xuất, trước hết cần phải đảm bảo tái sản xuất sức lao động, nghĩa là sức lao động mà con người bỏ ra phải được bồi hoàn dưới dạng thù lao lao động. Tiền lương (tiền công) chính là phần thù lao lao động được biểu hiện bằng tiền mà doanh nghiệp trả cho người lao động căn cứ vào thời gian, khối lượng, và chất lượng công việc của họ. Về bản chất, tiền lương chính là biểu hiện bằng tiền của giá cả sức lao động. Mặt khác, tiền lương còn là đòn bẩy kinh tế để khuyến khích tinh thần hăng hái lao động, kích thích và tạo mối quan tâm của người lao động đến kết quả công việc

của họ. Nói cách khác, tiền lương chính là một nhân tố thúc đẩy năng suất lao

động.

Một số quy chế về tiền lương và các khoản trích trong lương ở xí nghiệp:

I. Quy chế về tiền lương:

1. Quản lý quỹ tiền lương:

Để ổn định đời sống của cán bộ công nhân viên trong đơn vị, tránh được những biến động về tiền lương ở một số thời điểm bởi những lý do khách quan, đơn vị trích lập quỹ lương dự phòng dựa trên nguyên tắc:

- Khi quỹ tiền lương thực hiện trong tháng lớn hơn quỹ tiền lương chức danh thì trả cho người lao động (lao động gián tiếp, lao động phục vụ phụ trợ) tối

đa 1,2 lần tiền lương chức danh, còn phần dư quỹ tiền lương để dự phòng cho

quý sau.

- Những tháng do không đủ việc làm, quỹ tiền lương thực hiện nhỏ hơn quỹ tiền lương quốc phòng nếu quỹ tiền lương dự phòng còn thì sẽ trích từ quỹ

tiền lương dự phòng ra bù cho đủ quỹ tiền lương quốc phòng để chia cho người lao động. Nếu quỹ tiền lương thực hiện trong tháng thấp hơn 0,7 lần tiền lương quốc phòng và quỹ tiền lương dự phòng không còn thì xí nghiệp cho ứng trước

- Khi quyết toán năm, nếu số dư quỹ tiền lương lớn hơn 5% tổng quỹ lương thực hiện cả năm và đơn vị không bị lỗ, đơn vị chỉ giữ lại 5% quỹ tiền lương cả năm làm quỹ dự phòng cho năm sau, số tiền lương còn lại phân phối cho người lao động.

2. Quyết toán tiền lương.

a. Căn cứ xác định quỹ tiền lương quyết toán:

- Hàng quý cơ quan tổ chức lao động căn cứ vào khối lượng được phòng

KT-KH thẩm định, định mức nội bộ công trình đơn vị thi công và tiền lương kế hoạch năm xác định quỹ tiền lương đơn vị được quyết toán trong quý.

b. Quỹ tiền lương quyết toán gồm:

- Tiền lương thuộc biên chế của đơn vị: tiền lương gián tiếp, tiền lương trực tiếp, tiền quân trang và tiền lương nghỉ phép.

c. Tiền lương thuộc biên chế đơn vị được quyết định quyết toán trong quý có thể thấp hơn hoặc cao hơn tiền lương đã cấp trong quý.

- Khi tiền lương thuộc biên chế đơn vị được quyết toán thấp hơn tiền lương đã cấp thì đơn vị phải có trách nhiệm tăng giá trị sản lượng của quý kế tiếp bù

vào quỹ tiền lương đã cấp quá trong quý.

- Khi quỹ tiền lương thuộc biên chế đơn vị được quyết toán cao hơn quỹ tiền lương đã cấp sau khi đã để dự phòng trong các quý kế tiếp còn dư thì đơn vị

có thể đề nghị cấp tiếp kì 2.

- Để giảm bớt tiền lương thuê ngoài các đội sản xuất cần tăng cường thành lập các tổ chức sản xuất là lao động trực tiếp thuộc biên chế đơn vị.

3. Xác định quỹ tiền lương thực hiện.

- Hàng tháng căn cứ vào báo cáo sản lượng thực hiện trong các tháng của từng đội đã được phòng KT-KH thẩm định và quỹ tiền lương thực hiện trong

tháng.

- Hàng quý căn cứ vào giá trị sản lượng thực hiện được phòng KT-KH

thẩm định, cơ quan tổ chức lao động xác định quỹ tiền lương được quyết toán trong quý, nếu quỹ tiền lương được hưởng còn dư thì cấp tiếp kì 2 hoặc để lại dự phòng cho quý sau.

- Quỹ tiền lương được hưởng của cơ quan xí nghiệp được xác định bằng quỹ tiền lương kế hoạch nhân với hệ số hoàn thành kế hoạch sản lượng trung

bình các đơn vị.

4. Thành phần quỹ tiền lương

a. Đối tượng hưởng lương gián tiếp ở đội gồm:

- Đội trưởng, đội phó;

- 1 kế toán, 1 thống kê, 1 trợ lý; - Thủ quỹ.

Tiền lương gián tiếp được xác định theo giá trị sản lượng thực hiện trong

tháng, quý.

b. Đối tượng hưởng lương trực tiếp ở các đội gồm:

- Công nhân trực tiếp xây lắp.

- Công nhân lái máy và trực tiếp vận hành thiết bị thi công;

- Lực lượng lao động phục vụ, phụ trợ trực tiếp khác.

Tiền lương lao động trực tiếp được xác định theo khối lượng sản phẩm hoàn thành và đơn giá nhân công. Lực lượng lao động làm việc ở công trình nào thì tính lương ở công trình đó.

5. Hình thức trả lương ở xí nghiệp: xí nghiệp áp dụng trả lương theo lương

sản phẩm . Tiền lương được trả theo kết quả sản xuất kinh doanh và hiệu quả công tác, làm nhiều hiệu quả kinh tế cao được trả lương cao, làm ít hiệu quả kinh tế thấp trả lương thấp, không làm thì không hưởng.

6. Cách tính lương:

- Đầu năm công ty xây dựng kế hoạch tiền lương cho từng khối lượng

công việc theo kế hoạch.

- Xác định quỹ lương thực hiện căn cứ vào khối lượng công việc hoàn thành thực tế, định mức đơn giá nhân công, số công theo định mức.

- Căn cứ vào quỹ lương thực hiện được hưởng, tổng phụ cấp trách nhiệm,khu vực hệ số lương, bảng chấm công từng người để xác định đơn giá lương cho một hệ số chức danh điểm.

+ Tiền lương 1 hệ số chức danh điểm = (Tổng quỹ lương được hưởng – Tổng phụ cấp chức vụ,trách nhiệm - tổng phụ cấp khu vực )/ ∑ (hệ số số công)

+ Tổng tiền lương được hưởng của 1 người = HSL  số công  tiền lương

1 hệ số chức danh điểm + phụ cấp chức vụ, trách nhiệm + phụ cấp khu vực.

+ Tiền lương thực nhận trong tháng = Tổng tiền lương được hưởng – Bảo hiểm

Ví dụ: Trần Hữu Quy, cấp bậc: Thượng tá; chức vụ : Kế toán trưởng-

trưởng phòng; có hệ số lương : 4,98; ngày công ( điểm ) trong tháng : 26,0; phụ cấp chức vụ trách nhiệm: 145 000đ; tiền lương cho một hệ số chức danh điểm:

25 091,25; bảo hiểm đóng trong tháng: 136 312đ

 Tiền lương được hưởng: 4,98 26  22 091,25 + 145 000 = 3 393 815 (đồng).

Đơn vị: Công ty XD 492 Bộ phận: Đội XD số 1

Bảng chấm công

Tháng 12/2003

TT Họ và tên Ngày trong tháng Tổng

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 3 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 1 Trần Văn Bản X X X X X X X X X X X X X X X X X X X X X X X X X X X 27 2 Đào Xuân Mạnh X X X X X X X X X X X X X X X X X X X X X X X X X X X 27 3 Đào Văn Dũng X X X X X X X X X X X X X X X X X X X X X X X X X X X 27 4 Phạm Thị Quý X X X X X X X X X X X X X X X X X X X X X X X X X X X 27 … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … 27 8 Phạm Thanh Bình X X X X X X X X X X X X X X X X X X X X X X X X X X X 27 9 Trần Hồng Minh X X X X X X Ô Ô Ô Ô X X X X X X X X X X X X X X X X X 23 10 Đinh Văn Hội X X X X X X X X X X X X X X X X X X X X X X X X X X X 27 11 Nguyễn Văn Thuận X X X X X X X X X X X X X X X X X X X X X X X X X X X 27 12 Lương Văn Cảnh X X X X X X X X X X X X X X X X X X X X X X X X X X X 27 13 Hoàng Xuân Mai X X X X X X X X X X X X X X X X X X X X X X X X X X X 27 14 Nguyễn Bá Học X X X X X X X X X X X X X X X X X X X X X X X X X X X 27

Một phần của tài liệu Tài liệu Luận văn: KẾ TOÁN VỐN BẰNG TIỀN LƯƠNG TẠI XÍ NGHIỆP XÂY DỰNG 492 pdf (Trang 42 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(77 trang)