II. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY TẠI NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG CHI NHÁNH TỈNH HƯNG YÊN
6. Đánh giá khái quát:
6.1. Những thành tựu đạt được
Tình hình kinh tế chính trị xã hơị ổn định, an ninh trật tự an toàn xã hội của
đất nước được đảm bảo. Vị thế của nước ta trên trường quốc tế được nâng cao.
Cùng với đất nước, tỉnh Hưng Yên đang ngày càng phát triển về mọi mặt, đó cũng chính là yếu tố quan trọng tạo điều kiện cho Ngân hàng Công thương chi
nhánh tỉnh Hưng Yên hoạt động kinh doanh nói chung đạt hiệu quả cao và hoạt động cho vay nói riêng ngày càng được tăng cường.
Trong những năm qua, hoạt động cho vay của Ngân hàng đạt được những
thành tựu sau:
Cho vay nhiều doanh nghiệp sản xuất kinh doanh góp phần vào sự thành công của doanh nghiệp đó. Ngân hàng chủ trương cấp vốn kịp thời cho các doanh nghiệp có nhu cầu vay vốn để phục vụ sản xuất kinh doanh. Cho các doanh nghiệp ngoài quốc doanh vay vốn để mở rộng sản xuất kinh doanh, giải quyết công ăn
việc làm cho người lao động, góp phần vào sự phát triển của tỉnh.
Các Ngân hàng đang từng bước gắn mình với sự phát triển các doanh nghiệp trên địa bàn. Thông qua hoạt động cho vay, có quan hệ mật thiết hơn với các
doanh nghiệp thường xuyên có mối liên hệ với Ngân hàng, vừa gửi tiền lại vừa vay vốn của Ngân hàng.
Doanh số cho vay, dư nợ, doanh số thu nợ của Ngân hàng đều tăng lên theo các năm, tỷ lệ nợ q hạn ln ở mức an tồn.
Hệ số sử dụng vốn đều >50%. Cho vay trung và dài hạn ngày càng tăng.
Đặc biệt cho vay khu vực kinh tế quốc doanh có tỷ lệ trong tổng dư nợ cao
nhưng tỷ lệ nợ quá hạn rất thấp.
Tuy nhiên Ngân hàng không phải bao giờ cũng cho những doanh nghiệp làm
ăn tốt vay mà cũng có cả những doanh nghiệp làm ăn cịn chưa phát triển, nhưng
nguồn vốn của Ngân hàng giúp họ đứng vững, đi lên.
Đội ngũ cán bộ của Ngân hàng, đặc biệt là cán bộ tín dụng có trình độ, nhanh
nhẹn, tinh thần trách nhiệm cao. Trong q trình cho vay, cán bộ tín dụng tn thủ nghiêm túc quy trình nghiệp vụ, chịu khó đi xuống cơ sở để kiểm tra việc sử dụng vốn vay của doanh nghiệp, đôn đốc khách hàng trả nợ đúng hạn. Và đội ngũ cán
bộ cán bộ tín dụng là nhân tố góp phần quan trọng vào việc hạn chế nợ quá hạn của Ngân hàng.
Ngân hàng dã triển khai nhiều hình thức cho vay nhằm đáp ứng nhu cầu cán bộ, cơng nhân viên có thu nhập hàng tháng ổn định, đang cần vốn để mua sắm tài sản, trang thiết bị phục vụ đời sống gia đình.
Ngân hàng đã chuyển dịch cơ cấu cho vay. Ngân hàng đã góp phần giúp các tổ chức kinh tế, các hộ gia đình đi vào ổn định và phát triển sản xuất kinh doanh.
6.2. Những hạn chế
Bên cạnh những kết quả đạt được hoạt động cho vay của Ngân hàng vẫn còn hạn chế cần khắc phục.
-Cho vay khu vực kinh tế ngoài quốc doanh đạt hiệu quả chưa cao: tỷ lệ cho vay khu vực kinh tế này luôn thấp so với khu vực kinh tế quốc doanh, nhưng tỷ lệ nợ quá hạn của khu vực kinh tế này chiếm tỷ lệ cao hơn so với khu vực kinh tế quốc doanh.
-Hưng Yên là một tỉnh nhỏ bé và có nhiều Ngân hàng trong tỉnh như Ngân hàng Đầu tư và phát triển, Ngân hàng Nông nghiệp, Ngân hàng Cổ phần… nên
lượng khách hàng phân tán.
6.3. Những nguyên nhân
-Cơ sở pháp lý của nhà nước còn thiếu đồng bộ gây khó khăn cho hoạt động tín dụng của Ngân hàng:
Trước đây quy chế cho vay 284/2000/QD-NHNN đã bộc lộ nhiều vướng mắc cho các Ngân hàng thực hiện hoạt động cho vay của mình vì thế nó được thay thế bằng quy chế cho vay mới là quy chế cho vay 1627/2001/QĐ-NHNN với những quy định mới thơng thống hơn, tạo điều kiện cho các Ngân hàng mở rộng hoạt
động cho vay của mình. trong đó, quy chế có quy định thêm phương thức cho vay
mới là cho vay thấu chi, tuy nhiên cho đến giờ vẫn chưa có một văn bản nào của NHNN hướng dẫn các Ngân hàng về quy trình thực hiện phương thức cho vay này.
Một vấn đề bức xúc hiện nay trong hoạt động cho vay là vấn đề đảm bảo tiền vay. Sau một thời gian đưa vào áp dụng trong thực tế thì nghị định 178 về bảo đảm tiền vay đã bộc lộ nhiều bất cập. Bất cập trong việc chứng minh nguồn gốc của tài sản đem đi thế chấp, cầm cố, hay việc quy định người đi vay phải có vốn tự có ít nhất là 30% số vốn của một dự án đầu tư, bất cập trong việc xử lý tài sản đảm bảo tiền vay của các món vay quá hạn. Trong những trường hợp phát sinh khiếu kiện thì thủ tục tiến hành xét xử rất phiền hà gây cho Ngân hàng tổn thất về thời gian và chi phí. Nếu Ngân hàng có thắng kiện buộc khách hàng phải trả cả gốc và lãi trong một thời gian nhất định thì việc thi hành án gặp rất nhiều khó khăn, đơi khi kéo dài vài năm gây tổn thất cho Ngân hàng.
- Môi trường kinh tế xã hội: thu nhập đầu người chưa cao, trình độ dân trí
thấp kéo theo sức mua tăng chậm, nhu cầu và thói quen sử dụng các dịch vụ tiện ích của Nhà nước chưa cao. Đây là khó khăn cho các Ngân hàng thương mại khi
muốn đầu tư xây dựng các hoạt động kinh doanh vì khó bán sản phẩm, thu hồi vốn.
- Môi trường luật pháp: luật pháp chặt chẽ là nền tảng Ngân hàng cho vay thành công. Luật các tổ chức tín dụng năm 1997, có nhiều văn bản liên quan được ban hành trong những năm gần đây. Tuy nhiên hành lang pháp lý cho hoạt động
Ngân hàng Việt Nam vừa thiếu vừa chồng chéo gây khó khăn cho Ngân hàng khi muốn phục vụ khách hàng một cách thuận tiện, linh hoạt. Các đạo luật hầu như chỉ dừng lại ở mức độ nguyên tắc, khẩu hiệu, nghị quyết ít có giá trị thực tế. Muốn thực hiện phải có văn bản dưới luật. Nhưng nhiều văn bản dưới luật của Ngân hàng không đồng bộ, mâu thuẫn với các quy định của một số bộ luật kinh tế
(chẳng hạn luật doanh nghiệp).
- Điều kiện thông tin: trong nền kinh tế thị trường, thông tin là sức mạnh, là cơ hội kinh doanh. Thực tế thông tin kinh tế xã hội nước ta hiện nay còn phân tán, thiếu chính xác, nội dung hạn hẹp, chất lượng không cao gây trở ngại cho Ngân hàng thương mại trong việc triển khai nhiều hoạt động nhằm tăng cường hoạt động cho vay của mình.
-Một vài doanh nghiệp đi vay làm ăn khơng hiệu quả, tự làm giảm uy tín của mình, khách hàng khơng trả được nợ cho Ngân hàng. Cùng với sự chuyển đổi theo hướng thị trường gây ra nhiều biến động cho các doanh nghiệp, người dân.
-Các tổ chức kinh tế ngoài quốc doanh hoạt động cịn yếu chưa tạo uy tín của
mình trên thị trường.
-Ngân hàng kinh doanh cùng với nhiều Ngân hàng khác trong tỉnh nên khách hàng phân tán.
CHƯƠNG III