III. THÁCH THỨC ĐỐI VỚI VIỆC XUẤT KHẨU HÀNG HOÁ CỦA VIỆT
1. Những quy định của Mỹ về hàng hoá nhập khẩu:
LUẬT CHỐNG PHÁ GIÁ
Được sử dụng rộng rãi hơn luật CVD. Luật này được áp dụng với hàng nhập
khẩu khi xác định được hàng hoá nước ngoài đã bán phá giá hoặc thấp hơn giá trị thông thường tại thị trường Mỹ. Cũng giống như CVD, các thủ tục chống phá giá được tiến hành khi có khiếu nại của một ngành sản xuất Mỹ.
Có những điều khoản của Luật này gọi là điều khoản “điều chỉnh nhập khẩu” quy định “những trường hợp khẩn cấp” cho phép người khiếu nại có thể yêu cầu một hành động khẩn cấp ngăn chặn làn sóng NK đang đe doạ nền sản xuất trong nước. Đó là khi một sản phẩm NK vào Mỹ với số lượng lớn gây thiệt hại nghiêm trọng
hoặc đe doạ gây thiệt hại nghiêm trọng đối với ngành sản xuất đó trong nước của Mỹ.
Một trong những biện pháp được áp dụng trong “trường hợp khẩn cấp” là cắt giảm
ngành sản xuất được hưởng lợi phải đệ trình báo cáo về tình hình phát triển của
ngành lên Uỷ ban Thương mại quốc tế và lên Quốc hội Mỹ. Ngành được hưởng lợi
có thể yêu cầu gia hạn việc cắt giảm NK tạm thời.
Như vậy, những quy định ngặt nghèo của Mỹ về hàng nhập khẩu là hàng rào phi thuế quan mà hàng Việt Nam không dễ vượt qua, thêm nữa hàng VN xuất khẩu
sang Mỹ lại nằm trong danh mục xuất khẩu của hàng ASEAN, nên sự cạnh tranh là hết sức gay gắt ngay cả khi VN được hưởng MFN và GSP của Mỹ. (xem bảng 8).
Hiện nay, một số mặt hàng của VN có chất lượng kém hơn nhưng giá cả lại cao hơn các nước ASEAN khác, ví dụ hàng dệt may VN có giá cao hơn từ 15% đến
20% so với hàng dệt may của các nước ASEAN khác.
Chính vì vậy việc hạ giá thành cũng là một thách thức đối với các mặt hàng xuất khẩu của VN. Đây chính là yếu tố quyết định cho sức cạnh tranh của hàng hoá VN.
2. Vấn đề gian lận thương mại
Đây cũng là một trong những thách thức đối với VN sau khi được hưởng NTR.
Khi đó nếu được Mỹ áp dụng GSP đối với hàng hoá VN xuất khẩu sang Mỹ thì sẽ
xảy ra tình trạng hàng hoá một số nước mạo danh là hàng hoá của VN để được hưởng ưu đãi. Trong khi giá thành sản xuất của các nước này thấp hơn nhiều, có khi chỉ
bằng một nửa so với VN, lại được hưởng thuế suất ưu đãi (thông thường dưới 5%),
thì hàng của nước này sẽ đánh bật hàng VN ra khỏi thị trường Mỹ.
Để chống gian lận thương mại, cả hai bên phải tìm ra các biện pháp hữu hiệu như EU và VN đã từng làm để hình thành cơ chế kiểm tra kép đối với mặt hàng giày
dép trên cơ sở giấy chứng nhận xuất xứ.