Một số khái niệm và định nghĩa

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU ÁP DỤNG MÔ HÌNH MIKE FLOOD ĐỂ KHOANH VÙNG NGUY CƠ NGẬP LỤT CHO ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI (Trang 34 - 35)

1. Lũ (riverine flood)

Lũ là hiện tượng nước sông dâng cao trong mùa mưa trong một khoảng thời gian nhất định, sau đó giảm dần. Số lượng nước dâng cao xảy ra trên một con sông ở mức tạo thành lũ có thể xảy ra một lần hoặc nhiều lần trong năm. Khi lũ lớn trên các sông suối, nước lũ tràn qua bờ sông, đê, chảy vào những chỗ trũng và gây ngập lụt trên một diện rộng.

2. NgậpLụt (inundation)

Ngập lụt là kết quả của việc có khối lượng nước đến do mưa lớn tại chỗ hoặc nước từ nơi khác đến), vượt quá khả năng thẩm thấu của đất và khả năng tiêu thoát nước của các con sông và các vùng ven biển. Nguồn cung cấp nước cho các trận lụt có thể do lũ, mưa lớn, bão, triều cường, nước dâng. Địa hình, hệ thống thủy văn và tính chất bề mặt sẽ liên quan tới khả năng thoát lũ. Thiệt hại các trận ngập lụt phụ thuộc độ sâu ngập và thời gian ngập.

3. Lũ lụt cục bộ (local flood)

Ngập lụt cục bộ xảy ra do mưa vượt chỉ tiêu thiết kế của kênh mương, cống, trạm bơm,…dẫn đến úng, lụt cục bộ hoặc trên diện rộng. Mức độ ngập úng lụt tùy thuộc vào lượng mưa, khả năng tiêu thoát nước (công suất trạm bơm tiêu và hệ thống kênh tiêu).

4. Vùng có nguy cơ ngập lụt (flood-prone area)

Vùng có nguy cơ ngập lụt cao là những vùng đất nằm dưới mực khi lũ có chu kỳ lập lại 100 năm (lũ trong sông) hoặc mưa có chu kỳ lập lại 100 năm (lũ cục bộ) xảy ra.

5. Khoanh vùng nguy cơ ngập lụt

Từ các khái niệm và định nghĩa có thể thấy: Ngập lụt là kết quả của việc có khối lượng nước đến (có thể do mưa lớn tại chỗ hoặc nước từ nơi khác đến, vượt quá khả năng thẩm thấu của đất và khả năng tiêu thoát nước của hệ thống thoát nước, dòng chảy, các con sông và các vùng ven biển. Điều này dẫn đến vùng đất vốn khô ráo bị chìm ngập trong nước trong một thời gian dài nhất định.

Nguồn cung cấp nước cho các trận lụt có thể là do lũ, mưa lớn, bão, triều cường, nước dâng...Địa hình, hệ thống thủy văn và tính chất của bề mặt lại liên quan tới khả năng thoát lũ. Hai điều kiện này tương tác với nhau gây ra ngập lụt ở những mức độ khác nhau. Thiệt hại tùy thuộc vào độ sâu ngập và thời gian ngập.

Như vậy, khoanh vùng nguy cơ ngập lụt là khoanh vùng những khu vực chịu tác động trận lũ hoặc trận mưa có tần suất 1%.

Khoanh vùng nguy cơ ngập lụt nhằm phục vụ công tác dự báo, quy hoạch, kiểm soát được khu vực ngập lụt, giảm nhẹ thiệt hại do ngập lụt gây ra. Bởi vậy để tiến hành nghiên cứu giảm thiểu ngập lụt đô thị cần chỉ ra các đặc điểm nguồn gốc, hình thái địa hình từ đó nhận dạng các khu vực trũng thấp (nếu không có biện pháp tiêu thoát thì không chỉ các khu vực thấp mới bị ngập mà ngay cả những nơi có địa hình cao cũng bị ngập).

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU ÁP DỤNG MÔ HÌNH MIKE FLOOD ĐỂ KHOANH VÙNG NGUY CƠ NGẬP LỤT CHO ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI (Trang 34 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)