Dòng chảy vịnh Cam Ranh cũng chịu ảnh hưởng chủ yếu bởi ba yếu tố chính: Hệ thống gió mùa và gió địa phương, địa hình khu vực vịnh, quá trình truyền triều từ biển vào. Tuy nhiên, vịnh tương đối kín chỉ thông qua ra biển khơi bằng một cửa duy nhất, độ sâu và chiều rộng của vịnh không lớn, vịnh trải dài, phần đỉnh vịnh nhỏ hẹp nên dòng chảy ở đây hoàn toàn bị chi phối bởi dòng triều.
Vào mùa khô, dòng chảy tầng mặt trừ khu vực đầm Thủy Triều các khu vực khác có độ sâu tương đối lớn D ≈ 20m, do đó tốc độ dòng chảy phân bố tương đối đều Vtb ≈ 0,15m/s, Vmax ≈ 0.27m/s, tốc độ dòng chảy lớn xuất hiện dọc trung tâm của vịnh, vịnh Bình Ba. Dải ven bờ phía tây và đầm thủy triều có tốc độ dòng chảy nhỏ hơn. Do khu vực có độ sâu lớn tập trung dọc theo trục vịnh nên hướng dòng chảy chỉ có chiều vào và ra. Riêng khu vực phía nam của vịnh đã hình thành
29
hoàn lưu xoáy thuận tương đối rõ nét. Điều này có thể lý giải do vịnh Cam ranh là một lạch hẹp, sâu nên dòng triều trên các tầng là tương đối đồng nhất. Nhìn chung khả năng trao đổi nước trên toàn vịnh vào mùa khô là tương đối tốt, trừ dải ven bờ phía tây đầm Thủy Triều (nơi có độ sâu nhỏ).
Vào mùa mưa, dòng chảy tầng mặt có tốc độ lớn tại khu vực trung tâm vịnh dao động trong khoảng Vtb ≈ 0,25m/s, Vmax ≈ 0.50m/s và có xuất hiện xoáy thuận phía nam tương đối rõ nét. Khả năng trao đổi nước trên toàn vịnh là khá tốt. Theo đánh giá của các đề tài khác, thời kỳ này ngoài tác động của dòng chảy thì còn có tác động đáng kể của sóng mặt giúp quá trình trao đổi nước được tốt hơn.
Sự phân bố của dòng chảy tại vịnh Cam Ranh cho thấy dòng triều có vai trò quyết định trong quá trình trao đổi nước của vịnh. Trong vịnh Cam Ranh có dòng chảy đồng nhất cà về hướng và cường độ, hướng dòng chảy tập trung theo xu thế chảy vào – ra. Khu vực phía nam vịnh hình thành tương đối rõ nét hoàn lưu xoáy thuận. Phần phía đông trao đổi nước tốt hơn bờ tây. Nhìn chung đây là vịnh có sự trao đổi nước với biển lớn rất tốt.