Điều kiện KT –XH vùng ĐBSH

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ HẠN HÁN VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG (Trang 32 - 33)

2.1.2.1. Dân số

Mặc dù chỉ chiếm 6% diện tích lãnh thổ cả nƣớc nhƣng ĐBSH là nơi tập trung dân cƣ đông nhất cả nƣớc. Theo số liệu Tổng điều tra Dân số và Nhà ở của Tổng cục Thống kê, tính đến ngày 1/4/2009, số dân của vùng là 19.577.944 ngƣời, chiếm 22,8% dân số cả nƣớc. Mật độ dân số trung bình hiện nay của vùng là 930

ngƣời/km2. Mặc dù tỉ lệ gia tăng tự nhiên của dân số trong vùng giảm mạnh (bình

quân gia tăng dân số giai đoạn 1999 – 2009 là 0,9%/năm) nhƣng mật độ dân số vẫn cao, gấp 3,6 lần so với mật độ trung bình của cả nƣớc, gấp gần 2,2 lần so với Đồng bằng sông Cửu Long…

2.1.2.2. Lao động

Lực lƣợng lao động của vùng năm 2009 là 11,1 triệu lao động, chiếm 22,6 % lực lƣợng lao động toàn quốc. Đây là một thuận lợi vì vùng có nguồn lao động dồi dào với truyền thống kinh nghiệm sản xuất phong phú, chất lƣợng lao động dẫn đầu cả nƣớc (số ngƣời tốt nghiệp trung học phổ thông trở lên chiếm 35,9 % lực lƣợng lao động). Trong những năm tới cần có các chƣơng trình về khai thác nguồn lực lao

động, tạo việc làm và đào tạo nghề để giảm sức ép lên sản xuất nông nghiệp của vùng.

Sự phân bố dân cƣ quá đông ở ĐBSH liên quan tới nhiều nhân tố nhƣ nền nông nghiệp thâm canh cao với nghề trồng lúa nƣớc là chủ yếu đòi hỏi phải có nhiều lao động. Tuy nhiên Việt Nam là nƣớc có diện tích canh tác tính theo đầu

ngƣời rất thấp (892m2). Trên cái nền chung ấy, chỉ số này ở ĐBSH còn thấp hơn

nhiều do bị sức ép quá nặng nề của dân số. Ở đây, bình quân mỗi đầu ngƣời chỉ đạt khoảng ½ con số trung bình của cả nƣớc. Đất canh tác ít, dân đông nên phải đẩy mạnh thâm canh. Song nếu thâm canh không đi đôi với việc hoàn lại đầy đủ các chất dinh dƣỡng sẽ làm cho đất đai ở một số nơi bị giảm độ phì nhiêu dẫn đến tình trạng bạc màu và thoái hóa đất.

Cơ cấu dân số ĐBSH hiện đƣợc coi là “cơ cấu dân số vàng” (số ngƣời trong độ tuổi lao động cao hơn số ngƣời phụ thuộc) với nhóm 15 - 64 tuổi chiếm 68,6%. Dân số nông thôn chiếm 70,7% dân số toàn vùng trong khi khu vực thành thị chiếm 29,3%. Điều đáng quan tâm là hiện nay quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa đang diễn ra mạnh mẽ trên phạm vi toàn vùng, nhu cầu về nƣớc cho sản xuất và sinh hoạt ngày càng tăng làm cho nguy cơ xảy ra tình trạng hạn hán kinh tế ngày càng hiện hữu.

2.1.2.3. Cơ cấu kinh tế

Cùng với tốc độ tăng cao liên tục và khá ổn định của GDP, cơ cấu ngành kinh tế vùng đã có sự thay đổi theo hƣớng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Đó là tỷ trọng trong GDP của ngành nông nghiệp đã giảm nhanh từ 33,53% năm 2000 xuống còn 18,76 % năm 2005, và năm 2008 chỉ còn 12,6 %. Tỷ trọng công nghiệp – xây dựng trong GDP biến động không nhiều năm 2000 là 43,86 %; năm 2005: 40,29 % và đến năm 2010 đạt 44,97 %. Tỷ trọng dịch vụ trong GDP tăng nhanh từ 22,61% năm 2000 lên 42,44 % năm 2005 và chiếm 42,97 % năm 2008.

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế đã làm thay đổi cơ cấu lao động của vùng theo xu hƣớng: Số lao động trong các ngành công nghiệp và dịch vụ ngày càng tăng lên, trong khi số lao động ngành nông nghiệp ngày càng giảm đi.

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ HẠN HÁN VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG (Trang 32 - 33)