ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ CÔNG TÁC HẠCH TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM CỦA CÔNG TY TNHH MTV CAO SU KON TUM (Trang 72 - 74)

- Căn cứ Nghị định số 43/CP ngày 13/7/1995 của Chính phủ về việc phê chuẩn Điều lệ tổ chức và hoạt động của Tổng Công ty cao su Việt Nam.

MỘT SỐ NHẬN XÉT ĐÁNH GIÁ VÀ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠ

2.1. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ CÔNG TÁC HẠCH TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY

TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY

Qua thời gian thực tập tại phòng kế toán của công ty, em đã có điều kiện tìm hiểu về công tác kế toán nói chung và công tác tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm nói riêng của Công ty TNHH MTV Cao Su Kon Tum. Bằng những kiến thức trang bị ở nhà trường và những tìm hiểu của em về công ty em xin đưa ra một số ý kiến nhận xét về công tác kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm của công ty như sau:

2.1.1.Ưu điểm

- Công tác tổ chức kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành về cơ bản là phù hợp với điều kiện tổ chức sản xuất kinh doanh của công ty và chế độ kế toán hiện hành.

- Chi phí sản xuất trong kì đã đảm bảo được tập hợp đầy đủ và phù hợp với các khoản mục chi phí, hệ thống sổ kế toán. Phương pháp tập hợp chi được vận dụng một cách khoa học, phù hợp với điều kiện, đặc điểm sản xuất của công ty.

- Việc công ty lựa chọn kì tính giá thành vào cuối năm là phù hợp với đặc điểm sản xuất kinh doanh của công ty. Bên cạnh đó công ty luôn chú ý tới việc quản lí chặt chẽ các khoản chi phí sản xuất trong kì nhằm tiết kiệm chi phí cụ thể:

- Khoản mục chi phí nguyên vật liệu công ty đã xây dựng định mức tiêu hao nguyên vật liệu hợp lí, quản lí thu mua cũng như xuất dùng theo định mức. Hàng tháng công ty đều xây dựng kế hoạch sản xuất tới từng tổ, bộ phận ở nông trường và nhà máy chế biến. - Khoản mục chi phí nhân công trực tiếp công ty đã xây dựng chế độ tính lương hợp lí, áp dụng phương pháp tính lương theo sản phẩm. Công ty đã xây dựng đơn giá sản phẩm đến từng chi tiết công việc, nhiệm vụ cụ thể. Đối với việc trả lương cho công nhân khai thác mủ đảm bảo được công bằng và khuyến khích người lao động, đánh giá được chất lượng người lao động. Ngoài việc hưởng lương chính công nhân sản xuất còn đưọc hưởng các khoản phụ cấp, tiền làm thêm giờ, thêm ca. Cuối năm, có chế độ khen thưởng đối với cá nhân, bộ phận sản xuất vượt kế hoạch đề ra. Do làm ăn hiệu quả nên mức thu nhập bình quân đầu người từng bước được tăng lên, cải thiện đời sống người lao động nên khuyến khích ngưòi lao động tích cực sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm.

2.1.2.Nhược điểm

Việc tổ chức công tác kế toán nói chung và hạch toán chi phí sản xuất nói riêng còn một số hạn chế như sau:

- Xác định đối tượng tập hợp chi phí: đối với vai trò đối tượng chi phí sản xuất giúp tăng cường công tác quản lí chi phí và phục vụ cho công tác tính giá thành sản phẩm kịp thời, đúng đắn thì việc công ty xác định đối tượng tập hợp chi phí sản xuất phát sinh trong nhà máy chế biến là nhà máy chế biến là không thích hợp.

- Xác định đối tượng tính giá thành: Trong sản phẩm hoàn thành của công ty có sản phẩm mủ nguyên liệu khai thác gồm các cấp sản phẩm là mủ nước, mủ tạp, mủ đông trong đó chi phí nhân công tính cho các sản phẩm mủ này là khác nhau, mà chi phí nhân công chiếm trên 65% tổng chi phí sản xuất. Theo quy trình công nghệ sản xuất thì đối với sản xuất mủ RSS chỉ sử dụng mủ nước, còn sản xuất mủ SVR thì sử dụng cả ba loại mủ. Và mủ sơ chế gồm hai loại và trong mỗi loại lại có nhiều cấp sản phẩm khác nhau, có định mức tiêu hao nguyên vật liệu, nhân công khác nhau. Do vậy, mặc dù có sự tiêu hao chi phí khác nhau giữa các loại sản phẩm như vậy nhưng công ty không tính giá riêng cho mỗi cấp sản phẩm trong mỗi loại mà lại tính chung, điều này là không hợp lí.

- Đánh giá sản phẩm dở dang: Quá trình sản xuất diễn ra liên tục nên tại bất kì thời điểm nào trên dây chuyền cũng tồn tại sản phẩm dở dang với mức độ hoàn thành khác nhau nhưng công ty không tính giá trị sản phẩm dở dang dẫn đến việc tính giá thành là chưa đúng với thực tế. Một phần chi phí sản xuất sẽ tồn tại ở sản phẩm dở dang. Việc đánh giá sản phẩm dở dang có ý nghĩa quan trọng trong việc xác định chính xác giá thành sản phẩm. Trên phương diện kế toán tài chính, xáv định giá trị sản phẩm dở dang còn là cơ sở để xác định chỉ tiêu lợi nhuận trình bày trên Báo cáo kết quả kinh doanh và chỉ tiêu hàng tồn kho trên bảng cân đối kế toán.

- Đối với giai đoạn chăm sóc và khai thác mủ nguyên liệu: Chi phí chăm sóc vườn cây khai thác của công ty như: Phân bón, thuốc trừ sâu, thuốc kích thích, khấu hao vườn cây… liên quan đến sản phẩm đã thu hoạch trong năm và sẽ thu hoạch năm sau nhưng công ty lại đưa hết khoản chi phí chăm sóc này vào chi phí sản xuất trong kì điều này sẽ làm việc tính giá thành của mủ nguyên liệu không chính xác và vi phạm nguyên tắc phù hợp.

- Phương pháp tính khấu hao TSCĐ: Hiện nay, Công ty đang sử dụng phương pháp khấu hao bình quân cho tất cả các TSCĐ (ngoại trừ vườn cây cao su khấu hao theo tỷ lệ quy định của toàn ngành cao su), theo em như vậy là chưa hợp lý. Vì TSCĐ tại Công ty có nhiều loại, nhiều nhóm khác nhau, được sử dụng với nhiều mục đích khác nhau. Có những TSCĐ hao mòn rất nhanh do yếu tố vô hình của nó như máy móc, thiết bị sản xuất… Trong khi phương pháp khấu hao bình quân lại có nhược điểm là mức khấu hao

cơ sở đó em xin trình bày một số suy nghĩ của mình nhằm hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty TNHH MTV Cao su Kon Tum.

2.2.1.Xác định đối tượng tập hợp chi phí sản xuất và đối tượng tính giá thành

Xác định đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là khâu đầu tiên quan trọng trong công tác hạch toán kế toán. Tại công ty hiện nay có các loại sản phẩm là: Mủ nguyên liệu khai thác, mủ RSS1; RSS3; SVR3L; SVR 5; SVR10,20. Tuỳ vào đặc điểm sản xuất của sản phẩm mà xác định đối tượng tập hợp chi phí. Đối với mủ nguyên liệu thì đối tượng tập hợp chi phí là phân xưởng ( Nông trường). Đối với mủ sơ chế thì đối tượng tập hợp chi phí nên là sản phẩm hoàn thành.

Đối tượng tính giá thành là sản phẩm hoàn thành

2.2.2.Phương pháp tập hợp chi phí sản xuất và phương pháp tính giá thành 2.2.3.Phương pháp tập hợp chi phí sản xuất

Trên cơ sở xác định lại đối tượng tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành thì các khoản mục chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp được tập hợp trực tiếp cho từng đối tượng tập hợp chi phí. Do đặc điểm giữa hai giai đoạn sản xuất của công ty là diễn ra ở hai nơi độc lập với nhau nên chi phí sản xuất chung phát sinh ở NT thì tập hợp trực tiếp, còn chi phí sản xuất chung phát sinh ở NMCB vì nó liên quan đến nhiều sản phẩm nên cần phân bổ.

2.2.4.Phương pháp tính giá thành

Để phù hợp với quy trình công nghệ sản xuất và đặc điểm hoạt động sản xuất của công ty nên lựa chọn phương pháp tính giá thành cho từng giai đoạn:

- Giai đoạn chăm sóc và khai thác mủ với đặc điểm là cùng sử dụng các yếu tố đầu vào về nguyên liệu, nhân công, máy móc thiết bị nhưng lại thu hoạch được nhiều loại mủ khac nhau về trạng thái, tiêu chuẩn chất lượng nên sẽ sử dụng phương pháp hệ số để tính giá thành cho các loại mủ này của công ty, Phòng kĩ thuật công ty cần căn cứ vào đặc điểm kĩ thuật của sản phẩm để xây dựng hệ số quy đổi cho sản phẩm . Công ty nên lựa chọn mủ nước là mủ chuẩn có hệ số quy đổi bằng 1, và xấy dựng hệ số quy đổi cho mủ tạp và mủ đông.

Giai đoạn chế biến mủ thì áp dụng phương pháp tính giá giản đơn.

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM CỦA CÔNG TY TNHH MTV CAO SU KON TUM (Trang 72 - 74)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(82 trang)
w