thị xã Hà Giang:
Hà Giang là một tỉnh miền núi cao mới được chia tách từ tháng 10/1991, nơi chưa hề có cho vay nông hộ, lại có những đặc thù như đã nêu trên, có nhu cầu vốn đầu tư rất lớn để khai thác tiềm năng tự nhiên, ứng dụng khoa học công nghệ, tổ chức sản xuất, tạo công ăn việc làm cho lao động... Trong khi các nguồn vốn khác không đáng kể, mọi nhu cầu vốn cho sản xuất nông nghiệp chủ yếu trông vào vốn tín dụng Ngân hàng.
Với hơn 2.100 hộ sản xuất trên địa bàn thị xã rộng 97km2, gồm 5 xã, 4 phường, cơ sở hạ tầng còn nhiều khó khăn, trình độ dân trí chưa cao, việc cho vay hộ sản xuất tại địa bàn thị xã Hà Giang không chỉ đơn thuần là vốn kinh doanh mà còn phục vụ chính sách chiến lược của Đảng, coi nông nghiệp là mặt trận hàng đầu, nông thôn, nông dân là bước đi lên công nghiệp hoá.
Để cho vay được tới hộ sản xuất ở thị xã Hà Giang, thực chất là phải giải quyết được các vấn đề sau:
Một là về cán bộ tín dụng: Yêu cầu về cán bộ tín dụng phải thực sự toàn diện
trên mọi mặt, phải có trình độ, có năng lực, có đạo đức nghề nghiệp, có sức khoẻ, có quan điểm phục vụ nhân dân hết mình.
Khi xuống cơ sở làm việc, cán bộ tín dụng phải độc lập xử lý các tình huống nghiệp vụ. Vì vậy không có đủ năng lực, không có đạo đức nghề nghiệp thì sẽ không
giải quyết được công việc, dễ phát sinh tiêu cực. Mặt khác, muốn là bạn với nhà nông cũng đòi hỏi cán bộ tín dụng phải am hiểu kỹ thuật về cây trồng, vật nuôi để cùng tham gia với hộ nông dân, lựa chọn phương án tốt để đầu tư phát triển kinh tế.
Với địa hình, địa lý tự nhiên của địa bàn phải trèo đèo, lội suối... nếu người cán bộ tín dụng không có sức khoẻ thì không thể tới các thôn bản, tới hộ sản xuất, không thể bám trụ để hoàn thành nhiệm vụ của mình.
Nếu không có quan điểm vững vàng sẽ không thấy hết vai trò, trách nhiệm của mình trong sự nghiệp phát triển nông nghiệp - nông thôn của Đảng và Nhà nước, sẽ bị co lại trước khó khăn và nảy sinh tiêu cực, gây thiệt hại đến sức lao động, tiền bạc, thời gian của người dân, thay vì làm lợi cho họ.
Hai là vấn đề màng lưới và hình thức đầu tư: Nếu để riêng cho cán bộ tín dụng trực tiếp nắm bắt nhu cầu của từng hộ, thẩm định từng món vay ở thôn bản thì không thể đáp ứng được nhu cầu đông đảo của hộ sản xuất mang tính thời vụ được. Thời vụ là cùng lúc có phân bón, cây giống làm sao hộ sản xuất thiếu vốn chờ được cán bộ tín dụng đi thẩm định từng hộ. Vì vậy vấn đề đòi hỏi là phải tổ chức cho vay qua các tổ trung gian: liên gia, tín chấp, tổ hỗ trợ vay vốn... Thành lập những tổ này sẽ chắp thêm những cánh tay vươn dài cho Ngân hàng nông nghiệp đến tận ngõ ngách, thôn, bản, tạo cơ sở nắm chắc địa bàn, nắm vững đối tượng để đầu tư đúng hướng, có hiệu quả.
Ba là vấn đề pháp lý: Trong điều kiện môi trường pháp lý chưa hoàn chỉnh mà
việc cho vay phải tuân thủ những quy định chặt chẽ để bảo toàn vốn, để vừa phục vụ đắc lực cho nông thôn, nông dân, vừa đạt được yêu cầu trên, thì không có cách nào khác là phải vận dụng linh hoạt luật với lệ để cho vay. Pháp luật đôi khi còn mơ hồ, khó hiểu đối với nông dân miền núi, nhưng luật lệ làng bản, dòng tộc lại có sức mạnh thiêng đối với họ. Nếu làm cho hoạt động tín dụng hộ sản xuất gắn với đời sống của bà con, gắn được với quyền lợi của làng bản thì khả năng đầu tư sẽ không ngừng được mở rộng với sự đảm bảo ngày càng cao.
Bốn là hoạt động tín dụng phải đi đôi với ứng dụng khoa học kỹ thuật: Ngân
thấp, nếu không tính đến sự đầu tư khoa học kỹ thuật tương ứng để nâng cao năng suất, sản lượng, chất lượng sản phẩm, tạo tỷ suất hàng hoá cao, tỷ suất lợi nhuận lớn hơn, đảm bảo có lãi trả đủ vốn cho Ngân hàng (gốc và lãi) và tái sản xuất mở rộng. Ngân hàng không chỉ đơn thuần cho vay hộ sản xuất mà không tính đến điều kiện cung cấp giống, phân bón, thuốc trừ sâu bệnh, thị trường tiêu thụ sản phẩm... là những yếu tố có vai trò quan trọng đến việc tổ chức sản xuất của người nông dân.
Năm là về lãi suất: Cần có một chính sách lãi suất hợp lý cho nông nghiệp, cho hộ sản xuất. Đặc biệt trước cơ chế khoán tài chính của Ngân hàng Nông nghiệp, nếu cứ bình đẳng lãi suất với các thành phần kinh tế thì nông dân chỉ có thể vay đủ vốn cho sản xuất giản đơn mà không dám vay nhiều để mở rộng sản xuất vì đơn giản là làm không đủ trả lãi cho ngân hàng.